17. Cuộc Chiến Đầu Vĩ Đại

05 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 14824)


CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

THE STORY OF BUDDHA
Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN

17 CUỘC CHIẾN ĐẤU VĨ ĐẠI

Giây phút mà thế gian chờ đợi giờ đây đang đến gần. Sa môn Tất Đạt Đa, người đã từ bỏ vương quốc ra đi tìm chơn lý, hướng tiến về cây bồ đề. Trên đường đi, sa môn gặp một người đang mang cỏ tươi và sa môn xin ông ta một bó nhỏ. Ngài dùng cỏ này để lót làm chỗ ngồi.

Khi sa môn đến gần cây bồ đề, bầu trời trở nên trong lành. Cả thế giới dường như nín thở, lo lắng mong chờ biến cố trọng đại sắp xảy ra sau đó. Các nhánh cây đều cong xuống như đón chào Ngài đến ngồi dưới bóng cây giác ngộ.

Sa môn Tất Đạt Đa đã dùng cỏ sửa soạn kỹ lưỡng làm thành một chiếc gối nhỏ để ngồi trên đó và mặt quay nhìn về hướng đông. Sa môn ngồi trong tư thế kiết già vững chắc với hai bàn tay đặt trên đầu gối. Rồi Ngài phát lời thệ nguyện đầy dũng cảm và quyết tâm: “Ta sẽ không rời khỏi nơi này cho đến chết, nếu ta chưa chứng đạo quả giác ngộ”. Các vị thiên thần trên không đều hoan hỷ nhìn xuống, chứng nghe lời thệ nguyện cao cả của sa môn Tất Đạt Đa. Hôm ấy là ngày Rằm tháng Tư, vào lúc mặt trời sắp mọc.

Nhưng kinh sách thời xưa ghi chép rằng vào lúc ấy không phải mọi người tất cả đều vui mừng. Mà có một thế lực gọi là Ma Vương (Mara)(23), chúng rất khiếp sợ và tức giận. Vì Ma vương là danh hiệu mà dân chúng Ấn Độ thời cổ dùng để chỉ cho các lực lượng tội lỗi xấu ác thường quấy nhiễu tâm hồn chúng ta. Ma Vương là những ác tính tham, sân, si, ganh ghét, nghi ngờ, và các tánh độc hại khác có thể mang lại cho con người mọi sự bất an và phiền não. 

Cho nên, khi nhìn thấy sa môn Tất Đạt Đa đang ngồi thiền định dưới cội bồ đề, Ma Vương rất phẫn nộ. Hắn liền kêu gọi, tập họp các con trai lẫn gái đến xung quanh, và la hét: “Này các con hãy trông kìa. Thái tử Tất Đạt Đa đang ngồi thiền định. Nếu người thành công và tìm ra đạo lý chấm dứt hết được mọi sự khổ, thì điều gì sẽ xảy đến với chúng ta? Các con có biết chăng lúc ấy chúng ta sẽ mất hết quyền lực? Chúng ta không thể phá hại mọi kẻ khác nếu người giáo hóa cho họ biết rõ chân lý. Vì thế chúng ta cần phải đánh phá sự thiền định của thái tử, nếu không chúng ta sẽ bị tiêu diệt!”

Rồi Ma Vương cùng với các lực lượng tội ác của y đã cố gắng bằng mọi cách phá quấy sa môn Tất Đạt Đa. Chúng tạo ra một trận bão kinh hồn với những cơn sấm sét dữ dội bủa vây quanh Ngài. Chúng thổi lên trận cuồng phong khiến cảnh vật xung quanh gần như sụp đổ. Nhưng bên dưới các nhánh cây bồ đề, mọi sự vật, được bao che nhờ thần lực thiền định của sa môn Tất Đạt Đa, nên đều yên tỉnh.

Nhận thấy bão tố không có hiệu quả, Ma Vương liền thu tàn quân về và hét lớn: “Hãy tấn công!”. Tức thì toàn lực các đội quân yêu ma, quỷ sứ và những cảnh tượng ghê rợn hiện ra nhắm vào sa môn Tất Đạt Đa đánh phá. Chúng ào ạt chạy đến bao vây gào thét mắng nhiếc, nguyền rủa người. Chúng bắn Ngài với những mũi tên độc hại của sự hận thù. Nhưng khi các mũi tên này bay đến thái tử, chúng biến thành những cánh hoa sen vô hại rơi xuống chân Ngài. Không điều gì có thể quấy phá tịnh tâm thiền định của sa môn.
 
Ma Vương suy nghĩ: “Nếu những vũ khí và cảnh tượng ghê rợn này không thể đánh phá thái tử, thì có lẽ các hình ảnh xinh đẹp, khêu gợi sẽ quấy rầy được tâm thiền định của người”. Ma Vương tức thì biến hóa những tên ma quỷ khủng khiếp thành các phụ nữ kiều diễm quyến rủ nhất. Những vũ nữ xinh đẹp mê hồn này nhảy múa trước mặt sa môn đang thiền định, nhưng chúng vẫn không lay chuyển được Ngài. Kỷ niệm về những cung điện đầy lạc thú, các hình ảnh vợ con thái tử, những bản nhạc trời mê ly và thức ăn cao lương mỹ vị - không điều gì có thể phá vỡ định tâm yên tĩnh nơi con người cương quyết đi tìm chân lý này.

Ma Vương đành thua cuộc. Nhưng y cố gắng thực hiện kế hoạch cuối cùng. Đuổi hết đồ chúng đi, Ma Vương một mình hiện ra trước thái tử. Bằng giọng nhạo báng hắn nói với thái tử: “Phải chăng ngươi là thái tử Tất Đạt Đa tuyệt luân? Nhà ngươi nghĩ rằng mình là vị đại thiền định. Biết bao đạo sĩ thánh thiện đã thất bại trong việc đi tìm chân lý; nhưng ngươi tưởng rằng mình có thể thành công!

“Thực ngươi quá điên rồ! Ngươi không thấy rằng phải tốn biết bao nhiêu công phu mới thành tựu được cái đạo quả mà ngươi đang đi tầm cầu. Ngươi đã làm được những gì để mong đạt tới sự thành công? Trước tiên, ngươi đã thụ hưởng nuông chìu bản thân trong hai mươi chín năm. Rồi trải qua sáu năm tự hành hạ xác thân mình. Và bây giờ ngồi thiền định ở đây, người mong có thể chứng đạo quả giác ngộ.

“Thật là điên rồ! Ngươi nên chấm dứt việc tọa thiền hoặc ít ra là hãy cho ta biết ai là chứng nhân có thể quyết chắc rằng ngươi nhất định sẽ thành công trong khi những kẻ khác thất bại!”

Những lời khinh mạn này đã không lay chuyển được sa môn Tất Đạt Đa. Từ nơi đầu gối, Ngài im lặng nâng cánh tay phải lên, đưa trước mặt Ma Vương và chấm xuống mặt đất. Đúng vậy chính thế gian này đã làm chứng cho Tất Đạt Đa! Trải qua vô lượng kiếp, Ngài đã xuất hiện trên cõi đời này dưới nhiều hình thức. Ngài đã tu tập hạnh bố thí, nhẫn nhục; đã thực hành hạnh từ bi không làm tổn hại các chúng sanh khác; và Ngài đã thiền định để tìm chân lý. Ngài đã hành trì các hạnh nguyện ấy có kiếp làm thân nam, khi làm thân nữ có đời hiện ra làm người giàu, khi làm kẻ nghèo luân hồi sinh tử nhiều lần. Ngài đã thành tựu mọi phước đức ấy, với tâm nguyện tìm ra con đường cứu khổ cho chúng sanh. Và thế gian này là chứng nhân của Ngài.

Ma Vương nhận thấy rằng giờ đây y thực sự đã hoàn toàn thất bại, và biến mất đi như một cơn ác mộng. Duy nhất còn lại một mình sa môn Tất Đạt Đa. Bão tố mây mù đã quét sạch, và ánh trăng rọi chiếu sáng trên bầu trời. Không khí trở nên dịu hiền và sương mai chiếu lấp lánh trên đầu ngọn cỏ. Mọi cảnh vật như sẵn sàng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6490)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12070)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5776)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13669)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6368)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7622)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7805)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50068)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7195)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9623)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.