Lý duyên khởi quan hệ với thiên nhiên và con người như thế nào?

21 Tháng Mười Hai 201608:33(Xem: 6702)
DUYÊN KHỞI QUAN HỆ VỚI THIÊN NHIÊN  
CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
Trần Cao Lộc

 

Từ buổi sơ khai đến nền văn minh nhân loại ngày nay, tri thức con người luôn được phát huy rực rỡ, nhưng vẫn đối mặt với  câu hỏi lớn về nguyên thủy của vũ trụnhân sinh. Đó là vấn đề nan giải và con người vẫn mãi thao thức đi tìm. Có rất nhiều tôn giáo, triết gia, nhà tư tưởng coi đó như là thách thức trên đường tìm về chân lý. Và đạo Phật đã giải quyết như thế nào với những vấn nạn đó?

Nhìn về Ấn Độ ban sơ, Bà la môn giáo cho rằng vũ trụ nầy là do Đại ngã (Bhàhman) cấu thành. Nhìn về phương Tây như luật tiến hóa của Darwin hay vụ nổ lớn từ một vi tử (The Big Bang Theory)... Riêng Phật giáo đã khai thị: Thế giới nầy là do duyên khởi theo nguyên lý:

Do cái nầy có nên cái kia có,
Do cái nầy sinh nên cái kia sinh,
Do cái nầy không nên cái kia không,
Do cái nầy diệt, cái kia diệt.

Định đề đó được coi như là lời tuyên thuyết của một bậc Đại giác đã trực nhận được thế giới từ thuở uyên nguyên. Thực tế luôn chuyển dịch theo quy luật thành, trụ, hoại, không, nên vạn pháp phải theo quy  luật vô thường của tạo hóa . Vì từ sự chuyển biến vô thường đó nên vạn vật không có tự ngã mà chỉ là vô ngã, nhưng chúng sanhvô minh chấp vào ngã (ta) và ngã sở (cái của ta) nên sinh ra bi kịch cuộc đời.   

Từ đó, khởi lên Thuyết “Duyên khởi” (Patitccasamuppada), còn gọi là “Nhân duyên sinh”. Theo ngữ nguyên “nhân” là yếu tố quyết định, điều kiện chính làm sinh khởi, có mặt của một hiện hữu; “duyên” là điều kiện bổ trợ. Ví dụ như hạt lúa nhờ các yếu tố như đất, độ ẩm, ánh sáng mặt trời... là duyên để hạt lúa nẩy mầm phát triển thành cây lúa.             

Do đó, mọi vật trong vũ trụ phải nương nhau mà thành, “từ vật lớn cho đến vật nhỏ, từ vật hữu hình cho đến vô hình, đều không ngoài nhân duyên mà có”[1]. Vì vậy, con ngườivũ trụ đều có mối tương quan, tương duyên với nhau trong thế giới trùng trùng duyên khởi.

Có người đặt ra nhiều câu hỏi siêu hình để hỏi Đức Phật, Ngài im lặng không trả lời mà chỉ kể câu chuyện về một người bị mũi tên độc. Vấn đề cần thiết lúc bấy giờ là rút mũi tên ra và chữa trị vết thương ngay. Lúc đó, không phải là vấn đề trả lời cho những câu hỏi mũi tên do ai bắn và từ đâu bắn tới... Cũng vậy, vấn đề của chúng ta là nhổ mũi tên “khổ đau” chứ không phải trả lời những câu hỏi siêu hình. Do đo, Đức Phật không muốn tham dự vào các cuộc tranh luận của các giáo phái đương thời.

“Nghiệp cảm duyên khởi” cho rằng vũ trụ do nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm, nghiệp lành thì thân căn viên mãnvũ trụ cũng tốt đẹp; trái lại, nghiệp dữ thì chiêu cảm thân tâm xấu và vũ trụ cũng ô uế, nhiều tai ương.

nhan duyen quaĐạo Phật là đạo giải thoát, do vì căn cơ chúng sanh nên Phật nói nhiều thuyết khác nhau, nhưng nói chung vũ trụ đều do các yếu tố NHÂN-DUYÊN-QUẢ tạo thành theo một vòng tròn khép kín như sau:

Vì vậy, nếu chúng ta thông suốt lý nhân duyên chi phối mọi loài chúng sanh sẽ luôn thấy bình an trong nhịp sống đời thường. Cuộc sống mong manh như ta đang đứng trên chiếc cầu, chỉ nên tìm cách qua sông chứ không nên xây nhà trên đó. Đạo Phậtđạo trí tuệ nên quan niệm thế giới trên lý duyên sinh đã biểu hiện được tính thông tuệ đó. “Mọi sự vật hiện hữu đều là vì nhân duyên, và nó sẽ tan biến khi tác dụng của tràng nhân duyên đó chấm dứt”[2]. Nó giống như sóng trên nước, nhờ những nhân duyên như cường độ, chuyển động và phương hướng của gió tạo nên những đợt sóng to hay nhỏ, nếu những nhân duyên nầy chấm dứt thì nước sẽ không có sóng. Điều nầy có nghĩa là khi ta không bị những áp lực nào tác động đến tâm, thì tâm sẽ vắng lặng như mặt nước, vì không có sóng xô nên không còn khổ đau.

Đức Phật cũng đã từng dạy điều quan trọng là làm sao để diệt khổ, đó mới là cứu cánh giải thoát, mục đích cuối cùng của Đạo Phật. Thế giới cao xa không có ích gì cho việc tu đạo khi con người còn đang tranh chấp với những lý lẽ khác nhau. Trong khi những điều chân thật và gần gũi nhất với cuộc sống đời thường ta còn chưa giải quyết thỏa đáng thì nói gì đến chuyện mông lung.

Con ngườithế giới cùng hiện hữu nên không thể tách rời nhau, nên có thể nói con người là một tiểu vũ trụ. Chính vì thế những hành động và tâm niệm  của con người, thiện hay ác, cũng đều ảnh hưởng đến vũ trụ. Sở dĩ trái đất ngày nay đang có nhiều biến động như sóng thần, động đất, bão lụt, hạn hán... vì con người đã tàn phá thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường.

Cho nên trái đất này có bị hoại diệt hay không cũng chính do con người tạo ra. Vì vậy, chiến tranh, chết hại do con người tạo ra nhiều chừng nào thì càng làm gia tăng tiến trình hủy diệt hành tinh này. Chính các nhà khoa học họ cũng không ngờ cách đây hơn 2.500 năm, một con người bằng xương bằng thịt, trong tay không có dụng cụ khoa học thực nghiệm nào lại có được một cái nhìn sâu sắc như vậy.

Trong khi triết lý “ngã tính” mang lại chiến tranh, bạo động thì triết lý “nhân duyên” đem lại hòa bình an lạc. Giáo lý nầy hiện đang được thế giới quan tâm trong việc giải quyết những vấn đề an sinh cho nhân loại.

Do đó, tác giả Schumann trong quyển Buddhismus, có nhận xét như sau:

“ ...Các pháp như một giai điệu âm nhạc. Không một âm nào có thể tồn tại lâu hơn một phần giây, một khoảnh khắc người ta có thể nghe được nó, nhưng chính qua đó những đơn âm nầy có thể tiếp nối nhau để tạo thành một giai điệu. Hiện thật chỉ nằm trong thế giới hiện tượng được tạo bởi chư pháp. Không có sự tồn tại chỉ có sự lưu chuyển”.

Giáo lý về Chân như của các pháp (dharmatathata) thừa nhận tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể đạt đến Phật quả. Do đó, lời tuyên bố của Đức Phật“Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, như một thông điệp gởi cho nhân loại cùng tiến bước trên đường về với thế giới an lạc vĩnh hằng.


[1]Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thôngquyển 1, Quán Nhân duyênNxb. Phương Đông, 2011, tr. 537 

[2]  Junjiro Takakusu, Tuệ Sỹ dịch, The essentials of Buddhist Philosophy (Tinh hoa triết học Phật giáo), Nxb. Phương Đông, 2007, tr. 32

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12070)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5776)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13669)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6366)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7620)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7804)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50068)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7187)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9622)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.
19 Tháng Sáu 2014(Xem: 9168)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên.