Sự thật về cúng cô hồn vào mùng 1 & 15 hàng tháng

03 Tháng Mười Hai 201516:02(Xem: 9514)

SỰ THẬT VỀ CÚNG CÔ HỒN
VÀO MÙNG 1 & 15 HÀNG THÁNG

Thích Nhật Từ

Hỏi: “Chúng con muốn cúng thí thực cô hồn vào ngày sóc vọng mùng 1 - 15 hàng tháng, chúng con đọc bài ‘Mông sơn thí thực’ trong Kinh nhật tụng nhưng lại nghe có người nói việc cúng chúng sinh ngoài trời chỉ thích hợp ở chùa, có quý sư tu hành thanh tịnh; người tại gia nếu cũng cúng tương tự sẽ kéo theo tình trạng trong nhà bị phá phách, nhất là cúng ở ngoài giờ đã định nhiều khi có hại hơn là có lợi. Xin thầy chia sẻ vấn đề này”.

Trả lời:
cung-co-honNghi thức cúng cô hồn với tên gọi “Mông sơn thí thực” là nghi thức do Phật giáo Trung Quốc biên soạn, đức Phật không hề dạy nghi thức này. Người TQ cho rằng TQ cho rằng “sống là tạm bợ trên dương thế, chết là về với âm phủ lâu dài”; cũng giống với người TQ, người Ai Cập cổ xưa tin rằng dưới lòng đất mới là cảnh giới sống vĩnh hằng. Cho nên kho còn sống các vị vua không chăm sóc cho người dân, thu gom ngọc ngà vàng bạc châu báu chôn ở dưới đế kim tự tháp, ướp xác để mình tiếp tục được sống và hoàng hậu, cung tần mỹ nữ từng được vua sủng ái đều phải bị chôn sống theo. Người TQ đã có cải biên về tập tục này, thay vì chôn vàng thật, họ đốt giấy vàng mã; thay vì làm kim tự tháp tốn tiền thật, họ làm nhà giấy vàng mã; thay vì chôn người chết thật là phạm pháp họ chôn người hình nộm.

Dù có cải biên, phong tục tập quán của người TQ và Ai Cập cổ đều là mê tín giống như nhau, cho nên người TQ tin rằng có 10 loại cô hồn, nếu không được cúng và cầu siêu họ sẽ không thể được siêu thoát. Cho nên các chùa TQ vào 4 giờ chiều đều cúng nghi thức cúng cô hồn và phẩm vật cúng cô hồn thật ra chỉ là 1 chung nước nhỏ đường kính 3cm, chiều cao 3cm, trong đó chỉ bỏ 7 hạt cơm. Bằng sự quán tưởng, người TQ tin rằng thế giới ma quỷ ăn no đủ từ 1 chung 7 hạt cơm đó - đó là cường điệu và hoang tưởng. Vì theo đức Phật sau khi chết Nghiệp dẫn chúng sanh tái sinh trong Luân hồi.

Đã trở thành thói quen nhiều thế kỷ rồi, các chùa VN tiếp tục cúng cô hồn và nhấn mạnh đến việc cúng cô hồn này, từ đó có nhiều thầy cường điệu qua các câu chuyện ly kỳ và từ đó người ta đồn thổi với nhau sau khi chết ma quỷ vẫn chưa siêu. Vài chục năm, vài trăm năm, vài nghìn năm, điều đó trái với Phật học vừa trái với khoa học hiện đại. Một số nhà sư TQ còn cường điệu: đang khi cúng cô hồn, nếu lỡ mà mình nghĩ đến chìa khóa thì các cô hồn này chỉ nhai chìa khóa không, nếu nhà sư đó nhớ đến các cục đá cục đất thì cô hồn chỉ ăn đá và đất, nếu lỡ người cúng nghĩ đến vàng vòng thì các cô hồn này hưởng vàng vòng là không có thật. Cúng là 1 hình thức tưởng niệm, mục đích của sự tưởng niệm này để nối kết văn hóa “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ đời sau dành cho ông bà tổ tiên đã qua đời.

Cho nên, chỉ có những chùa tu theo Tịnh Độ tông kiểu TQ mới cúng cô hồn vào 4 giờ chiều tại các chùa; VN mô phỏng TQ 100% nên chùa nào tại VN cũng cúng cô hồn vào 4 giờ chiều. Do vậy, người Phật tử tại gia không nên làm việc đó vì không cần thiết và không có giá trị thiết thực gì. Thay vì dành 45 phút cho nghi thức Mông sơn thí thực, các Phật tử hãy đọc các bài Kinh thuần Việt, mở mang trí tuệ hoặc đến chùa làm công quả, tham gia các hoạt động từ thiện, làm công ích gì đó – giá trị thiết thực cao hơn nhiều lắm. Vì đặt nặng vào nghi thức cúng cô hồn, Phật giáo TQ, VN, Nhật Bản, Triều Tiên, Tây Tạng rơi vào việc biến đạo Phật thành đạo đám ma. Ở Nhật Bản người ta có 1 câu rất đau lòng: “Muốn tổ chức sinh nhật linh đình, hãy vào các đền thờ Thần Đạo – đạo riêng của người Nhật, họ tổ chức thôi nôi, sinh nhật rất hay. Nếu muốn tổ chức các lễ cưới linh đình, hãy vào các nhà thờ Công Giáo, Tin Lành, vì tại đây lễ cưới rất trang trọng; muốn tổ chức đám ma linh đình, hãy vào nhà chùa.” Vì mỗi đám ma, các Phật tử mời đến vài chục nhà sư, mấy chục Phật tử cùng hộ niệm, như vậy đạo Phật đã trở thành đạo hốt xác.

Một nhà sư nếu chịu khó đi giảng kinh thuyết Pháp có thể độ được vài chục ngàn Phật tử, khi còn sống nghe giảng còn chưa chắc hiểu được, hiểu rồi chưa chắc vượt qua được nghiệp chướng; huống hồ ngay cái chết, tâm thức của hương linh chuẩn bị tái sinh rối bời, vừa tiếc nuối, vừa sợ hãi, vừa lo lắng, vừa bấn loạn, … tâm trí đâu mà lắng nghe, có nghe cũng rất khó có thể làm được. Cho nên trở về với đạo Phật gốc, chúng ta (bao gồm cư sĩ và Phật tử) hãy độ người còn sống đúng với lời Phật dạy. Khi người còn sống đó, có đời sống đạo đức, nhập thế, năng động, tích cực; khi chết chẳng cần ai tụng kinh, người đó tái sanh ngay lập tức dựa vào Nghiệp thiện do chính mình tạo dụng được. Đó là cách tu rất thiết thực, còn tại các chùa hiện nay người ta vẫn tiếp tục tụng bài Kinh cúng cô hồn; thay vì tụng bài kinh cúng cô hồn, chúng ta hãy đọc bài kinh đạo đức (Kinh 5 điều đạo đức, Kinh 10 điều đạo đức, Kinh 8 điều đạo đức, Kinh phước báu, Kinh lời vàng Phật dạy) đều là những bài Kinh người đọc tụng có thể phát triển đạo đức và nhân cách cao thượng.


Do đó, muốn cho đạo Phật phát triển, chúng ta phải mạnh dạn tách rời sự nô lệ văn hóa vào TQ. Phật giáo VN, phải tách rời sự nô lệ Phật giáo vào văn hóa Phật giáo TQ và trở về với đạo Phật gốc. Chúng ta không tốn thời gian mà đạt được được những kết quả rất lợi lạc, thiết thực.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5622)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6753)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6230)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6358)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5015)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4551)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5688)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7451)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5304)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12561)