Mấy lời chia sẻ cho người muốn xuất gia

15 Tháng Chín 201813:11(Xem: 6989)
MẤY LỜI CHIA SẺ CHO NGƯỜI MUỐN XUẤT GIA
Tâm Pháp


hoa sen 0135Thưa Thầy, Bấy lâu nay con bị Tham dục, Sân hận chi phối, con vẫn tưởng ở đời chỉ cần tu tập cho tốt, là có thể bình ổn vượt qua được, nhưng không thưa Thầy, càng gần Ái dục, con càng bất toại nguyện, càng Sân, càng không vừa ý, trái ý nghịch lòng ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, con sân với người Thân, bạn bè, đồng nghiệp, và ngay cả với Thầy, người con kính trọng. Con đã mất kiểm soát hoàn toàn, và cho đến gần đây, con nhận ra rằng, ở đời không phải là môi trường, dù có thành công, thành đạt đến mấy, để những tâm Thiện phát triển, con đã xin nghỉ việc, đang bàn giao công việc, con đã xin phép Bố Mẹ, và Bố Mẹ con cũng bằng lòng cho con xuất gia. Nghĩ đến Thầy, người đầu tiên dẫn con đến với Đạo Phật Nguyên Thủy, cũng là người con đã phạm sai lầm khi sống trong tham áii bủa vây, với con lúc này, mong muốn được chia sẻ và tâm sự với một Người đi trước như Thầy, con mong nhận được một lời khuyên, sự cảm thôngchỉ đường cho con trong thời khắc quan trọng nhất của cuộc đời con. Con mong được vào chua VK xin sống một thời gian, hay một ngôi chùa Nguyên Thủy nào đó, hay xin sang Miến Điện học tập, mong Thầy giúp con và cho con lời khuyên ạ. Con mong tin Thầy. (Con H.)

Sư Tâm PhápCon thân mến, Con nhất quyết dành cuộc đời mình cho việc giải thoát bản thân mình khỏi khổ đau, đó là một việc làm đáng quý, đáng trân trọng. Đó là việc đáng làm trong cuộc sống làm người này con ạ. Nếu con đã quyết như vậy, thì theo thầy con hãy sang Miến Điện. Miến Điện hội tụ những đỉnh cao của pháp học, pháp hành của Phật giáo Nguyên thủy, nơi đó có những vị thầy đáng kính và giàu kinh nghiệm, có cộng đồng chư tăng đông đúc và chất lượng, có truyền thống Phật giáo lâu đời của cả dân tộc Miến, có đầy đủ điều kiện hỗ trợ mình trên con đường phát triển tâm linh. Vì vậy thầy và nhiều vị sư trẻ có khát vọng tu tập giải thoát sau này đều sang Miến Điện xuất gia tu tập. Đất Miến Điện tuy nghèo, cuộc sống vật chất thiếu thốn nhưng là nơi tu hành lý tưởng, nơi sản sinh ra nhiều bậc Thánh tăng. Con hãy sang bên đó mà tu. Con ạ, khi đi xuất gia, nơi mình chọn để đến ở đầu tiên và xuất gia là rất quan trọng. Vì đó là những yếu tố định hình cho cuộc đời xuất gia sau này của mình. Con nên tìm đến một nơi có truyền thống tu tập, có giới luật tinh nghiêm, có đồng đạo chư tăng đức hạnh và nhất là được ở gần và học hỏi từ những vị thiền sưkinh nghiệm. Con có thể sang một số trường thiền ở Miến Điện như Fa Auk hoặc Panditarama để xuất gia và ở bên đó một số năm tu hành. Ít nhất từ 5-10 năm. Nhiều vị sư trẻ VN đã ở bên đó đến cả 15 năm, vừa học vừa hành. Các sư đã từng tu tập lâu ở Miến Điện thường là những vị sư đức hạnh, có chất lượng, có “mùi tu” với phong cách khác hẳn những vị sư khác. Con cũng cần chuẩn bị sẵn tư tưởng cho mình.

Xuất gia có nhiều khó khăn, cuộc sống thiếu thốn, kham khổ, một cuộc sống hoàn toàn khác biệt với cuộc sống mình vẫn sống trước đây, vô sở hữu. Cộng với sự thực hành miên mật, vất vả kiên trì, nếu khôngquyết tâmđức tin mạnh mẽ, trong sạch thì khó trụ lại được lắm. Cái đó con phải chuẩn bị. Nếu không mình sẽ bị đi xuống theo 2 hướng: trở lại đời hoặc đầu hàng sự dễ duôi trở thành một kẻ danh lợi tầm thường khoác áo nhà sư. Trong hai khả năng ấy, khả năng thứ hai là tệ nhất, nhưng khổ thay, lại là khả năng dễ xảy ra nhất đối với người tu hành ngày nay. Danh và lợi, sự dễ duôi không kham chịu khổ, sự khẳng định bản ngã nó rất vi tế và khó nhận ra, đối với người tu thậm chí còn vi tế và khó nhận ra hơn nữa. Vì vậy điều quan trọng hàng đầu là phải xác định tư tưởng cho thật đúng đắn: tu vì mục đích giải thoát chính bản thân mình, đó là mục đích mà hàng ngày hàng giờ không thể nào quên. Hãy quan sát thật rõ tâm mình xem những động cơ thực sự của mình là gì, có thể bây giờ nó vẫn núp bóng tu giải thoát, nhưng ngay cả đi xuất gia rồi chúng ta vẫn phải hàng ngày hàng giờ quán xét lại nó, có thể còn lâu lắm chúng ta mới phát hiện rathoát khỏi nó. Nếu không như vậy, người tu sẽ còn bị kẹt, kẹt khó thoát vô cùng, bề ngoài là đạo mà sâu bên trong thâm tâm vẫn là đời, không có cái khổ nào sâu kín hơn cái khổ ấy, cái khổ của kẻ "nửa đạo, nửa đời" !

Nếu xuất gia con nên đi Miến Điện, vì 1 lý do khác nữa là mình bước sang một cuộc đời mới, muốn cho trọn vẹn thì phải cắt duyên, không để cho cuộc đời cứ ảnh hưởng, tác động đến mình nữa. Đi biệt khỏi VN một thời gian dài, chuyên tu để tạo lập một cuộc đời mới, một nhân cách mới để khi trở lại mình mình là con người mới – một vị Tỳ Khưu đích thực. Hơn nữa, khi sống ở một môi trường văn hóa xã hội hoàn toàn mới, môi trường cộng đồng chư tăng của một đất nước khác, với những sức mạnh truyền thống khác, tiếng nói khác … sẽ làm mình phải trở thành một con người mới, phải dứt bỏ mọi thói quen, cách sống, cách nghĩ, cách nói năng, sinh hoạt … một cách triệt để hơn. Những điều đó ở VN con không làm được đâu nhất là đối với những người rời khỏi cuộc đời cư sỹ đi xuất gia thì điều này rất cần thiết. Nếu không quanh đi quẩn lại cũng chỉ làm cái việc học nghề. Bỏ cái nghề cũ để học cái nghề mới: nghề tu ! Xuất giatừ bỏ cái nhà nhỏ hẹp để vào cái nhà mới đông đúc và hoành tráng hơn: cái chùa ! Thầy có vài điều chân thật từ sự trải nghiệm của chính mình như vậy để tâm sự với con, mong con tìm ra được con đường đúng cho mình.

Làm một vị Tỳ Khưu đầu trần, chân đất, không nhà cửa, không người thân, không tài sản, đâu đâu cũng là nhà, ba y một bát ngàn nhà xin ăn … là cuộc sống hoàn toàn khác, với niềm hạnh phúc hoàn toàn khác thế gian, cùng với những khó khăn và những vấn đề hoàn toàn khác, đòi hỏi mình phải có một cách nhìn hoàn toàn khác nữa, thực sự là cải tổ, là từ bỏ: cái cần nhất mà cũng khó bỏ nhất chính là lối sống, lối suy nghĩ và cách nhìn nhận cuộc đời của con người cũ. Điều đó cần thời gian và sự trải nghiệm, tu tập thực tế. Vì vậy để khoác lên tấm y cao quý thì rất dễ, nhưng để trở thành một vị Tỳ Khưu thật sự, xứng đáng với tấm y ấy thì không dễ chút nào, chỉ có năm tháng và sự kiên trì, tinh tấn mới giúp con làm được điều đó. Chính vì thế, nhìn nhiều vị sư mọi người vẫn có cảm tưởng họ và bộ y hình như không hợp nhau, mặc nhầm áo, trông cứ “cộc lệch” thế nào ấy. Đi tu đa phần vì lý tưởng, vì hình ảnh cao đẹp của một vị Tỳ Khưu mà mình muốn trở thành. Nhưng hãy cẩn thận với lý tưởng ấy, nó chỉ là động lực mạnh lúc ban đầu thôi, nó không bền vững đâu. Nếu không biết thay thế dần động lực ấy bằng động lực chân chính hơn có được do thực hành pháp thì sẽ đến lúc mình mất nhiệt huyết dần, những ảo tưởng vô tận khi đối diện với thực tế của đời tu, của cộng đồng tu sỹ sẽ biến mình trở thành một kẻ bất mãn và tầm thường lúc nào không hay. Cạm bẫy trong đời tu thì vô số và khó nhận diện, khác biệt rất nhiều, khó vượt qua rất nhiều so với cạm bẫy đời thường, bởi vì chúng nằm ngay ở chính nơi mình nghĩ là an toàn nhất – trong chính tâm mình, trong chính suy nghĩ của mình, trong những điều mình vốn vẫn cho là đúng đắn, là lý tưởng !

Con cần sự hỗ trợ lâu dài của các bậc thầy và cộng đồng tăng chúng thanh tịnh, của sự thực hành pháp của chính bản thân con trong một thời gian dài, có thể rất dài, để vượt qua tất cả những điều ấy và tìm được hạnh phúc cao thượng của cuộc đời xuất gia. Thầy có đôi điều “food for thought” như vậy để con suy nghĩ chín chắn và chuẩn bị cho tốt. Công tác chuẩn bị vô cùng quan trọng nếu con muốn cuộc đời xuất gia của mình sau này được tốt đẹp. Đừng vội vàng con ạ, hãy dành thời gian chuẩn bị mọi mặt, vì có nhiều thứ mà khi đã xuất gia rồi con không có điều kiện chuẩn bị được nữa. SUCCESS LOVES PREPARATION! Thành Công Luôn Cần Sự Chuẩn Bị. Xuất gia không phải là trốn đời, nên không cần phải vội vàng quá mức con ạ ! Thầy chúc con sớm thành đạt được ý nguyện của mình. Có cần sự giúp đỡ gì từ thầy thì con cứ liên lạc với thầy, đừng ngại nhé ! Với tâm từ của thầy. Thầy.


Su Tam Phap va thay cua su
Tâm Pháp (bìa phải) và Ngài Sayadaw
U. Jotika tại Rừng thiền Sóc Sơn
Vài nét về Sư Tâm Pháp:

Tâm Pháp là một Tỳ kheo tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ (Theravada). Hiện tại, Thầy đang ẩn cư tại Rừng Thiền Sóc Sơn. Thầy là một trong những học trò của Thiền sư nổi tiếng Miến Điện, Ngài Sayadaw U. Jotika. Hiện nay, Sư Tâm Pháp tập trung chuyên tâm vào việc hành thiền. Tuy nhiên, Thầy vẫn thường xuyên chia sẻ các bài giảng, sách vở, kiến thức về thiền Vipassana tại trang web của Thầy.

Các bài giảng của Thầy rất sâu sắc, đơn giản và mang tính thực tế trong pháp hành dành cho các thiền sinh miên mật theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ. Ngoài ra, Thầy cũng đã dịch một số sách về thiền tập, đăng tải trên trang web của Thầy để các thiền sinh tham khảo trong quá trình thực hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6669)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6172)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6278)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 4944)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4502)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5643)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7397)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5269)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12502)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9454)
Nghi thức cúng cô hồn với tên gọi “Mông sơn thí thực” là nghi thức do Phật giáo Trung Quốc biên soạn, đức Phật không hề dạy nghi thức này. Người TQ cho rằng TQ cho rằng “sống là tạm bợ trên dương thế, chết là về với âm phủ lâu dài”; cũng giống với người TQ, người Ai Cập cổ xưa tin rằng dưới lòng đất mới là cảnh giới sống vĩnh hằng.