Lời Giới Thiệu

06 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16330)

PHẬT HỌC THƯỜNG THỨC
Tâm Minh Lê Đình Thám

LỜI GIỚI THIỆU

Bác sĩ Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM, một khuôn mặt lớn của Phật giáo Việt Nam cận đại, đã dành trọn thời gian hơn 40 năm nghiên cứu giáo lý Phật Đà, đã góp sức đắc lực vào sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp, cho sự hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam từ những năm 30, thế kỷ XX. Mặc dù bác sĩ qua đời đã lâu, nhưng tên tuổi và hành trạng của Bác sĩ vẫn được chư tôn thiền đức trong Giáo hội và toàn thể Phật tử vô cùng tưởng nhớ và biết ơn.

Tập sách Phật học thường thức này được viết vào những năm cuối của một quãng đời tận tụy hy sinh vì đạo vì đời của bác sĩ mà theo lời tựa là nhằm “giúp đỡ các bạn sơ cơ học hiểu dễ dàng hơn Tam tạng kinh điển của Phật giáo”. Quả vậy, tập sách Phật học thường thức gồm những bài viết cơ bản về giáo lý của Đức Bổn sư, rõ ràng, đơn giản, chuẩn xác trong nội dung lẫn hình thức. Tuy vậy, đúng như tinh thần Phật học, cái cơ bản, đơn giản lại thường mang sẵn tính chất thâm sâu, vi diệu… Cho nên, chúng tôi thiết nghĩ, tập sách nhỏ này không chỉ dành cho các bạn sơ cơ mà còn cần thiết cho Tăng, Ni sinh các trường Phật học cơ bản và trường Cao cấp Phật học mà những người muốn nghiên cứu Phật học cao hơn cũng cần đến nó. Thật thế, bên cạnh những bài có vẻ đơn giản như Thiện ác, Tam quy, Ngũ giới, Tứ ân, còn có những bài gợi sự cần thiết lưu tâm nghiên cứu như các bài về Nhân quả, Nghiệp báo, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên… Bể đạo học mênh mông, Phật điển cao như núi, tất cả cũng chỉ nhằm soi tỏ cái giáo lý cơ bản của Đức Phật cho đúng đắn trong một mức độ nội dung, với một hình thức như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng, chẳng những đòi hỏi một công phu ổn định, một kiến thức sâu rộng mà còn cần đến một nghệ thuật diễn dịch, một phương pháp sư phạm vững vàng. Công việc khó khăn, tế nhị này đã được Bác sĩ Lê Đình Thám thực hiện một cách rốt ráo trong việc phục vụ đạo pháp của mình, mà cuốn “Phật học thường thức” ra mắt bạn đọc hôm nay là một bằng chứng.

Thực hiện ý định của Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam là sẽ ấn hành lần lượt các tác phẩm của Bác sĩ Lê Đình Thám khi có hoàn cảnh thuận tiện, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam khởi đầu bằng cuốn Phật học thường thức này.

Xin trân trọng giới thiệu cùng chư độc giả.

PHẬT LỊCH 2535

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6489)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12068)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5774)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13665)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6355)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7612)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7802)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50061)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7185)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9619)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.