Duy Thức Tam Thập Tụng Lược Giải

20 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 28932)


DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
Thích Trí Châu
Thanh Lương Thiền Thất - Phật Lịch 2549, 2005


LỜI TỰA

Đây là bài nghiên cứu đầu tay, được bắt đầu soạn thảo từ năm 1995, nhưng vì bận du phương tầm đạo nên bây giờ mới tạm hoàn chỉnh để giới thiệu đến những ai hằng muốn bước vào ngưỡng cửa của Duy thức mà chưa có dịp tìm hiểu.

Tập Lược Giải về Duy Thức Tam Thập Tụng này được ra mắt quý vị là do công sức đóng góp của rất nhiều bạn đồng đạo gồm cả tăng sĩ lẫn tục gia mà danh tánh đều muốn để trong thầm lặng.

Đặc biệt xin đa tạ giáo sư Nghiêm Xuân Hồng đã có hứng thú khi đọc các bản sơ thảo khiến tác giả có được sự hăng say để viết tập sách đầu tay này. Rất tiếc tập sách nhỏ này không kịp ra mắt khi giáo sư còn tại thế. Xin lưu lại những ân tình sâu đậm ở đây với bài thơ Luân Vũ Xoay Tròn mà giáo sư đã trao tặng vào giữa mùa xuân năm 1997:

Ta tìm ai chiều nay qua mấy kiếp
Trong không hư nhìn lại mảnh hồn đau
Giấc liêu trai chiều nay ta vẫn thiếp
Cánh sông hồ bàng bạc chuyện xưa sau...

Xưa hay sau? Ô hay kỳ lạ nhỉ!
Xưa là xưa hay xưa lại là sau?
Thở xưa ấy quanh co và kỳ ảo
Chìm vào không rồi lại nở ngàn sau...

Nên kiếp sống là vòng tròn mộng huyễn
Sanh rồi không rồi lại nở ra hình
Cái Không ấy là ông vua chú thuật
Hiện ra hình rồi lại biến vào Không.

Hình nộm ấy mang theo nhiều hệ lụy
Lụy ăn uống, lụy nhớ tưởng, lụy tình duyên
Hồn lắm lúc bồng bềnh như gió nhốt
Muốn hư vô mà chẳng hề có hư vô.

Tâm với cảnh thiên thu dìu gót bước
Thấy như hai mà chẳng phải là hai
Nhịp luân vũ chập chùng và bất tuyệt
Ta là ai mà chẳng phải là ai!

Vào giữa mùa xuân năm 2000, cụ Hồng từ chối ở lại nhà thương để điều trị với lý do muốn tịch tại nhà. Trên đường về nhà, cụ nhìn lên bầu trời và than: "Ô hay! Bầu trời hôm nay đổi sắc". Thế rồi sau một buổi tối ngủ vùi, cụ ra đi vào sáng sớm hôm sau.

Xin đốt lên một nén hương lòng, và xin nguyện cùng nhau gặp gỡ lại, cùng đi trên con đường giải thoát.

Nếu tập sách này có giúp ích một chút gì cho những ai thì xin hồi hướng công đức đến tất cả mọi loài. Còn nếu có những gì sơ sót thì riêng mình xin nhận chịu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Viết tại Thiền Thất Thanh Lương
Santa Ana, California, USA
Mùa Phật Đản, Phật Lịch 2547, 2003

Thích Trí Châu
PO Box 1522
Westminster, CA 92684, USA.

 

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
THẦY THÍCH TRÍ CHÂU
(Thầy Trí Châu biên soạn)

Thầy Thích Trí Châu, pháp danh là Minh Trí, pháp hiệu là Trí Châu, là đệ tử Việt nam duy nhất ở bên Mỹ được truyền thừa dòng thiền Vân Môn từ Thiền Sư Phật Nguyên Diệu Tâm bên Trung Hoa.

Chuyên thực hành Thiền Tông Trung Hoa, trải nhiều thời gian tu tập tại những thiền đường vắng vẻ, trong núi rừng như Tuyết Sơn Tự và tu viện Long Beach thuộc hệ thống Vạn Phật Thành, tu viện Kim Sơn, thiền viện của Thiền Sư Thánh Nghiêm ở Mỹ; trong rừng Thái Lan thuộc Tăng Đoàn Thiền Lâm Quốc Tế (International Forest Sangha) của hệ thống Ajahn Cha, Ajahn Chan và Ajahn Sumedho; trong thiền đường Mahasi Sayadaw ở Miến Điện; trong các thiền viện Trung Hoa, Hồng Kông và Đài Loan.

Đã từng tham vấn và tiếp cận rất nhiều thiền sư danh tiếng như Cố Đại Lão Thiền Sư Dharmawara Mahathera (thọ 112 tuổi) người Cam Bốt và Thiền Sư Thánh Nghiêm tại Mỹ Quốc; Cố Hòa Thượng Tâm Cẩn tại chùa Diên Hựu, Thiền Sư Thanh Từ và Thiền Sư Thông Lạc tại Việt Nam; các Thiền Sư Trung Hoa như Thiền Sư Đức Lâm tại Cao Mân Thiền Tự, Thiền Sư Như Thành tại Ngọa Long Thiền Tự, Thiền Sư Nhất Thành tại Nam Hoa Thiền Tư, Thiền Sư Phật Nguyên tại Vân Môn Thiền Tự; Thiền Sư Thánh Nhất tại Bảo Lâm Thiền Tự ở Hồng Kông; Thiền Sư Truyền Bố và Cố Thiền Sư Trí Xuân ở Nam Đầu, Đài Loan.

Tại Đài Loan thầy Trí Châu đã từ chối tiếp nhận thiền viện của Lão Thiền Sư Truyền Bố, một cao đồ của Cố Hòa Thượng Quảng Khâm, vì lý do còn muốn du phương tầm đạo và chưa muốn dừng chân tại Đài Loan.

Đặc biệt được truyền thừa tông phái Vân Môn từ Đại Hòa Thượng Diệu Tâm Phật Nguyên tại Vân Môn Thiền Tự.

Thiền Sư Phật Nguyên khi xưa là thị giả của cố Thiền Sư Hư Vân, từng là phương trượng của Nam Hoa Thiền Tự, hiện là phương trượng của Vân Môn Thiền Tự ở Quảng Châu, Trung Hoa.

Cố Thiền Sư Hư Vân (1840-1959) trụ thế 120 năm, là vị thiền sư Trung Hoa danh tiếng cận đại, là người đã khôi phục lại 5 tông phái Thiền Tông Trung Hoa gồm Lâm Tế, Tào Động, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn và Vân Môn.

Cố Thiền Sư Hư Vân được coi là vị Tổ Sư Thiền thứ 12 của tông phái Vân Môn, sau Tổ Vân Môn Văn Yển 11 đời. Thiền Sư Phật Nguyên thuộc đời thứ 13. Thầy Trí Châu thuộc đời thứ 14 của tông phái Vân Môn, hiện đang hướng dẫn khóa Thiền và Thư Giãn tại 12441B Magnolia St., Garden Grove, California, USA. E-mail liên lạc: vanmon_chan@yahoo.com.

 

Cảm ơn thầy Trí Châu đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen quyển sách này. (Tâm Diệu)

e
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2018(Xem: 5408)
16 Tháng Năm 2017(Xem: 5733)
14 Tháng Mười 2015(Xem: 6763)
Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, chúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào.
29 Tháng Chín 2015(Xem: 10435)
Bài viết này xin không trình bày lần lượt hệ thống các lý thuyết căn bản về Duy thức học mà chú trọng những điểm thiết yếu chi phối toàn triệt quá trình nhận thức một cách cô đọng và đặc trưng nhất có thể.
10 Tháng Sáu 2015(Xem: 5964)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này. Lại do ly khai phiền não chướng vốn dẫn độ đến tái sinh mà đạt được chân giải thoát. Giải thoát, Tây vực Phạn âm gọi là ba-lị-nặc-phược-nẫm; Từ Sanskrit là parinirvāṇam, bát niết- bàn, Niết-bàn viên diệu, hay viên mãn tịch diệt . Ở đây, trong hai quả chuyển y, chúng ta chưa vội đề cập đến quả đại Bồ-đề mà chủ đích chỉ bàn đến Niết bàn hay quả Đại Niết-bàn.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 9465)
Sự gieo hạt giống, sự tăng trưởng của cây và sự cho quả là ba giai đoạn khác nhau. Trong đạo cũng giống như thế, thân tương tục nhập đạo, trở nên thuần thục và được giải thoát theo một tiến trình tiến lên từ từ: Trong đời sống thứ nhất là gieo trồng các thiện căn có tên giải thoát phần; trong đời sống thứ hai là sinh khởi các quyết trạch phần; và đời sống thứ ba là sinh khởi thánh đạo. Giải thoát phần được thành tựu từ văn và tư chứ không phải định...