Ăn chay nhưng phải nấu mặn cho chồng con

06 Tháng Mười Một 201522:04(Xem: 9458)

Hỏi: Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không? (Phật tử Như Liên hỏi tại chùa Bửu Châu – Trà Vinh 3/9/2015 – 21.7.Ất Mùi)

anchay-rau-quaĐáp: Để giải đáp cho thắc mắc của cô, trước tiên sư chia sẻ với cô câu chuyện sau:

Dưới thời Đức Phật, có một cô đắc được Thánh quả Tu-Đà-Hườn (quả vị thấp nhất trong 4 tầng đạo quả của bậc thánh, quả vị này vẫn được lập gia đình). Để đắc được đạo quả Tu-Đà-Hườn này phải là người đoạn tuyệt hoàn toàn nghiệp sát sanh. Tuy nhiên, cô này lại có chồng làm nghề thợ săn. Mỗi ngày, cô này đều phải chuẩn bị cung tên cho chồng vào rừng đi săn bắn. Cô đã làm việc này trong thời gian rất dài. Vì cô ấy là bậc thánh nên các vị tỷ khưu biết được chuyện đó mới bàn tán vào ra. Theo những bàn tán đó thì cô này đã đắc quả vị Tu-Đà-Hườn mà còn làm như vậy thì không biết là đúng hay sai? Có đúng với chánh pháp không? Có phù hợp với đạo hạnh của bậc thánh Tu-Đà-Hườn hay không? Những bàn cãi qua lại này mãi không tìm ra được một đáp án thống nhất vì các vị tỷ khưu mỗi người một lý lẽ để phản biện cho hành động của cô đó. Cuối cùng, các vị quyết định tham vấn

Đức Phật Tổ để nhờ Ngài giải đáp.

Đức Phật mới trả lời rằng: việc làm của cô đắc được quả vị Tu-Đà-Hườn là hoàn toàn ĐÚNG. Cô làm công việc hằng ngày đó vì vai trò bổn phận của một người vợ đối với chồng. Cô làm hoàn toàn vô tâm và không để tâm dính chấp vào cái nghiệp sát.

Còn đối với cô Như Liên, cô là người ăn chay trường nhưng cô vẫn đi chợ thực hiện bổn phận người vợ, người mẹ để mua và chế biến cá thịt cho chồng cho con thì cô là người đại trí huệ. Vì rằng, chồng cô ăn cá thịt, con cô ăn cá thịt mà cô không làm thì đó là cô thiếu trách nhiệm trong vai trò của người vợ, người mẹ. Còn nếu cô cố ý lôi kéo, ép buộc chồng con cô ăn chay mà họ hoàn toàn chưa thực sự sẵn sàng thì dẫn tới việc lục đục, xào xáo, mâu thuẫn trong gia đình. Người chồng có thể vì thế mà bất mãn dẫn tới việc xa cách trong đời sống tình cảm vợ chồng gây đổ vỡ hôn nhân. Thậm chí, người chồng người con còn có thể có những phản ứng tiêu cực lại với tăng sĩ, chùa chiền và pháp môn mà cô đang tu học. Điều này đi ngược lại với giáo huấn của Đức Phật. Vì tiêu chí cho các lời dạy của Ngài là để giáo dục cho đạo đứcvà phạm hạnh của con người. Giúp cho họ tìm được hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại. Bây giờ, đi chùa mà gia đình xào xáo, đổ vỡ thì đó hoàn toàn không phải tu theo đúng chánh pháp. Do vậy, nếu được thì khi cô đi chợ, cô tránh mua những thực phẩm còn tươi sống. Cô mua các thực phẩm đã được sơ chế qua để hạn chế nghiệp sát sanh. Nếu cô làm được điều này thì cô đã tu đúng theo luật Tam Tịnh Nhục (không thấy, không nghe, không nghi) của Đức Phật dạy. Vậy là cô vừa giữ được giới đạo vừa hòa hợp được với lẽ thường tình ở đời.

Trích sách “Vn Đạo vi Sư Thin Minh”, Phn I: Tình Yêu Trước Cng Chùa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5552)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6669)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6172)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6275)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 4942)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4502)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5643)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7397)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5267)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12500)