Y Kinh Giải Nghĩa, Tam Thế Phật Oan

27 Tháng Tám 201000:00(Xem: 27832)
Thế nào là "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết "?

Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.

Và mục tiêu của kinh có thể ví như là tấm bản đồ dẫn dắt chúng sanh đi ra khỏi những phiền não khổ đau, hướng đến một đời sống hoà bình an lạc trong hiện tại và xa hơn nữa là thoát khỏi tam giới đến Niết bàn vô thượng. Nhưng vì chúng sinh khác biệt về tâm tánh, về trình độ nên cũng có nhiều kinh (sự chỉ dẫn) khác nhau, tức nhiều pháp phương tiện khác nhau. Đức Phật là một vị đại lương y, trước khi Ngài diễn nói, Ngài quán sát thính chúng, biết căn cơ của người nghe pháp để đưa ra những giáo pháp thích hợp nhằm chữa cho họ hết tâm bệnh. Mỗi lời giáo huấn của Ngài đều nhắm vào một mục đích nào đó, dành cho một đối tượng thính chúng nào đó và ở một quốc độ hay thời gian nào đó, để tháo gỡ cái kẹt cho họ. Và vì tâm vọng tưởng ủa chúng sinh luôn luôn dính mắc vào các pháp <<có - không>> nơi thế giới hiện tượng tức thế giới tục đế, nên Đức Phật thấy thật là khó nói về cái mà Ngài đã chứng ngộ, chẳng hạn như nói về Phật tánh, chân tâm, vốn không hình tướng, không số lượng. Nếu nói chúng sinh có Phật tánh là chấp trước, nói không có Phật tánh là hư vọng, nói Phật tánh cũng có cũng không là nói trái ngược nhau, nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận. Nên Phật mới dùng các pháp thế gian phương tiện, <<giả lập kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, ... Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi, tạm cho họ gánh một lon, một chén, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa, tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác...>> [Bá Trượng Ngữ Lục]

Chư Tổ nói " Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan" có nghĩa là chấp chặt nơi văn tự mà giải nghĩa, thì oan cho ba đời đức Phật, mà rời bỏ kinh điển thì lại lạc vào những tà thuyết của ma vương". Vì lời nói của chư Phật như trên đã trình bày chỉ là phương tiện tạm thời, nghĩa là tùy bệnh cho thuốc. Thuốc trị bệnh của Phật là thuốc phá chấp, nếu chiếu theo văn tự để giải nghĩa, hễ Phật nói Có thì mình chấp cái Có đó là thật, hễ Phật nói Không thì lại chấp cái Không đó là thật, ấy là oan cho Phật. Còn nếu "Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết": Kinh là phá chấp, nếu lìa kinh tức còn chấp, còn chấp là ma, không thể giải thoát được.

Ngoài ra, trong kinh Viên Giác, Đức Phật dạy rằng, giáo pháp của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng, chân lý không nằm trong kinh điển. Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những giòng chữ, thì đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết nhìn mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi thì lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng. Cũng vì không muốn cho môn đệ chấp chặt rằng kinh điển là chân lý mà thật ra chỉ là phương tiện chỉ bày chân lý cho nên đức Phật đã nói: "trong bốn mươi chín năm thuyết pháp ta chưa từng thuyết một chữ." Và chấp lấy phương tiện làm cứu cánh tức là làm oan ức cho chư Phật, mà bỏ mất phương tiện đi thì cũng không có cách gì đạt đến cứu cánh.
Ban Biên Tập TVHS

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 7953)
Muốn không còn khổ đau, thì con người cần có sự tu tỉnh, tránh xa các điều ác, làm các việc lành, giúp đỡ chúng sanh, đó là lời chư Phật trang nghiêm kiếp, hiền kiếp đều giáo hóa. Thế giới và con người sẽ theo nghiệp cảm mà thọ báo lành, không còn khổ đau nữa.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15166)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 5076)
Tôi nghe nói có 7 hạng người không thể độ được. Xin được chỉ giáo
06 Tháng Năm 2015(Xem: 9522)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 4537)
xin thay giai thich bai kinh
01 Tháng Tư 2015(Xem: 4495)
xin hoi bai kinh V. Bao Nhiêu Phải Cắt Đoạn. (S.i,5) ... Đứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn: Phải cắt đoạn bao nhiêu, Phải từ bỏ bao nhiêu, Tu tập thêm bao nhiêu, Vượt qua bao trói buộc, Để được có danh xưng, Tỷ-kheo vượt bộc lưu? (Thế Tôn): Phải cắt đoạn đến năm, Phải từ bỏ đến năm, Tu tập thêm năm pháp (lực), Vượt qua năm trói buộc, Để được có danh xưng, Tỷ-kheo "vượt bộc lưu". xin thay giai thich dum con. cam on thay
17 Tháng Hai 2015(Xem: 4881)
Trí Vô Sư có dạy trong kinh điển Nguyên Thủy không ạ?
09 Tháng Hai 2015(Xem: 4622)
Kính thưa nhà sư con đang tu pháp môn tịnh độ, con chuyên niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà. Con có một điều thắc mắc là sau này khi mạng chung con chỉ sợ nghiệp chướng quá nặng như tai nạn...mà con không thể niệm danh hiệu của Phật trước khi chết thì con có được vãng sanh về nước cực lạc cuả Phật A Di Đà không ạ? Gia đình con thì chỉ có mình con theo Phật, khi con mạng chung mà không có ban trợ niệm liệu con co được vãng sanh không ạ. Mong ngài khai thị cho con. Nam mô a di đà phật.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 6730)
Thưa các thầy con năm nay 20 tuổi chưa nạo phá thai lần nào nhưng vừa rồi coj vừa bị sảy thai khi thai đã ba tháng rưỡi. Từ khi có thai con giữ rất kỹ nhưng vẫn bị động thai suốt lúc nào con cũng thành tâm cầu xin trời phật phù hộ nhưng khi thai đã thành hình thì con lại không giữ được . Con rất muốn biết nguyên nhân tại sao con không giữ được em bé để thanh thản hơn...để không oán trách các bác sĩ không cứu được bé...mong các thầy giúp con....con rất biết ơn