Nhơn Quả, Nghiệp Và Luân Hồi

16 Tháng Mười 201719:36(Xem: 5194)
NHƠN QUẢ, NGHIỆP VÀ LUÂN HỒI
Thích Thiện Hoa
Nhà xuất bản Hương Đạo 1960



blank"Mỗi tôn giáo đều có một giáo lý riêng, để giải thích sự sống. Giáo lý ấy có khi hoàn toàn dựa trên đức tín thuần túy, có khi dựa trên sự tưởng tượng hoang đường, có khi dựa trên lòng ước mơ tha thiết của loài người.

Riêng về đạo Phật, giáo lý về sự sống đặt căn bản lên lý trí và thực nghiệm. Giáo lý ấy mệnh danh là Nhân Quả Luân Hồi.

Luật nhân quả không xa lạ gì đối với những ai có một chút nhân xét và suy luận; luật nhân quả lại càng rất gần gũi với giới khoa học. Nhờ tin chắcluật nhân quả mà nhà khoa học khám phá ra biết bao nhiêu điều huyền bí của vũ trụ và phát minh được những cái kỳ lạ cho cõi đời, nhưng nhà khoa học chỉ áp dụng luật nhân quả trong phạm vi vật chất. Đức Phật đi xa hơn, chứng minh luật nhân quả cả trong phạm vi tinh thần.

Nhà khoa học chỉ áp dụng luật nhân quả trong một khoảng thời gian nhất định. Đức Phật đi xa hơn, chứng minh rằng luật nhân quả trong suốt thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Luật nhân quả chứng minh qua thời gian vô hạn định cả trong phạm vi tinh thần ấy, đức Phật gọi bằng một cái tên riêng là "Luân hồi". Nói một cách khác, luân hồinhân quả liên tục trong phạm vi tinh thần.


Đã tin nhân quả tất nhiên không thể phủ nhận luân hồi. Vì thế, ngày nay trên thế giới, không phải chỉ có tín đồ Phật giáo mới tin lý nhân quả luân hồi, mà các nhà thông thái Âu Mỹ cũng đã lãnh nạp giáo lý ấy. Trong các báo chí và sách vở ở khắp năm châu, vấn đề nhân quả luân hồi đã được đem ra nghiên cứu một cách đứng đắnchân thành.

Việt Nam, vấn đề này không xa lạ gì với độc giả, nhất là đối với độc giả Phật tử, thì lại càng quen thuộc. Tuy thế vấn đề nhân quả luân hồi, một vấn đề căn bản trong giáo lý nhà Phật, nói bao nhiêu cũng vẫn thấy còn bổ ích.

nhận thấy sự quan trọng của vấn đề này, nên Thượng tọa Thiện Hoa đã soạn lại những bài giảng của Thượng tọa, sắp đặt lại thành hệ thống trong tập sách này và lấy nhan đề chung là: "Nhân quả Luân hồi".

Đặc điểm của tập sách này là sự trình bày rất sáng sủa, phổ thông và khoa học.

Với đặc điểm trên, chúng tôi tin chắc rằng tập sách nhỏ này sẽ ổn định được tinh thần những ai đang băn khoăn, thắc mắc về vấn đề sống chết, về ý nghĩa của cuộc đời, và sẽ gây thêm lòng tin tưởng vững chắc cho hàng Phật tử và giúp họ thêm hăng hái trong việc tu hành để chóng thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi.

Với lòng tin tưởng ấy, chúng tôi hân hạnh xin giới thiệu tập sách nhỏ này với toàn thể qúy vị độc giả thân mến.
  Kính,
Nhà xuất bản Hương Đạo
Saigon, ngày 21-08-1960"​

pdf_download_2
nhan-qua-nghiep-va-luan-hoi-thich-thien-hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 13653)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 6443)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 15403)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 7084)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 8231)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 8478)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50821)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7926)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 10208)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.
19 Tháng Sáu 2014(Xem: 9929)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên.