Kinh Thích Ý Chân Chính

27 Tháng Tám 201000:00(Xem: 31983)
ôi được đọc bài kinh "Kinh Thích Ý Chân Chính" trong “Lá Thư Làng Mai” số 29 ra ngày 12-01-2006. Mong quý thầy, quý cô, hoan hỷ cho biết biết Kinh Thích Ý Chân Chính này nằm ở bộ đại tạng kinh Phật giáo nào?
XUẤT XỨ
KINH THÍCH Ý CHÂN CHÍNH
Đạo hữu Nguyễn Đình có đặt câu hỏi về xuất xứ “Kinh Thích Ý Chân Chính” mà đạo hữu được đọc trong “Lá Thư Làng Mai” số 29 ra ngày 12-01-2006.

blankSau khi tìm hiểu ngọn nguồn chúng tôi được biết kinh bản được in trang trọng nguyên một trang nơi “Lá Thư Làng Mai” số 29 (trang 70) như đạo hữu Nguyễn Đình đề cập. Tuy nhiên, đạo hữu Nguyễn Đình đã không đọc hay không để ý đến một đoạn văn ngắn nơi trang khác (trang 66) trong bài viết của Sư cô Hoa Nghiêm kể:

Cùng với hương "sage rừng" thơm cả núi đồi suốt ngày, Tu Viện Lộc Uyển sẽ không còn là Lộc Uyển nếu đêm đêm ta không nghe tiếng chó núi (coyote) đùa giỡn gọi đàn suốt đêm. Có một hôm sư cô Đẳng Nghiêm lắng nghe tiếng chúng kể chuyện, đã nẩy ý viết ra một bài kinh: Kinh Thích Ý Chân Chính. Sư cô đã lập tức ghi ngay ý kinh xuống giấy. Xin quý bạn đọc trong Lá Thư Làng Mai kỳ này đoạn kinh đó”.

Như vậy, để trả lời cho đạo hữu Nguyễn Đình bản kinh này không phải là kinh Phật mà tác giả là Sư Cô Đẳng Nghiêm viết. Tuy thế, khi đọc văn kinh, người đọc có cảm tưởng như là hoà thượng Nhất Hạnh (là Phật) đang nói kinh và Sư cô Đẳng Nghiêm đệ tử của hoà thượng ghi lại. Nếu đọc kỹ chúng ta cũng thấy ngay bài văn này không phải là kinh do đức Phật nói ra vì:

1. Các kinh do đức Phật nói ra bao giờ cũng bắt đầu bằng bốn chữ "Tôi Nghe Như Vầy" (Như thị ngã văn - Evam me sutam). Điều này nhằm ám chỉ rằng những điều ghi chép lại là được nghe từ miệng của Đức Phật. Từ đó, kinh (Sùtra) được hiểu là những gì do chính Đức Phật nói ra, hoặc được sự chứng nhận của Phật. Ngược lại, những gì không phải do Đức Phật nói, hoặc không được sự xác chứng của Phật thì không thể gọi là kinh.

2. Về không gian nói kinh: nhờ có địa danh Escondido ghi trong ngoặc đơn là chúng ta biết ngay là ở miền nam California Hoa Kỳ, không phải Lộc Uyển bên Ấn Độ xa xưa.

3. Đối tượng thuyết pháp là bày chó núi.

4. Văn kinh dùng từ “Thầy” không dùng từ “Đức Thế Tôn” như trong kinh Phật. Từ “Thầy” ám chỉ là thầy Nhất Hạnh.

5. Toàn bộ nội dung văn kinh dùng một thứ ngôn ngữ thường dùng tại Làng Mai, ví dụ như: tăng thân, chuyển hoá, hai gia đình tâm linh và huyết thống, sống mầu nhiệm, đã về, đã tới, v..v…

Nói rằng kinh này là do thầy Nhất Hạnh nói ra cũng không đúng vì thầy Nhất Hạnh không trực tiếp thuyết mà do sáng tác của một đệ tử của thầy là sư cô Đẳng Nghiêm viết ra trong một đêm nghe tiếng chó núi gọi đàn suốt đêm ở Escondido. Nhưng nếu nói thầy Nhất Hạnh nói kinh này cũng không sai vì nội dung văn bản cho người đọc có cảm tưởng như vậy. Thuyết pháp cho bày chó núi là một điều ly kỳ đầy huyền thoại, mà người viết ra cũng không tự nói ra là mình viết mà lại là do người khác nói ra là một ly kỳ khác (Sư cô Hoa Nghiêm nói).

blankNói tóm lại Kinh Thích Ý Chân Chính được in trang trọng trong Lá Thư Làng Mai số 29 không phải là kinh do Phật thuyết. Kinh phải là do đức Phật nói ra, ngoài ra không một ai dám mạo dùng chữ Kinh, ngoại trừ Kinh Pháp Bảo Đàn do đức Lục Tổ thuyết. Chúng tôi viết bài này với mục đích làm sáng tỏ vấn đề, không phải trả lời riêng cho đạo hữu Nguyễn Đình mà hy vọng cho những thế hệ mai sau, thế hệ con, cháu, chắt, v..v.. khỏi lầm tưởng bài kinh này là kinh Phật thuyết.

BBT/TVHS
http://www.thuvienhoasen.org

Nguyên văn thư của đạo hữu Nguyễn Đình “Tôi được đọc bài kinh dưới đây trong “Lá Thư Làng Mai” số 29 ra ngày 12-01-2006. Mong quý thầy, quý cô, quý Phật tử cho biết biết kinh này nằm ở bộ đại tạng kinh Phật giáo nào? Xin cảm ơn.
Nguyễn Đình

Kinh Thích Ý Chân Chính

Đây là những điều tôi được nghe hồi Thầy còn cư trú gần Ẩn thành (Escondido), tại tu viện Lộc Uyển, trong rừng Sồi. Hôm đó, trời đã vào khuya, có một nhóm chó rừng đến thăm Thầy. Tiếng tru sôi nổi và thiết tha của chúng làm cả khu rừng sồi rung chuyển. Sau khi đảnh lễ Thầy với chân phải phía trước chỉ về hướng mặt trăng, vị trưởng lão chó sói xin tham vấn Người bằng một bài kệ:

Muôn loài đều thao thức
Muốn biết những thực tập
Có công năng đem tới
Sự thích ý chân chính
Xin Thầy thương chỉ dạy.
(Và sau đây là lời của Thầy):

"Được ở trong tăng thân
Sống hòa hợp cùng nhau
Dựng xây tình huynh đệ
Phụng sự mọi quốc gia
Là thích ý chân chính.

Có cơ duyên tu tập
Để chấp nhận, chuyển hóa
Thấy mình càng vững chãi
Thấy bạn tu trưởng thành
Là thích ý chân chính.

Biết hòa giải, tha thứ
Nhớ ơn hai gia dình
Tâm linh và huyết thống
Tập ái ngữ lắng nghe
Là thích ý chân chính.

Ngồi yên cho cha mẹ
Cho ông bà tổ tiên
Địa xúc trong từng bước
Ngồi ăn cơm thảnh thơi
Là thích ý chân chính.

Tạo trung tâm tu tập
Mở khóa tu thường xuyên
Nhà hát hóa thiền đường
Nơi ngục tù thiền tập
Là thích ý chân chính.

Chứng kiến các dân biểu
Nhà khoa học, thương gia
Cảnh sát, cựu chiến binh
Nếm Tịnh Độ hiện tiền
Là thích ý chân chính.

Tạo môi trường tươi mát
Giúp người trẻ trở về
Tái lập được truyền thông
Với xã hội, gia đình
Là thích ý chân chính.

Cùng tu, học, vui chơi
Dựng xây tình huynh đệ
Bảo hộ trân quý nhau
Như ruột thịt của mình
Là thích ý chân chính.

Tri túc, không cạnh tranh
Hơi thở là cam lộ
Nghe chuông biết trở về
Với sự sống nhiệm mầu
Là thích ý chân chính.

Không nói, không làm gì
Khi có cơn buồn giận
Không kẹt vào ý riêng
Biết tinh chuyên làm mới
Là thích ý chân chính.

Thong dong, không thấp thỏm
Hiện pháp thường an trú
Ái nhiễm hóa từ bi
Tiếp nối được tổ tiên
Là thích ý chân chính.

Thấy được rằng mọi loài
Đều cùng là huynh đệ
Trân quý ngồi bên nhau
Quá khứ đẹp dựng xây
Là thích ý chân chính.

Sáng thức dậy mỉm cười
Trọn một ngày thương yêu
Tối mãn nguyện thảnh thơi
Nhẹ đi vào giấc ngủ
Là thích ý chân chính.

Biết mình còn vụng dại
Nhưng đã có con đường
Cùng tăng thân cùng đi
Chẳng sợ sệt lo âu
Là thích ý chân chính.

Ai đang sống như thế
Đi đâu cũng đã về
Ngồi đâu cũng đã tới
Niết bàn trong hiện tại
Sống thường trực an vui."

Thầy đã nói xong. Đoàn chó sói tỏ ra rất sung sướng được nghe pháp nhiệm mầu này. Chúng đồng loạt đứng thẳng lên và tru một hồi thật dài. Chị Hằng mỉm cười một cách vừa lòng trên không gian cao rộng.

(sư cô Đẳng Nghiêm ghi lại)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5552)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6669)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6172)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6275)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 4942)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4501)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5643)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7396)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5267)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12499)