Quán chiếu duyên nghiệp để nhẹ lòng hơn

28 Tháng Mười Một 201608:03(Xem: 5464)
QUÁN CHIẾU DUYÊN NGHIỆP ĐỂ NHẸ LÒNG HƠN
Nhiên Như - Quảng Tánh


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
HỎI: 
Tôi có một người bạn, bạn ấy không may mắn bị hãm hiếp và có thai. Vì nhiều lý do và khủng hoảng về mặt tâm lý nên bạn ấy đã phá thai. Về sau trở thành Phật tử, bạn ấy suy nghĩ lại và rất ân hận vì hành động của mình khiến suy sụp tinh thần. Mong quý Báo có thể giúp cho những lời khuyên để bạn ấy vượt qua cú sốc tinh thần đồng thời khuyên bạn ấy nên làm gì để thai nhi được siêu thoát? (NGUYÊN NHÃ, nguyennha0989@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Nguyên Nhã thân mến!

Mỗi người sống ở đời đều có một hoàn cảnh riêng, họ thường suy tư về đời mình “vì đâu mà nên nỗi” cũng theo những cách khác nhau. Có người thì cho rằng, cuộc đời mình được sắp đặt bởi ý chí của các đấng thiêng liêng. Người khác thì cho rằng, tất cả được mất buồn vui âu cũng là số mệnh. Người Phật tử thì không nghĩ như vậy, những diễn biến của đời mình là kết quả tất yếu của nghiệp cũ và nghiệp mới do chính mình đã làm trong quá khứ xa và gần tạo nên. Hoàn cảnh hiện tại là biểu hiện cụ thể Nhân quả-Nghiệp báo của chính mình. Người Phật tử cần thấy rõ Nhân quả-Nghiệp báo để bình tâm mà lập chí hướng thượng. Nghiệp cũ đã tạo thì chấp nhận, nghiệp mới đang tạo (mình hoàn toàn chủ động) thì cố trau dồi cho thanh sạch thiện lành để tạo nên quả tốt ở tương lai.

Trước đây, bạn ấy đã gặp bất hạnh (bị hãm hiếp), rồi bị khủng hoảng tâm lý nên tạo ác nghiệp (phá thai). Nay đã là Phật tử, bạn ấy cần nương vào giáo pháp để quán chiếu thấy rõ duyên nghiệp của chính mình. Ắt hẳn vì trong quá khứ mình đã tạo nghiệp nhân cưỡng bức người, nay nghiệp quả đến, và bạn ấy cũng đã trả. Điều cần làm trong hiện tại là xả buông, không oán hậntha thứ cho người đã hãm hại mình. Thù hận và tìm cách rửa hận chỉ làm cho mình khổ đau hơn, oán đối chập chùng không bao giờ dứt được.

Ác nghiệp phá thai cũng vậy. Tạo nghiệp thì cũng đã tạo rồi. Người Phật tử khi đã biết tội thì hãy thành tâm sám hối. Bạn cần lễ bái Tôn hiệu chư Phật, thành tâm bày tỏ tội lỗi của mình, cầu Tam bảo chứng minh cho sự sám hối ấy, mong con tha thứ cho sự nóng giận và si mê của mình. Chí thành lễ sám lâu ngày cùng với nỗ lực làm thiện thì tội diệt phước sinh, duy trì mãi cho đến lúc thấy lòng bình yên, thanh thản.

Riêng vấn đề hương linh (con của bạn ấy) tái sinh vào đâu là tùy thuộc vào duyên nghiệp của vị ấy. Người thân chỉ có thể làm các việc phước thiện (bố thí, cúng dường, giữ giới, tu học…) rồi hồi hướng công đức, phước báo cho hương linh. Cho dù ở đâu thì hương linh người thân của mình đều được lợi ích. Để an lòng hơn, bạn ấy nên đến chùa nhờ chư Tăng cầu siêu cho con, ký linh vào chùa, hàng ngày đi chùa tụng kinhtu học, đem phước đức ấy hồi hướng cho con và cho tất cả.

Chúc bạn tinh tấn!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6415)
Một ngày kia, vừa bước chân vào lớp, sư Ashim Chakma và các sư cùng lớp đều gọi tôi bằng một ngôn từ tiếng Việt rằng: Khất sĩ. Một sự ngạc nhiên và cảm xúc tràn dâng, đúng chúng ta là Khất sĩ.
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8426)
Về phương diện xuất gia giải thoát, thì không dễ như bạn đã hình dung. Vì nếu muốn được sự giải thoát thì không chỉ dựa vào yếu tố buông bỏ hoặc buông xả, vì nó chỉ là bước đầu tiên của ý niệm từ bỏ hay xa lánh.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7353)
Tôi vốn rất tin tưởng vào các quan điểm của Phật giáo, tuy hơi thắc mắc về chuyện liệu 29 năm qua đi cha tôi đã đầu thai chưa? Việc mỗi khi có sự kiện gì lớn trong gia đình tôi lại mơ thấy cha mình, lúc nhiều lúc ít, liệu đây có phải là cha tôi vẫn còn chưa siêu thoát và vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình chúng tôi?
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11095)
Vấn đáp: Danh xưng trong Phật Giáo Việt Nam. Các cấp giới phẩm, Long cung và ngài Long Thọ, niềm tin trong đạo Phật, lạm dụng danh xưng hóa thân (Pháp Vương), niệm Phật vãng sanh, niệm Phật một cách cực đoan, Phật hóa gia đình
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9537)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5721)
Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ.
27 Tháng Mười 2015(Xem: 10668)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7593)
HỎI: Tại sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn giàu có sung sướng, còn những người hiền lương lại hay bị hoạn nạn và nghèo khó? Luật Nhân Quả có bất công hay không?
25 Tháng Mười 2015(Xem: 7115)
Kính bạch thầy. Con là sa di Trung Thắng mới xuất gia được hơn một năm. Con kính xin thầy chỉ dạy thế nào là Chánh mạng đối với người xuất gia để con có được định hướng thích đáng trong việc tu học. Con xin kỉnh lễ tri ân Thầy.
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9670)
Thưa thầy, bái sám, lễ lạy nhiều thì có tội diệt phước sinh không? Tu và bái sám thế nào thì đúng với chánh pháp.