12. Thấy tu, thầy chùa, hay thầy cúng

20 Tháng Mười 201409:04(Xem: 11056)
PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
Tâm Diệu
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014 

12

THẤY TU, THẦY CHÙA,

HAY THẦY CÚNG

 

blankThuở còn nhỏ ở làng quê đất Bắc, chúng tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, có vợ, có con hay sống một mình. Chỉ biết thầy trông nom ngôi chùa và thỉnh thoảng chúng tôi thấy thầy đến nhà người dân cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ trong làng thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở trong chùa và trông coi ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng đám, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Cho đến nay nhiều người vẫn lẫn lộn ba vị, Thầy Tu, Thầy ChùaThầy Cúng như chúng tôi hồi còn nhỏ không biết phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một.  Nay được biết thêm các từ Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng, Đạo Sư và Thiền Sư nữa. Vậy những chức danh này có gì khác nhau? Nếu muốn nói đến các vị sư ở chùa thì nên dùng từ nào cho chính xác? 

1. Thầy tu có nghĩa là một người sống nghiêm túc theo những giáo lý và luật lệ quy định của một tôn giáo (nào đó) như đạo Phật chẳng hạn. Họ sống và tu hành ở chùa hay trong tu viện hoặc thiền viện, chuyên tâm vào việc học và hành để đạt mục đích giác ngộ giải thoát, ra khỏi sinh tử luân hồi. Còn từ ngữ “thầy chùa” thì đó là tiếng gọi của giới bình dân. Từ ngữ này đã không chính xác lại thiếu tính cách tôn trọng bậc tu hành. Người Phật Tử không nên dùng từ ngữ này. Người chuyên dạy các pháp môn tu luyện tâm gọi là Thiền Sư, còn người chuyên dạy giáo lý Phật gọi là (Phật tử Nam Tông) hay là Thầy (Phật tử Bắc tông).
 
2. Riêng từ “Thầy CúngTự Điển Việt Nam của soạn giả Lê Ngọc Trụ giải thích là “tiếng gọi một cách mỉa mai những thầy chùa chuyên làm đám ăn tiền chứ không thiết gì đến kinh kệ, giáo lý nhà Phật”. Trong Phật giáo không hề có danh từ “Thầy Cúng”, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính từ bi, dung hoà, giản dị và nhất là vì “tùy duyên phương tiện độ chúng sinh”, và dù đạo Phật không chủ trương cúng bái, cầu xin; Phật giáo đã dễ dàng chấp nhận những hình thức cúng bái hình tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.
 
Từ đó thầy cúng đội lốt hình thức một tín ngưỡng bản địa, hay của một tôn giáo khác, trong đó có Phật giáo. Các thầy cúng này từ xưa đến nay làm ăn khấm khá do nhu cầu của quần chúng, do đầu óc mê tín của người dân và càng ngày càng phát triển gây tác hại cho xã hội và làm mất uy tín cho đạo Phật.  Không riêng gì Việt Nam mà ngay cả các nước khác như Trung Hoa, Hàn Quốc, Hồng Kông hay Singapore cũng có thầy cúng. Trong số thầy cúng ở nước ngoài này có người mặc những trang phục đắt tiền như lụa là gấm vóc, trụ trì chùa to, sở hữu chủ động sản và bất động sản nhiều triệu Mỹ Kim. Không khéo Việt Nam mai sau này cũng có một bộ phận trá hình Phật Giáo chuyên làm thầy cúng tạo nên giới tư bản riêng, có cơ sở, có sức mạnh về tiền bạc và dĩ nhiên biết đâu có quyền lực trong xã hội.
 
Theo báo chí cho biết sự lạm dụng hình thức cũng như các hoạt động của thầy cúng hiện đã lên cao. Việc đi cúng được họ gọi là làm Phật sự hay Pháp sự và họ cho đó là một pháp hành trong muôn pháp của đạo Phật. Họ lợi dụng kinh điển của Phật giáo là “Phật sự siêu độ người chết”. Tuy nhiên họ không biết những việc siêu độ vong linh này không phải của Phật Giáo mà được du nhập từ Trung Quốc. Hòa thượng Tịnh Không, một vị cao tăng nổi tiếng đương thời, trong một buổi thuyết giảng tại Đài Bắc đã nói rõ Phật sự không phải là đi độ đám mà là giúp đỡ dậy dỗ tất cả chúng sinh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Ngài cũng cho biết những việc siêu độ vong linh người chết ở trong Phật giáo xuất hiện rất trễ. Thời xưa (Phật Giáo) ở Ấn Độ không có.  Khi Phật giáo được truyền đến Trung quốc, lúc ban đầu cũng chẳng có.
 
3. Còn các danh từ Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng đều là những từ tôn xưng, do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo, chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. Ngày nay, theo hiến chương giáo hội: (1) Đại đức: có tuổi đạo 4 năm và tuổi đời trên 20 tuổi, (2) Thượng tọa: Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm và tuổi đời trên 45 tuổi. (3) Hòa thượng: vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm và tuổi đời trên 60 tuổi.
 
4. Đối với danh xưng Đạo Sư trong Phật Giáo thường ám chỉ vị trí của đức Phật. Ngài là một vị ‘Đạo sư’ hay là một vị ‘Lương y’. Trách nhiệm của bậc Đạo sư chỉ cho chúng ta con đường nào là con đường đi đến giác ngộ giải thoát và con đường nào là con đường dẫn đến khổ đau. Ngày nay danh từ Đạo Sư bị lạm dụng, có tình trạng nhiều vị tự xưng là đạo sư hay vô thượng sư, tự xưng là người đã chứng ngộ này nọ. Thời Phật còn tại thế, Ngài cấm đệ tử tuyên bố cho công chúng biết những gì mà mình đã chứng ngộ được. Đức Phật muốn đệ tử của Ngài khiêm tốn và chân thành.
 
Nói tóm lại danh từ thầy tu là để chỉ chung những vị tu hành chân chính.  Trong đạo Phật chúng ta có thể gọi những vị này là Thầy hay Sư, nếu là Thầy hay Sư chuyên dạy pháp hành Thiền thì gọi là Thiền Sư.  Không nên gọi là thầy chùa. Nếu như biết rõ phẩm vị của vị Thầy trong tổ chức giáo hội thì nên gọi bằng chính phẩm vị của vị thầy đó, như Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức…Còn danh từ Đạo Sư, thiết tưởng không nên dùng vì cao to quá.  Người viết được biết hiện nay Phật Giáo Việt Nam chưa có ai được tôn là Đạo Sư và Phật Giáo thế giới cũng vậy, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng chưa có ai tôn ngài là Đạo Sư và chính ngài cũng không tự nhận mình là Đạo Sư. Ngài khiêm tốn và chân thành chỉ nói ngài là một thầy tu đơn giản. 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5288)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5459)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6675)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6671)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6164)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4892)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41559)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau