Quy luật nghiệp dành cho những ai?

17 Tháng Năm 201807:37(Xem: 5384)
QUY LUẬT NGHIỆP DÀNH CHO NHỮNG AI?
Gyalwang Drukpa


nhanquaMột bậc Thầy tôn quý đã nói về nghiệp như sau: “Vô số tái sinh còn ở phía trước, cả tốt và xấu. Quả của nghiệp là không tránh khỏi, và trong những cuộc đời trước chúng ta đã tích luỹ nghiệp xấu thì không tránh khỏi sẽ dẫn đến quả của nghiệp xấu đó trong đời này hoặc những đời tương lai. Như có người đã được cảnh sát chứng kiến trong một lần phạm tội cuối cùng sẽ bị bắt và bị trừng phạt, do đó chúng ta cũng phải đối mặt với hệ quả của những hành động sai trái chúng ta đã làm trong quá khứ”.

Có thể nói nghiệp chi phối toàn bộ đời sống luân hồi. Nghiệp là khái niệm rất căn bản trong triết lý Phật pháp. Thậm chí nhiều người không phải là Phật tử trong chừng mực nào đó cũng thấm nhuần tư tưởng này. Nghiệp là quy luật tự nhiên chi phối toàn bộ tiến trình đời sống và cái chết trong vòng quay luân hồi bất tận. Trong vòng quay đó, cả sự sống lẫn cái chết đều không ngừng bị Nghiệp dẫn dắt. Do Nghiệp mà người ta có một cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau, cái chết có thể đến sớm hay muộn, là một trải nghiệm dữ dội hay bình an.

Quy luật nghiệp cũng được gọi là quy luật nhân quả vì nghiệp có nghĩa là gieo nhân gì gặt quả đó, nhưng khi sử dụng từ “quy luật”, chúng ta nên hiểu là quy luật của tự nhiên giống như là quy luật lực hút của trái đất chứ không phải là luật do ai đặt ra. 
Cách giải thích ngắn gọn nhất về Nghiệp là: “Bạn sẽ nhận được những gì bạn cho đi”. Trở ngại lớn nhất của chúng ta trong việc hiểu hay tin vào nghiệp có lẽ là vấn đề thời gian. Các hành động làm trong đời này có thể tạo ra quả trong ngay đời này, nhưng cũng có thể trong đời sau. Vì vậy có người thắc mắc “Tại sao người kia làm toàn điều xấu mà vẫn giàu có, khỏe mạnh?”

1- Một số quan niệm sai lầm về Nghiệp

Một số người tự hỏi liệu quy luật nghiệp chỉ áp dụng cho những ai có niềm tin vào quy luật nghiệp, và sẽ không áp dụng cho những ai không biết hoặc không có niềm tin, giống như “không biết thì không có tội” và nếu như vậy, thì tốt hơn hết là không nên biết về nghiệp. Trong thực tếnghiệp là quy luật của vũ trụ, có sẵn trong tự nhiên và chi phối tất cả mọi loài trong sáu đạo luân hồi, dù cho chúng ta có biết và có tin vào nghiệp hay không. Giống như khi ăn phải những chất độc hại thì bất kỳ ai cũng sẽ bị ốm, bệnh cho dù họ có tin là chất độc sẽ gây hại hay không.

Có người lại cho rằng nghiệp là tiền định, chúng ta không làm gì để thay đổi được. Đây hoàn toàn là một hiểu biết sai lệch. Một khi nghiệp được tạo ra từ những hành động của thân, khẩu, ý có nghĩa của bạn, có nghĩa là việc thay đổi nghiệp cũng nằm trong hành động thân, khẩu, ý của bạn. Hay nói một cách khác là nằm trong tầm tay của bạn.

Một số người lại có suy nghĩ rằng vì tất cả là tính không, nên không có tốt và xấu, không có đúng và sai. Quan điểm chấp không này là rất sai lầm và sẽ gây trở ngại lớn cho sự phát triển tâm linh của chúng ta. Những bậc Thầy giác ngộ là những người thực chứng tính không bất nhị thấy rõ vạn pháp có cùng bản chất: thuộc tính tồn tại của tính không. Tính không không phủ định tính tương đối của vạn pháp. Ở mức độ tương đối, vạn pháp và mọi sự vật hiện tượng tồn tại theo nhân duyên - cái này tồn tại phụ thuộc vào cái kia như những nguyên nhânđiều kiện tương hỗ cho nhau. Ở mức độ tuyệt đối, mọi hiện tượng đều là tính không, nhưng ở mức độ tương đối, đau khổ và nhầm lẫn là kết quả của những hành động bất thiện, hạnh phúc là kết quả của những thiện nghiệp. Vì vậy, nghiệp hay quy luật nhân quả chắc chắn tồn tạichúng ta cần phải trưởng dưỡng trí tuệ để thực chứng để được lợi ích tích cực nhất từ việc tôn trọng quy luật vĩ đại này.

Một vài người lại có quan điểm về nghiệp theo xu hướng tiêu cực. Họ nghĩ rằng “Tôi gặp rất nhiều chướng ngại trong đời sống, chắc hẳn tôi đã làm nhiều điều không tốt trong quá khứ, bởi vậy tôi là “một người xấu’”. Đây là quan kiến sai lầm. Không có cái gì gọi là “một người xấu”. Tất cả những ai chưa giác ngộ thì tâm đều bị phiền não, vô minhảo tưởng chi phối, dẫn đến những hành động không khéo léo, có trí tuệ và tạo ra những rắc rối cho chính mình và mọi người xung quanh, nhưng điều này không phải là bản chất thật của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có khả năng và tiềm năng thoát khỏi vô minh, ảo tưởng, phiền não và cả những ác nghiệp để trở thành một bậc toàn tri với lòng từ bi hướng đến tất cả chúng sinh như chư Phật, chư vị Bồ tát hay các bậc Thầy giác ngộ. Chúng ta không thể thay đổi những gì ta đã làm trong quá khứ, nhưng từ giờ phút này trở đi, chúng ta có thể thay đổi bản thân mình, và giáo lý nghiệp chỉ cho chúng ta phương cách thay đổi.

2- Tại sao phải tin vào Nghiệp?  

Nghiệp thể hiện sự công bằng tuyệt đối vì người ta sẽ nhận được kết quả của những hành động do họ làm. Ví dụ trồng cây ớt sẽ thu hoạch trái ớt, trồng cây cam sẽ thu hoạch trái cam. Tuyệt đối không bao giờ trồng cây ớt lại thu hoạch trái cam. Chúng ta tin vào nghiệp thì mới có thể tạo cho mình một đời sống bình an, hạnh phúc
Bản thân khoa học cũng nhìn nhận Nghiệp theo cách của nó. Ngành vật lý cũng có nói tới quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành động và phản lực.

Đức Phật đã dạy:

“Đừng cho rằng một tội lỗi nhỏ không quay trở lại trong những đời tiếp theo.
Tựa như những hạt mưa rơi sẽ làm đầy một chiếc bình chứa lớn,
Những tội lỗi nhỏ liên tục tích luỹ sẽ hoàn toàn nhấn chìm kẻ gây ra những tội lỗi đó.”   
Đừng nghĩ một công đức nhỏ sẽ không quay trở lại trong những đời tiếp theo
Tựa như những hạt mưa rơi sẽ làm đầy một chiếc bình chứa lớn,
Những công đức nhỏ liên tục tích luỹ sẽ hoàn toàn đủ lớn cho người có công đức.”
 

Khi hiểu và tin vào nghiệp, chúng ta sẽ trở nên lạc quan vì hiểu rằng chúng ta là chủ nhân của chính mình chứ không bị lệ thuộc vào một đấng siêu nhiên hay một người hoặc hoàn cảnh nào khác bên ngoài. Có nhiều người, thậm chí không phải Phật tử, trưởng dưỡng được niềm tin tự nhiên về quy luật nghiệp qua những trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc của người khác mà họ quan sát được. Các bậc Thầy dạy rằng ở mức độ nhất định chúng ta có thể nhìn thấy sự vận hành của nghiệp trong đời sống. Khi tâm chúng ta trong trạng thái không tốt - bất mãn với bản thân và cuộc sống hoặc sân giận với thế giới xung quanh - thì mọi việc sẽ không suôn sẻ, ta sẽ gặp nhiều cản trở và những điều tiêu cực khác. Nhưng khi tâm chúng ta trong trạng thái tích cực, tôn trọngquan tâm đến mọi người, chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều trải nghiệm tốt. Những trải nghiệm này là bằng chứng rằng thái độhành vi của chúng ta đã ảnh hưởng đến những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn