Nhân quả nghiệp báo

29 Tháng Mười Một 201608:47(Xem: 6273)

BÀI 7: NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO
Thích Đạt Ma Phổ Giác

 

nhan qua1- Nhân quả là gì? Nhân là nguyên nhân; quả là kết quả; nhân quả là mối quan hệ mật thiết do nhiều yếu tố kết hợp mà đưa đến kết quả tương xứng. Thí dụ: Hạt bắp thì sẽ trồng lên cây bắp chứ không thể ra cây xoài.

2- Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về mối quan hệ của nhân quả? 

-Nhân và quả có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau theo nguyên lý duyên sinh, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Trong nhân có quả, và trong quả có nhân.

-Nếu chúng ta hiểu theo ý nghĩa thông thường và cố định thì nhân nào sẽ cho ra quả nấy không thể thay đổi được.

 Thí dụ: Ta nhìn vào hạt mít thì biết nó hàm chứa quả mít trong tương lai. Ngược lại, nhìn quả mít ta biết trước kia nó xuất phát từ  nhân là hạt mít.

Cũng tương tự như thế, nhìn vào một người đang làm việc siêng năng, sống đời đạo đức vị tha, ta sẽ đoán biết kết quả trong tương lai là "sống an lạc, hạnh phúc". Hoặc nhìn vào một người khác, thấy họ nghèo khổ thiếu thốn khó khăn, thì ta có thể đoán biết nhân duyên trước kia là gây tạo nhiều tội lỗi

3- Vậy quá trình từ nhân đến quả diễn biến như thế nào? Từ nhân đến quả không có một thời gian nhất định, có thể chậm, có thể nhanh, tùy theo sự kết hợp của các duyên mà cho ra kết quả tốt hay xấu.

Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, tùy theo những nguyên nhân và các yếu tố phụ tác động vào mà có sự thay đổi về thời gian. Thí dụ, cây mít trồng đúng bốn năm thì có quả, nhưng do người chủ siêng năng chăm sóc đúng quy trình biết kết hợp theo thời tiết nóng lạnh mà thường xuyên bón phân, tưới nước, làm cỏ, nên 3 năm cây mít đã trổ quả trước kỳ hạn. Chính các duyên này tác động mạnh mẽ đã làm thay đổi thời gian của chu kỳ nhân quả, khiến cây mít có trái sớm hơn dự tính ban đầu.

Cũng tương tự như thế, một người làm ác nhưng chưa kịp trả quả xấu thì họ đã gặp các bậc thiện hữu tri thức giúp họ hồi tâm hướng thiện, khiến nhân quả xấu không có cơ hội trổ quả ngay nơi kiếp hiện tại. Những người thầy đạo đức đó đã tác động mạnh mẽ vào quá trình thay đổi nhân quả của họ.

nhanqua4- Chúng ta có thể dựa vào yếu tố thời gian mà chia nhân quả ra làm mấy loại? Ta có tạm thời thể chia làm 3 loại nhân quả:

-Nhân quả hiện báo hay còn gọi là nhân nào quả nấy, khi tạo nhân sẽ có kết quả ngay trong đời này. Có loại nhân quả gần, tất là khi ta làm điều gì thì có kết quả liền trong hiện tại, không phải chờ đợi lâu xa. Thí dụ, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu hay còn gọi là nhân nào quả nấy. Trường hợp thứ hai như khi ta đang đói bụng, ta ăn cơm vào thì liền là no hoặc ta đánh trống thì nghe được âm thanh của trống ngay tức khắc. Ta gọi là nhân  quả hiện tiền hay nói ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão

-Nhân quả sinh báo: khi tạo nhân trong đời này, sẽ có quả trong đời sau. Có những nhân, nếu ta gieo trong hiện tại có khi ta phải trả quả trong một thời gian ngắn từ năm ba tháng cho đến vài năm mới cho ra kết quả.

-Nhân quả hậu báo: khi tạo nhân trong đời này, đến nhiều đời sau mới cho ra kết quả. Còn có những nhân ta gieo tạo thì phải trải qua một đời, hai đời hoặc vô số kiếp về sau thì quả mới trổ ra. Và có điểm đặc biệt là khi chúng ta gieo nhân mà không có kết quả do thiếu những duyên phụ hoặc ta tu hành quá tinh tấn nên nhân xấu không đủ sức trổ quả.

Như trường hợp trong một lúc ta cùng gieo ba thứ hạt giống cây lúa, cây chuối, cây mít đồng thời ta chăm sóc kỹ càng nhưng kết quả cho ra không cùng một thời gian. Cây lúa khi gieo xuống thì từ ba tháng cho đến sáu tháng có kết quả, cây chuối phải từ chín tháng đến một năm, còn cây mít ít nhất phải từ hai năm trở lên, đó là nhân quả thuận chiều theo nhân duyên. Nhưng có những nhân mà ta đã gieo lại không có kết quả, nửa chừng cây bị chết hoặc bị trường hợp rủi ro khác.

Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, chúng ta là những phàm phu mắt thịt, không thể nào nhìn thấy hết tất cả tiến trình chi phối và diễn biến của luật nhân quả

Điều này thực tế trong cuộc sống, tuy có nhiều người làm việc thiệncuộc đời vẫn gặp bất hạnh khổ đau, bởi quả thiện lành tốt đẹp của kiếp này chưa đủ duyên để kết thành quả trong hiện tại, mà họ đang phải nhận chịu quả xấu của kiếp trước còn xót lại. Sau khi trả hết quả xấu đó, ta sẽ nhận quả thiện mà sống vui vẻ hạnh phúc

5- Nghiệp là gì? Nghiệp phát khởi từ đâu? 

-Nghiệp là những hành động có chủ ý, sẽ đưa đến những quả báo tương xứng trong hiện tạimai sau. Nghiệp nói cho đủ gọi là nghiệp quả báo ứng được tạo ra từ thân, miệng, ý của chính mình. Bởi vì nghiệp nhân chúng ta đã gây thì nghiệp quả phải đến chỉ sớm hay muộn mà thôi. Là người Phật tử chân chính, chúng ta phải thận trọng trong từng ý nghĩ lời nói, cho đến hành động do mình tạo ra trong từng phút, từng giây… Ta phải thường xuyên xem xét, quán chiếu, soi sáng lại chính mình để không vấp phải lỗi lầm đáng tiếc.

6- Thế nào là biệt nghiệp và cộng nghiệp? 

-Biệt nghiệp là nghiệp riêng của từng cá nhân chúng sinh. Cộng nghiệp là nghiệp chung của nhiều chúng sinh. Cùng sinh ra trong một gia đình, sống chung một đất nước, nói cùng một ngôn ngữ, người thích cờ bạc thì chỉ muốn giao du với người chơi cờ bạc, còn kẻ ham rượu chè thì lân cận ăn chơi với người uống rượu. Người thích đi chùa tụng kinh niệm Phật thì kết bạn với người đi chùa tụng kinh niệm Phật. Như vậy, cộng nghiệp đưa đẩy con người thân cận, kết bạn với nhaubiệt nghiệp khiến chúng ta có dáng mạo, tánh tình, năng khiếu và trí tuệ khác nhau.

a-Nghiệp: là dịch nghĩa chữ Karma tiếng Phạn, chỉ hành động tạo tác được lập đi lập lại nhiều lần lâu ngày trở thành thói quen của mỗi người. Nghiệp có nghiệp thiện, nghiệp ácnghiệp chung, nghiệp riêng, định nghiệpbất định nghiệp... Nghiệp thiện là hành động lành đem lại sự an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sinhNghiệp ác là hành động dữ làm đau khổ cho tất cả chúng sinhĐịnh nghiệp là hành động lành hay dữ có chủ tâm của ý thức mà tạo thành nghiệp quyết địnhBất định nghiệp là hành động tốt hay xấu mà không có ý thức cố tâm, nên thành nghiệp không quyết định (như người bệnh tâm thần).

b-Báo: là đền trả một cách công bằng, không sai chạy, không tiêu mất khi đủ nhân duyên. Báo chia làm ba thứ: hiện báosinh báo và hậu báo

-Hiện báo là quả báo trong hiện tại, do những hành động tốt hay xấu mình đã làm ra.

-Sinh báo là quả báo mình phải chịu trong đời sau, do hành động tốt hay xấu của ba nghiệp, đến đời sau mới chịu quả báo.

-Hậu báo là qua nhiều đời kiếp mới chịu quả báo.

7- Nghiệp có thể thay đổi được không hay cố định mãi mãi? 

Trong Kinh A-hàm, đức Phật đưa ra ví dụ rất hay: “Có một nắm muối, nếu ta bỏ vào ly nước nhỏ thì ly nước ấy sẽ bị mặn, ta không thể uống được. Cũng cùng một nắm muối đó, nếu ta bỏ vào một lu nước lớn, tuy có nắm muối hoà tan nhưng vì nước trong lu quá nhiều, cho nên nước hơi măn mẳn ta có thể dung xài hoặc giải khát tạm thời được. Cũng cùng một nắm muối đó, ta đem bỏ vào một hồ lớn, tuy có nắm muối bỏ vào, nhưng nước trong hồ quá nhiều, vì vậy nắm muối không thể chi phối được, do đó ta có thể dùng xài bình thường.

Nhà Phật dụ cho nắm muối là nghiệp xấu ác, còn nước là nghiệp thiện lành và khả năng tu tập của mỗi người. Tuy trong nhà Phật có nói rằng, gieo nhân nào gặt quả nấy, nhưng nhân quả do hành động của mình tạo ra từ thân, miệng, ý thì cũng từ chính mình ta có thể thay đổi, chuyển hóa được. Cũng như trước kia, lúc còn nhỏ, chúng ta chưa biết hút thuốc, uống rượu, cờ bạc… đến khi lớn lên, hòa vào đời sống cộng đồng, ta thấy mọi người làm điều đó, rồi ta bắt chước làm theo lâu ngày trở thành thói quen thế là ta bị nghiệp xấu chi phối

Rồi thời gian trôi qua theo năm tháng, chúng ta có duyên được đến chùa học hỏi, nghe pháp và biết tu tập, ta thấy được sự tác hại của nó mà dứt khoát từ bỏ

Nắm muối bỏ vào ly nước là đức Phật dụ cho nhân nào quả nấy để ám chỉ cho hạng người buông trôi theo số phận, chẳng chịu cố gắng làm lại cuộc đời vì nghĩ rằng số tôi như thế mà chấp nhận sống trong đau khổ lầm mê.

Nắm muối bỏ vào lu nước lớn là dụ cho người đã cố gắng thay đổi bỏ bớt, nhưng không bỏ được hoàn toàn dù sao cũng đỡ hơn hạng người trước.

Hạng người thứ ba là hạng người hoàn toàn chuyển nghiệp xấu ác do biết tu thân, tu giới và tu tâm niệm rộng lớn cho nên đức Phật dụ cho nắm muối bỏ vào một hồ nước lớn.

Người đã tạo nghiệp thì phải nhận quả báo tương ứng. Nhưng nếu người đó biết ăn năn, tu tập và làm những nghiệp thiện để bù đắp lại thì quả báo sẽ xoay chuyển, có thể giảm nhẹ đi. Thế cho nên Phật nói tu là chuyển nghiệp

8- Khi hiểu rõ luật nhân quả nghiệp báo, chúng ta sẽ không bị những thứ mê lầm chi phối? 

-Không mê tín dị đoan vì biết chính ta là chủ của bao điều họa phúc.

-Không than trách, oán giận thù hằn khi gặp chướng duyên nghịch cảnh, không thấy ai là kẻ thù mà chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13019)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13135)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8927)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7620)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11594)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5467)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11012)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14714)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6535)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6490)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".