Quan Niệm Của Đức Phật Với Nữ Giới Như Thế Nào?

28 Tháng Tám 201000:00(Xem: 27472)
Xin cho biết quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào? Vì trong kinh sách chúng tôi vẫn chưa tìm ra được chỗ nào nói rõ về vấn đề này.

Trả Lời của Ban Tứ Vấn Tạp Chí Giác Ngộ
Quan Điểm Phật Giáo Về Nữ Giới, Nguyên tác: Tỳ-kheo-ni In Young Chung
Thích nữ Liên Hiếu dịch
Quan Điểm Của Phật Giáo Về Phụ Nữ, Như Hạnh
Địa Vị Người Phụ Nữ Trong Giáo Lý Đức Phật, Thích Nữ Huệ Hướng
Ni Giới Đài Loan Vận Động Huỷ Bỏ "Bát Kỉnh Pháp", Thích Giải Hiền
Bát Kỉnh Pháp Chướng Ngại hay Căn Bệnh Thời Đại, Thích Lệ Thọ
Bát Kỉnh Pháp, T.T. Thích Minh Thông
Nên hiểu và hành trì Bát kỉnh pháp như thế nào? - Thích Đồng Trí
Ai đủ tuệ giác để bỏ Bát kỉnh pháp - Tỳ kheo Thích Nhựt Chấn

TRẢ LỜI CỦA BAN TƯ VẤN TẠP CHÍ GIÁC NGỘ:

Đức Phật nhiều lần cố tình tránh né phụ nữ vì không ít lần họ đã khuấy nhiễu, cản trở việc hoằng hóa. Chuyện nàng Sundarì bị một số ngoại đạo thúc giục đóng vai một tín nữ ngưỡng mộ, hoặc Cincà giả vờ mang thai để hạuy tín của Ngài trước chúng hội, hoặc những phiền phức xảy ra của một số phụ nữ trong gia tộc Thích Ca, rồi chuyện của bà vương phi Yasodhara và bà dưỡng mẫu Mahàpajàpati khóc lóc than thở xin được thành lập giáo hội Tỳ Kheo ni… và nhiều chuyện động trời khác nữa. Đầy dẫy trong kinh tạng những lời phán xét của đức Phật về tính gian xảo, ích kỷ, che dấu, môi mép, mưu mẹo, không trung thành… của đàn bà. Thế nhưng họ có sức quyến rũ lạ thường đối với đàn ông, dù đó là bậc hiền triết cũng khó mà kiềm chế không cho dục vọng sinh khởi.

Này các Tỳ Kheo, ta không thấy một hình sắc nào làm say đắm tâm trí của đàn ông như hình sắc của đàn bà. Ta không thấy một âm thanh, mùi hương, vị, xúc nào làm say đắm tâm trí đàn ông như âm thanh, mùi hương, vị, xúc của đàn bà ( Tăng Chi Bộ).

Người đời cũng chua chát than vãn: “ Dùng lửa để thử vàng, dùng vàng thử đàn bà, dùng đàn bà thử đàn ông” quả thật không sai tí nào. Nhưng với một Thầy Tỳ Kheo chưa phá trừ kiết sử làm thế nào để chế ngự đây? Năm thứ 13 sau khi Phật thành đạo, chính phụ nữ là đối tượng để các thầy Tỳ Kheo đầu tiên phá hạnh thanh tịnh và Phật phải chế giới. Những “ sương phụ” Tỳ Kheo đã ruồng bắt những đức ông chồng trốn đi xuất gia bằng những trò tinh ma quỷ quyệt. Những thiếu nữ đa tình thuộc cấp thấp đã chết mê chết mệt trước những vị xuất gia trẻ đẹp, đạo hạnh ôm bình bát lang thang một mình. Giới luật vì thế ngày mỗi khắc khe, đức Phật cẩn thận khuyên các thầy Tỳ Kheo trẻ phải tâm niệm như đang gánh bó rơm khô trên vai mà phụ nữ là hầm lửa đang cháy phừng phựt, không được khinh suất lại gần. Phải tránh xa họ ra, đừng vì chút lợi dưỡng mà để họ phá sạch Thất Thánh tài thì coi như con đường giải thoát vô phần. Thầy A Nan cũng là một nan nhân của những phụ nữ ướt át tình cảm. Chuyện nàng Ma Đăng Già đã làm cho thầy quá khiếp đảm và luôn ở thế phòng ngự. Lúc Phật sắp nhập diệt, thầy A Nan đã đề cập đến vấn đề này với niềm thao thức cho các vị xuất gia sau này khi phải tiếp xúc với phụ nữ.

“ Này A Nan, không nên nhìn họ.
- Song nếu chúng con phải đối diện thì làm thế nào?
- Đừng bắt chuyện với họ.
- Nhưng nếu họ nói chuyện với chúng con thì sao?
- Chỉ nên nói vài lời và luôn tỉnh thức để phòng hộ tâm ý.

Nếu chỉ vì thế mà chúng ta kết luận rằng đức Phật ghét phụ nữ là sai lầm.

Ngay cả phương diện đạo đức của họ đức Phật cũng chưa bao giờ khẳng định là yếu kém tuyệt đối. Đại vương Pasenadi thất vọng vì hoàng hậu Mallikà đã sinh ra một công chúa thay vì một hoàng tử như hằng mong ước. Đức Phật an ủi bằng cách nói rằng một người nữ nếu thông minh và đức hạnh, biết tôn kính cha mẹ, trung thành tận tụy với chồng thì còn đáng quý hơn một nam nhi. Ngài còn khen ngợi gia chủ Nakulapità ở vùng Sumsumàragiri có được người vợ hiền như bà mẹ Nakula, khi ông lâm chung vì trọng bệnh, bà đã hứa với ông rằng bà sẽ nuôi nấng gia đình, giáo dục các con và sống hợp với đạo đức. Rồi đức Phật hết lời khen ngợi bà phu nhân Visakha đã bao dung không quở trách đứa nô tỳ bỏ quên chiếc áo choàng bạch điệp trong tinh xávà còn cảm ơn cô ấy đã giúp bà có cơ hội phát tâm cúng dường cho chư Tăng. Chính đức Phật công nhận Cù Đáp Ma Gầy là một vị Ni trì giới đệ nhất, đã từng dũng cảm vượt qua những cơn tai biến khủng khiếp trong đời: con đứa bị sói tha đứa bị nước cuốn, chồng thì bị rắn cắn, cha mẹ thì chết trong hỏa hoạn….

Đức Phật đã công khai xác nhận phụ nữ có khả năng chứng Niết Bàn, và thực chất thì khắp trong kinh tạng nói đến vô số các vị Tỳ Kheo ni và nữ đệ tử tại gia dự vào các quả vị Thánh. Dù hiện kiếp quả vị Vô thượng Bồ Đề không có phần của họ, nhưng không ít vị Ni vừa xuất gia tu tập đã nhanh chóng tiến đến quả vị cao nhất của bậc Thánh, A La Hán, bỏ xa nhiều thầy Tỳ Kheo công phu lâu năm.

Trong kinh tạng Palì, tất cả những câu chuyện kể những cuộc hội kiến giữa đức Phật và phụ nữ đều chứng tỏ Ngài xem họ bình đẳng với nam giới. Sự kiện một số nữ nhân ác hạnh hay tranh cãi và một số nữ nhân đã lôi cuốn các thầy Tỳ Kheo ra khỏi chánh đạo, vẫn không cản trở Ngài công nhận rằng: “ Nữ giới có khả năng đạt kiến thức cao và nhiều nữ nhân còn vượt hẳn nam nhi về lòng nhân từ và tận tụy hy sinh”. Ngài cũng biết rằng thông thường chính phụ nữ quyết định bầu không khí mộ đạo trong gia đình và dạy bảo con cháu các nguyên tắc đạo đức. Thực tế cho thấy có nhiều phụ nữ trong số người hộ trì Phật Pháp phần lớn là do đức Phật đã công nhận nữ giới có ý thức trách nhiệm và đầy đủ khả năng giải thoát mà các ngoại đạo sư đương thời kịch liệt phản đối.

Vì lý do này, nữ giới rất xúc động và bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đối với đức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5628)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6755)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6237)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6365)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5016)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4562)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5706)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7454)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5307)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12564)