Có Nên Tin Vào Duyên Số? Huyền Ngu - Quảng Tánh

28 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 39169)

CÓ NÊN TIN VÀO DUYÊN SỐ?
Huyền Ngu - Quảng Tánh


coituviboitoanHỎI:
Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có phải do tuổi tác của họ không hợp? Hay là do trong quá khứ họ đã tạo nghiệp nên trong hiện tại chịu quả báo cô đơn? Đây có phải là định nghiệp? Có thể chuyển nghiệp được không và chuyển bằng cách nào?

ĐÁP:

Về vấn đề bói toán, trước hết, xin nói rõ cho bạn biết rằng đạo Phật không có chủ trương bói toán, xem tuổi tác và ngày giờ tốt xấu để phán xét, đoán định vận mạng nơi quá khứ, hiện tại, vị lai. Đạo Phật chủ trương nhân quả và nghiệp báo, với mục đích tìm ra những nguyên nhân hình thành ác nghiệp rồi khắc phục, cải tạo nhân xấu thành nhân tốt và chuyển hoá ác nghiệp thành thiện nghiệp để hoàn thiện nhân cách và đời sống của chúng sanh. Do đó, theo Đạo Phật, những bất hạnh và đổ vỡ trong đời sống hôn nhân của bạn và nhiều người khác không phải là do tuổi tác xung khắc hoặc phạm vào Cô thần, Cô quả như bạn nói. Đó chính là kết quả của Nghiệp do tự thân bạn tạo ra rồi trở lại chi phối, tác động làm tan vỡ đời sống hôn nhân của chính bạn.

Nghiệp là một năng lực được tạo ra do những suy nghĩ, lời nói và hành động có chủ ý. Có nhiều Nghiệp được tạo ra trong quá khứ, quyết định một phần tính cách, hình dáng và hoàn cảnh của một cá nhân. Tuy nhiên, ảnh hưởng và chi phối phần lớn đời sống chúng ta là những Nghiệp được tạo ra trong hiện tại. Như vậy, sự đổ vỡ trong hôn nhân của các bạn ắt hẵn có một phần nguyên nhân của những nghiệp duyên quá khứ nhưng những nghiệp duyên do các bạn tạo ra trong hiện tại giữ vai trò rất quan trọng, gần như quyết định. Những người có học vấn cao, thành đạt trong nghề nghiệp nhưng không phải ai cũng có khả năng chuyển hoá để phù hợp, hòa thuận, sống hạnh phúc với người bạn đời của mình. Sự tổn thương và rạn nứt trong tình cảm vợ chồng, nếu không biết hàn gắn theo thời gian sẽ dẫn đến đổ vỡ. Tiến trình đi đến phá sản hạnh phúc hôn nhân là cả một quá trình tạo nghiệp theo chiều hướng tan vỡ. Nếu nghiệp nhân được tạo ra không mang tính chất cảm thông, thương yêu, chia sẻ và gắn bó thì làm sao tránh khỏi nghiệp quả ly tan.

Tính chất cơ bản của nghiệp là bất định tính. Nghiệp luôn luôn chuyển biến theo hướng thiện hoặc ác tuỳ theo sự tạo nghiệp của thân, khẩu và ý trong đời sống hiện tại của cá nhân. Vì thế, sự đổ vỡ trong hôn nhân tuy có sự tham gia của nghiệp nhân quá khứ nhưng chỉ mang tính tiền đề. Nếu biết cải tạo nghiệp cũ và xây dựng nghiệp mới, tức biết thông cảm, hiểu và thương nhau thật sự, thì “nghiệp cũ đổ vỡ” sẽ bị nghiệp mới là “chia sẻ và thương yêu” triệt tiêu. Vì nghiệp không có định tính cho nên không có định nghiệp. Càng không có định nghiệp theo kiểu số mạng như là “chúng tôi phải chia tay vì duyên số của chúng tôi như vậy”. Đây chính là sự yếu hèn và thiếu sáng suốt của khá nhiều người. Đúng ra, trách nhiệm phải quy về tự thân vì chính cá nhân đó không nỗ lực cải tạo và xây dựng thiện nghiệp của chính mình, lại đem tất cả đổ lỗi cho duyên số, số phận và định mệnh.

Tu tập để chuyển hóa, sửa đổi và thăng hoa nghiệp lực của chính mình là mục đích sống của người Phật tử. Trong đời sống hôn nhân và gia đình thì sự thực tập Chánh pháp để xây dựng hạnh phúc lại càng được chú ý hơn. Hạnh phúc hay khổ đau là do chúng ta tự tạo dựng và quyết định. Không ai có quyền và có thể chi phối đời sống của chúng ta.

Trong kinh tạng, Đức Phật đã dành cho hàng đệ tử tại gia không ít những lời dạy, những phương pháp thực tập để xây dựng đời sống hôn nhân và gia đình hạnh phúc. Cốt lõi của của những lời dạy này không ngoài sự chuyển hoá ba nghiệp của thân, khẩu và ý. Muốn chuyển hoá tốt, trước hết phải tu tập chánh niệm. Phải ý thức một cách rõ ràng về những suy nghĩ, lời nói, hành động của mình đang và sắp xảy ra. Nếu đó là những suy nghĩ, lời nói và hành động đem đến chia rẽ, hận thù và đổ vỡ… thì ngay lập tức chủ thể phải nỗ lực diệt trừ chúng khi còn trong ý niệm. Ngược lại, những suy nghĩ, lời nói và hành động mang đến cảm thông, hiểu biết, yêu thương… thì cần phát huy đến chỗ hoàn thiện. Phải biết lắng nghe những tâm tư, hoài bão và những uẩn khúc của người bạn đời của mình thật sâu sắc để hiểu được họ. Không những thế, phải lắng nghe những tâm sự của chính mình để hiểu mình. Hiểu được mới thương được. Hiểu nhau là cơ sở của thương yêu đồng thời thương yêu là chất liệu để nuôi dưỡng, là nhịp cầu nối liền cảm thông để hiểu nhau thêm trọn vẹn. Chuyển hóa ba nghiệp, thiết lập được hiểu biết và thương yêu là phương pháp xây dựng đời sống hôn nhân và gia đình hạnh phúc theo lời Phật dạy.

(Theo Phật pháp bách vấn, tập I)


Bài đọc thêm:

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ VẤN ĐỀ XEM TỬ VI BÓI TOÁN - Tâm Diệu


Xem thêm một câu chuyện liên quan đến bói toán tử vi:

Lục đục đầu năm vì đi xem bói

09-02-2011 | 16:25

Nghe thày phán thấy vậy chị Linh ù tai, chóng mặt, máu ghen nổi lên đỉnh đầu. Không đợi mấy chị bạn xong lượt, chị hùng hục ra bến xe về ngay trong đêm...

Nhà cửa quanh năm không một lời qua, tiếng lại giữa hai vợ chồng. Chồng lúc nào cũng nâng niu, chiều chuộng vợ, còn vợ lúc nào cũng nín nhịn mỗi khi chồng “khùng” vô lí… ấy vậy mà mấy hôm nay, vừa ra Tết được mấy ngày, gia đình anh Lý liên tục lời qua tiếng lại, lúc lúc lại có tiếng bát đũa vỡ toang xen tiếng quát to của anh và tiếng rên rỉ, đay nghiến của chị…


Mọi chuyện đều xuất phát từ lời phán của ông thày mà chị Linh – vợ anh vì nghe lời tung hô “thày phán rất chuẩn” của mấy chị bạn cùng cơ quan tới nhà chúc Tết đầu năm, hơn thế, năm nay lại là năm tuổi của chồng nên chị Linh quyết tâm để con nhỏ ở nhà cho chồng chăm và cùng mấy chị bạn lặn lội tới tận Thái Nguyên xem bói.
Vật vờ xe khách mất mấy tiếng đồng hồ, nôn thốc nôn tháo vì say xe, đến cổng nhà thầy thì người ngồi xếp thành từng hàng dài dặc, mặt chị dài thuỗn ra vì mệt. Chầu chực mãi cuối cùng gần hết ngày mới đến phiên chị nghe “thày phán”. Vào lạy lụp thày, đặt tiễn lễ xong, thày mới thoáng liếc lên nhìn gương mặt chị một hồi rồi trầm ngâm: “Cô có tướng ăn sung ở sướng nhưng lại chẳng may gặp phải người chồng có tật bồ bịch. Của nả trong nhà lâu nay bị chồng thậm thụt mang đi cho vợ kế. Năm nay nhà cô có vận đen có thể dẫn tới li tán gia đình…”, nghe thày phán thấy vậy chị Linh ù tai, chóng mặt, máu ghen nổi lên đỉnh đầu. Không đợi mấy chị bạn xong lượt, chị hùng hục ra bến xe về ngay trong đêm.

Về đến nhà thì cũng gần 2 giờ sáng. Không rón rén cũng chả đắp lại chăn nhẹ nhàng cho chồng như mọi khi. Chị giật tung chiếc chăn đang đắp trên người anh ra rồi gào lên lúc nửa đêm: “Anh dậy ngay cho tôi. Hóa ra lâu nay sung sướng đẫy với con nào nên về nhà chỉ việc chổng chân lên ngủ. Anh khai ram au, nó ở đâu?...”, anh Lý trong cơn ngái ngủ còn không hiểu vợ đang nói gì, làm gì bèn đưa tay giật lại cái chăn, toan nằm xuống ngủ tiếp thì chị khóc tu tu xông vào cào cấu, đánh chồng: “Ôi giời đất ơi! Thế là rõ mười mươi rồi. Chồng ơi là chồng…” lúc này thì anh Lý mới tỉnh ngủ hẳn. Phải một lúc lâu, vừa chống đỡ lại vợ, vừa chắt lọc những lời vợ nói thì anh mới hiểu cơn giận của vợ xuất phát từ lời thày phán.

Thanh minh cách nào, lí luận kiểu gì rằng mình trong sạch không có bồ bịch nào hết, vợ anh càng như cuồng lên, cô không tin tiếp tục dùng những lời nhục mạ chồng, khiến anh nổi nóng tát cho vợ một cái ngã dúi vào tường.

Hai vợ chồng từ hôm đó mặt nặng mày nhẹ, vợ một góc, chồng một góc, chị Linh thì suốt ngày bóng gió xa xôi bồ này, bồ kia. Chán vì nói vợ mãi không được, anh Lý đâm ra cục cằn, tìm rượu giải sầu, hễ nghe vợ nhắc tới từ bồ bịch là bát đĩa lại bay vèo vèo trong nhà và vỡ toang.

Cũng giống như trường hợp của chị Linh, anh Lý, cuộc hôn nhân của vợ chồng Quân, Thoan cũng đang “te tua” vì lời phán của thày. Khi nghe lời thày phán chồng có bồ, lại đã kịp sinh được đứa con, Thoan khóc rú lên trước mặt thầy rồi cúi rạp xuống xin thầy “chỉ đường, dẫn lối”. Đặt cái lễ mất ngót nghét gần năm triệu đồng để “giải hạn” xong xuôi, Thoan về nhà tìm đủ mọi cách để chuyện chồng có bồ được “ra ngô, ra khoai”. Suốt từ hôm mồng hai Tết, Thoan lúc nào cũng lầm bần khấn trước gia tiên xong lại quay ra, khai thác triệt để chồng. Chồng cứ rục rich chuẩn bị đi đâu chúc Tết là Thoan lại chặn ngay trước đầu xe, không cho đi. Ba ngày Tết trở thành cực hình đối với anh Quân. Bực chồng không xong, Thoan quay sang cáu giận với con cái, nhà lúc nào cũng có tiếng ri rỉ khóc trong những ngày đầu năm.

Không chịu nổi vì lí do ghen vô lí của vợ, anh Quân đặt lá đơn li dị trước mặt vợ với một câu phán xanh rờn cũng chả khác gì lời phán của thày khiến chị phải khóc tu tu: “Đây cô kí đi!”.

(Báo Người Đứa Tin của Hội Luật Gia Việt Nam)

 





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9950)
Nghi thức cúng cô hồn với tên gọi “Mông sơn thí thực” là nghi thức do Phật giáo Trung Quốc biên soạn, đức Phật không hề dạy nghi thức này. Người TQ cho rằng TQ cho rằng “sống là tạm bợ trên dương thế, chết là về với âm phủ lâu dài”; cũng giống với người TQ, người Ai Cập cổ xưa tin rằng dưới lòng đất mới là cảnh giới sống vĩnh hằng.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6818)
Một ngày kia, vừa bước chân vào lớp, sư Ashim Chakma và các sư cùng lớp đều gọi tôi bằng một ngôn từ tiếng Việt rằng: Khất sĩ. Một sự ngạc nhiên và cảm xúc tràn dâng, đúng chúng ta là Khất sĩ.
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9045)
Về phương diện xuất gia giải thoát, thì không dễ như bạn đã hình dung. Vì nếu muốn được sự giải thoát thì không chỉ dựa vào yếu tố buông bỏ hoặc buông xả, vì nó chỉ là bước đầu tiên của ý niệm từ bỏ hay xa lánh.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7812)
Tôi vốn rất tin tưởng vào các quan điểm của Phật giáo, tuy hơi thắc mắc về chuyện liệu 29 năm qua đi cha tôi đã đầu thai chưa? Việc mỗi khi có sự kiện gì lớn trong gia đình tôi lại mơ thấy cha mình, lúc nhiều lúc ít, liệu đây có phải là cha tôi vẫn còn chưa siêu thoát và vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình chúng tôi?
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11774)
Vấn đáp: Danh xưng trong Phật Giáo Việt Nam. Các cấp giới phẩm, Long cung và ngài Long Thọ, niềm tin trong đạo Phật, lạm dụng danh xưng hóa thân (Pháp Vương), niệm Phật vãng sanh, niệm Phật một cách cực đoan, Phật hóa gia đình
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10246)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6183)
Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ.
27 Tháng Mười 2015(Xem: 11273)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7951)
HỎI: Tại sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn giàu có sung sướng, còn những người hiền lương lại hay bị hoạn nạn và nghèo khó? Luật Nhân Quả có bất công hay không?
25 Tháng Mười 2015(Xem: 7566)
Kính bạch thầy. Con là sa di Trung Thắng mới xuất gia được hơn một năm. Con kính xin thầy chỉ dạy thế nào là Chánh mạng đối với người xuất gia để con có được định hướng thích đáng trong việc tu học. Con xin kỉnh lễ tri ân Thầy.