Nhơn Quả, Nghiệp Và Luân Hồi

16 Tháng Mười 201719:36(Xem: 5191)
NHƠN QUẢ, NGHIỆP VÀ LUÂN HỒI
Thích Thiện Hoa
Nhà xuất bản Hương Đạo 1960



blank"Mỗi tôn giáo đều có một giáo lý riêng, để giải thích sự sống. Giáo lý ấy có khi hoàn toàn dựa trên đức tín thuần túy, có khi dựa trên sự tưởng tượng hoang đường, có khi dựa trên lòng ước mơ tha thiết của loài người.

Riêng về đạo Phật, giáo lý về sự sống đặt căn bản lên lý trí và thực nghiệm. Giáo lý ấy mệnh danh là Nhân Quả Luân Hồi.

Luật nhân quả không xa lạ gì đối với những ai có một chút nhân xét và suy luận; luật nhân quả lại càng rất gần gũi với giới khoa học. Nhờ tin chắcluật nhân quả mà nhà khoa học khám phá ra biết bao nhiêu điều huyền bí của vũ trụ và phát minh được những cái kỳ lạ cho cõi đời, nhưng nhà khoa học chỉ áp dụng luật nhân quả trong phạm vi vật chất. Đức Phật đi xa hơn, chứng minh luật nhân quả cả trong phạm vi tinh thần.

Nhà khoa học chỉ áp dụng luật nhân quả trong một khoảng thời gian nhất định. Đức Phật đi xa hơn, chứng minh rằng luật nhân quả trong suốt thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Luật nhân quả chứng minh qua thời gian vô hạn định cả trong phạm vi tinh thần ấy, đức Phật gọi bằng một cái tên riêng là "Luân hồi". Nói một cách khác, luân hồinhân quả liên tục trong phạm vi tinh thần.


Đã tin nhân quả tất nhiên không thể phủ nhận luân hồi. Vì thế, ngày nay trên thế giới, không phải chỉ có tín đồ Phật giáo mới tin lý nhân quả luân hồi, mà các nhà thông thái Âu Mỹ cũng đã lãnh nạp giáo lý ấy. Trong các báo chí và sách vở ở khắp năm châu, vấn đề nhân quả luân hồi đã được đem ra nghiên cứu một cách đứng đắnchân thành.

Việt Nam, vấn đề này không xa lạ gì với độc giả, nhất là đối với độc giả Phật tử, thì lại càng quen thuộc. Tuy thế vấn đề nhân quả luân hồi, một vấn đề căn bản trong giáo lý nhà Phật, nói bao nhiêu cũng vẫn thấy còn bổ ích.

nhận thấy sự quan trọng của vấn đề này, nên Thượng tọa Thiện Hoa đã soạn lại những bài giảng của Thượng tọa, sắp đặt lại thành hệ thống trong tập sách này và lấy nhan đề chung là: "Nhân quả Luân hồi".

Đặc điểm của tập sách này là sự trình bày rất sáng sủa, phổ thông và khoa học.

Với đặc điểm trên, chúng tôi tin chắc rằng tập sách nhỏ này sẽ ổn định được tinh thần những ai đang băn khoăn, thắc mắc về vấn đề sống chết, về ý nghĩa của cuộc đời, và sẽ gây thêm lòng tin tưởng vững chắc cho hàng Phật tử và giúp họ thêm hăng hái trong việc tu hành để chóng thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi.

Với lòng tin tưởng ấy, chúng tôi hân hạnh xin giới thiệu tập sách nhỏ này với toàn thể qúy vị độc giả thân mến.
  Kính,
Nhà xuất bản Hương Đạo
Saigon, ngày 21-08-1960"​

pdf_download_2
nhan-qua-nghiep-va-luan-hoi-thich-thien-hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5894)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 6017)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 7414)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7470)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6817)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 5668)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 43156)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 8298)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.