Lý Duyên Khởi

24 Tháng Mười Hai 202118:02(Xem: 2578)

LÝ DUYÊN KHỞI
Venerable Thích Minh Tâm
Tuệ Tâm Thiền Thư Quán


Lý Duyên Khởi - Thích Minh Tâm


PDF icon (4)
ly-duyen-khoi-thich-minh-tam 




MỤC LỤC

- Bài 1: Sơ Lược
- Bài 2: Vô Minh
- Bài 3: Cách Nào Giải Quyết Vô Minh ?
- Bài 04: Vô Minh Và Thời Gian
- Bài 05: Tiến Trình Thành Lập Tâm
- Bài 06: Cái Thức - Cognition Perception
- Bài 07: Danh Sắc - Thân Tâm
- Bài 08: Sáu Xứ Lục Nhập
- Bài 09: Xúc - Nhận Biết – Phassa
- Bài 10:Tiến Trình Cảm Thọ
- Bài 11: Tanha - Craving - Tham Ái
- Bài 12: Chấp Thủ
- Bài 13: Lý Duyên Khởi
 Tái Sanh – Trở Thành – Becoming – Bahava
- Bài 14: Lý Duyên Khởi
 Rebirth : Tái SanhLưu Chuyển

LỜI NÓI ĐẦU


blankTất cả các pháp trong vũ trụ vạn hữu đều vận hành theo quy luật Duyên sinh hay duyên khởi . Duyên khởi là đứng ở chỗ Nhân mà nói, theo chiều xuôi : cái này có, cái kia có ; Cái này sinh, cái kia sinh; còn Duyên sinh là đứng ở Quả mà nói, theo chiều ngược lại, do nhiều duyên sinh ra.

Theo lời dạy của đức Phậtgiáo lý Duyên khởi giải thích trạng thái đau khổ của con người do đâu mà sinh ra, nhưng không chỉ đơn giản cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt, cái kia diệt, không phải cứ nghiệp xấu thì ra quả xấu như kiến giải của kinh điểnVệ Đà mà Đức Phật đã chỉ ra rằng cùng với quy luật biến dịch ,quy luật tương quan nhân quả vận hành, không phải bất cứ nhân nào đều cho ra quả đó, mà nhờ duyên , chúng có thể chuyển hóa, với nghiệp cũng như thế.

Thực vậy,không một pháp nào tự nhiên mà có, pháp đó phải lệ thuộc nơi pháp khác, cho nên sự hiện hữu của pháp đó là không, lại nữa , các pháp đều vô thường, thay đổi hoài thìcũng không có cái gì là thực thể của ta cho nên nếu ta dính mắc thì ta khổ.Ta khổ vì vô minhvô minh là không biết, biết sai, và cứng đầu với sự thật. Do vô minh và tham ái mà chúng ta cứ mãi luân hồi trong vòng Thập nhị nhân duyên.Chỉ cần có một khái niệm là ta, có tôi đây, thì ngay lập tức là vô minh , vì thật sự cái ta ấy chỉ là tứ đại ngũ uẩn vốn không thật mà ta lại tin là có. Đức Phật dạy muốn rũ bỏ vô minh ta phải phát triển tuệ giác ; căn cứ vào hướng dẫn của vị đạo sư, ta hãy tự chọn phù hợp cho mình cách thực hành thiền quán thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Chánh niệm trong từng sát na khi đi, đứng, nằm ngồi, ăn uống, ngủ nghỉ trong đời sống hàng ngày,không dính mắc quá khứhiện tại, tương lai; chấm dứt được Tâm hành nghiệp thì không còn năng lượng để tái sanh.

Để liễu thoát sinh tử ta cần hiểu rõ về duyên của thức, thức duyên cho danh sắc như thế nào; từ sự nhận biết, trải nghiệm, thấu hiểu cái khổ nó không phải ở bên ngoài, mà nó nằm bên trong mỗi chúng ta,đó chính là sắc pháp nội.

Những bài giảng sau đây là giáo lý cơ bản song cũng hết sức sâu rộngvô cùng quan trọng trên con đường thực hành giải thoát , giúp cho hành giả trải nghiệm thực sự được vị ngọt của bánh, chứ không phải thưởng thức bằng mắt là màu vàng của bánh, màu trắng của kem trên trang bánh vẽ. Nhóm bài về Lý duyên khởi này đã được Sư Minh Tâm giảng giải cô đọng, nêu nhiều ví dụ cụ thể , rất đời, giúp các thiền sinh thông tỏ, không dính mắc vào chữ nghĩathực hành ngay tức thì, không gì ngăn ngại.

Hiểu rõ giáo lýhành trì đúng và miên mật thì tuệ giải thoát ngày càng tăng trưởng, chẳng bao lâu hành giả sẽ gặp được Phật, chắc chắn là vậy!

NAM MÔ PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO

Xin hồi hướng công đức này đến chư Thiên và chúng sanh hữu tình, vô tình. Nguyện cho chánh pháp được lan tỏa khắp bốn hướngmười phươngmọi người đều lợi lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12956)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13105)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8894)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7585)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11562)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5447)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 10966)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14573)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6517)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6471)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".