Đi Tu: Lánh Đời Hay Đương Đầu Với Cuộc Sống?

25 Tháng Tám 201300:00(Xem: 26431)

ĐI TU
LÁNH ĐỜI HAY ĐƯƠNG ĐẦU VỚI CUỘC SỐNG?

thichkiennguyet_0Đi tu hay không đi tu là “duyên” của mỗi người trong cuộc sống. Nhưng, theo thầy Thích Kiến Nguyệt, Trụ trì Trúc Lâm Thiền viện Tây Thiên không phải cứ ai muốn đi tu đều được chấp nhận…

(Hình bên: Thầy Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Trúc lâm Thiền viện Tây Thiên)

Đi tu phải được sự đồng ý của người thân

Như chúng tôi đã có bài phản ánh về việc một số ông chồng tự nhiên đòi xuống tóc đi tu trước sự ngỡ ngàng của người thân. Phân tích ở góc độ tâm lý, hành động này là hành vi chạy trốn. Nhưng, ở góc độ người trong cuộc, thầy Thích Kiến Nguyệt, Trụ trì Trúc lâm Thiền viện Tây Thiên chia sẻ: Đối với đạo Phật, người được xuất gia là một đại nhân duyên, Người có túc duyên nhiều đời thì không còn tâm ham muốn hưởng thụ ngủ dục nên mới xuất gia chịu cảnh ăn uống kham khổ, mặc đồ nâu sòng, hoại sắc. Những ai còn ham muốn ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) thì khó đi trọn đường tu.

Ngoài ý chí nguyện lực của mình, người xuất gia còn phải được sự cho phép của cha mẹ và chính quyền địa phương thường trú (nếu là vị thành niên (dưới 18 tuổi), nếu đã có gia đình thì phải có sự đồng ý, sự cho phép của chồng hoặc vợ. Đây là điều mà giáo hội Phật giáo ViệtNam và Hiến chương Phật giáo đã qui định, người xuất gia thọ giới pháp (phải có đơn xin xuất gia, đơn cho phép của cha mẹ, hoặc chồng – vợ , và xác nhân của Chính quyền địa phương thường trú, thì mới được cứu xét đơn cho thọ giới phẩm để tu. Khi vào đạo rồi còn biết bao nghịch cảnh, chướng duyên thử thách, khiến nhiều người không đi trọn được con đường hướng đến giác ngộ, giải thoát mà mình đã chọn trước đó.

Đi tu chỉ là một trong nhiều lựa chọn trong cuộc sống

Việc một số người chọn cách đi tu, theo nhận định của nhiều chuyên gia, chỉ là một trong nhiều lựa chọn trong cuộc sống. Bởi, trên thực tế, có nhiều người chọn cách đối đầu với cuộc sống thực tại. Bằng chứng là cũng có những người chọn cách cực đoạn: tự tử để giải quyết nỗi đau của cuộc sống; có người bằng lòng với cuộc sống thực tại của bản thân mình… Trong muôn vàn chọn lựa về cách sống của mỗi người, những người chọn cách xuống tóc đi tu theo Thầy Thích Kiến Nguyệt, là vì mỗi người có một cái “duyên” riêng.

Theo phân tích của thầy Thích Kiến Nguyệt, trong thời gian vừa qua đất nước chúng ta có chiến tranh, nên có nhiều người hoạt động cách mạng không thành công bị địch truy lùng, vào chùa ẩn dương nương Phật, có người trốn quân dịch, cũng có người thất tình, làm ăn thất bại, thất chí, tuổi già không con cháu nương tựa… Từ đó có nhiều người xem đạo Phật là tôn giáo bi quan yếm thế.

Tuy nhiên, đối với những người có “túc duyên nhiều đời” (những người nhiều đời là thầy tu), lại mang nhiều ý nghĩa. Việc chọn lựa xuống tóc đi tu của một số người là bởi quan niệm đến với đạo Phật là để thực hành lời Phật dạy rồi tự mình “ngộ” ra vấn đề, thấy được chân lý. Từ đó mới hiểu được tại sao một vị hoàng đế anh hùng của dân tộc, đang hưởng thụ ngũ dục cao nhất, đang nắm quyền lực cao nhất mà lại từ bỏ ngai vàng, nhường ngôi cho con (trường hợp đức vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, năm Ngài 35 tuổi), chắc hẳn không phải đi tu để trốn chạy cuộc đời thực của mình, để đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nào đó.

Vấn đề quan trọng nhất trong cuộc sống này của mỗi con người là trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội. Nếu mỗi người đều muốn làm những điều tốt đẹp cho bản thân và vẫn nghĩ đến cộng đồng, xã hội thì cuộc sống của mỗi người sẽ thực sự có ý nghĩa hơn và cùng hướng đến một mục tiêu, làm cái gì đó để ngày mai tốt đẹp hơn.

Trúc Dân

 

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11274)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi:
23 Tháng Tám 2015(Xem: 7215)
Tôi đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin tưởng vào nhân quả. Nhưng có hai vấn đề hiện tôi vẫn chưa hiểu rõ: 1- Ví như đời này tôi giết một con chó, đời sau đủ nhân duyên tôi và con chó đều được tái sinh, và con chó ấy giết lại tôi thì đúng vì tôi phải trả mạng lại cho nó. Nhưng
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14620)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6017)
Hãy thính Pháp với càng nhiều vị giảng sư càng tốt bởi đó là điều kiện mình sẽ được tiếp cận nhiều nguồn truyền thụ phong phú từ nhiều bộ óc khác nhau. Không nên chỉ chăm chăm nghe Pháp độc nhất với một vị dù đó là thần tượng trong tâm đi nữa
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 7090)
...chồng chết thủ tiết nuôi con theo quy chuẩn tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Người nữ lúc nhỏ thì theo cha, đến khi lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con), hoàn toàn xa lạ với nhân quả và đạo đức nhân bản của Phật giáo.
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 3978)
lo sợ vì tâm ác tự khởi dù không muốn
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4159)
Tôi tu tại gia thì mặc áo tràng màu gì Và kinh nhật tụng bản triếng việt mua ở đâu hay tên kinh sách
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 7092)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 4522)
Tôi là một người mới học tu theo pháp môn Tính Độ. Vì có quá nhiều nghiệp ác nên đầu óc không được thành tịnh khí niệm Phật. Tôi muốn niệm Phật và lạy Phật để sám hối những nghiệp chướng của mình. Tôi mỗi ngày niệm Phật và lạy Phật tương đối khá thường xuyên. Vì muốn sám hối những nghiệp ác của mình nên đã học thuộc chú Đại Bi. Tôi mỗi ngày trước khi đi làm có niệm chú nhưng muốn khi đi làm, lúc đi bộ miệng đọc chú để khỏi quên và cũng nhân thể được giảm bớt ác nghiệp của mình. Kính thưa Ban Biên Tập có thể cho ý kiến cho một vài câu hỏi sau: 1. Niệm chú trong lúc đi bộ không chắp tay lạy có được không? 2. Đọc kinh A Dì Đà trước bàn làm việc, thỉnh thoảng phải bốc điện thoại hoặc không chắp tay lạy có tội không? Kính mong Ban Biên Tập trả lời nhưng thắc mắc này để tôi có thể yên tâm đọc kinh và đọc chú trước khi làm việc mà không mắc tội. Chân thành cảm ơn Ban Biên Tập