Bài Thứ Hai

20 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 8744)

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN
Hòa Thượng Thích Từ Thông
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536

Bài Thứ Hai

Hỏi: Đã được nghe qua về ba món năng biến, vậy xin được biết món năng biến thứ nhất thế nào?

Bài Tụng Duy Thức Đáp:

Thứ Nhất, A Lại Da
Dị Thục, Nhất Thiết Chủng
Không Thể Biết Chấp Thọ
Cảnh, Căn, Thường Cùng Xúc
Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư
Chỉ Tương ưng Xả Thọ
Tánh Vô Phú Vô Ký
Xúc, Tác Ý... Cũng Vậy
Hằng Chuyển Như Nước Thác
Quả A La Hớn Không Còn

Giải Thích Thuật Ngữ:

A lai da: Phạn âm dịch là Tàng. Tàng có nghĩa là nhà kho. A lại da ví cái kho vĩ đại, về không gian không biên giới, về thời gian tột ba đời; do đó nó có cái tên Tàng thức. Tàng có ba nghĩa, nếu nhìn qua ba phương diện đó là Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng. Nhìn bên mặt công dụng chứa đựng của nhà kho, đó là nghĩa Năng tàng. Nhìn bên mặt các loại chủng tử bị chứa, đó là nghĩa Sở tàng. Nhìn bên mặt duy trì sức sống, sự sanh trưởng và phát triển của sự vật để hình thành, đó là nghĩa Ngã ái chấp tàng.

Dị thục: Có ba nghĩa:

1. Dị thời nhi thục

2. Dị biến nhi thục

3. Dị loại nhi thục

Chủng tử của vạn pháp duyên sinh và phát triển hình thành luôn luôn

theo luật nhân quả nhất định nghĩa là sự vật từ khi sinh đến lúc hình thành viên mãn một chỉnh thể phải trải qua thời gian, đó là nghĩa Dị thời. Từ khi sinh đến lúc hình thành viên mãn kết cuộc của chu kỳ nhân quả phải trải qua thay đổi liên tục, sự phủ định không ngừng, đó là nghĩa Dị biến. Từ khi sinh trong nhân đến khi hình thành ra quả, khác hẳn nhau, đó là nghĩa Dị loại.

Nhất thiết chủng: Tên khác của A lại da. Nhìn bên mặt chủng tử

Sở tàng. A lại da có tên Nhất thiết chủng.

Thọ: Sự tiếp nhận, lãnh thọ. Thọ có ba thứ:

1. Lạc thọ: Tiếp nhận vui.

2. Khổ thọ: Tiếp nhận khổ.

3. Xả thọ: Không thọ vui cũng như thọ khổ.

Vô ký: Tánh không thiện, không ác. Vô ký tánh có hai thứ:

1. Vô phú vô ký: Tánh vô ký này vốn trong sáng từ bản chất.

2. Hữu phú vô ký: Hiện tượng nhiễm ô không biểu lộ rõ rệt nhưng bản chất không hoàn toàn thanh tịnh.

Yếu Luận

Món năng biến thứ nhất có ba tên. Nhìn bên công năng chứa đựng bao hàm thì có tên A lại da. Nhìn bên chủng tử vạn pháp bị chứa, nó có tên Nhất thiết chủng. Nhìn bên mặt sinh khởi và phát triển của chủng tử vạn pháp nhất nhất đều phải theo một chu trình nhân quả, nên nó có tên là Dị thục.

Sự tích tập, giữ gìn và phát triển của Tàng thức không biết được. Con người chỉ có thể nghiên cứu, tìm hiểu... mà thôi. Các nhà đạo học, khoa học... cũng chỉ giải thích, cắt nghĩa theo kiến giải nhất định của chính mình, ngoại trừ đức Phật Thích Ca!

Năng biến thứ nhất, tánh vô phú vô ký, cho nên tất cả pháp "Sở tàng" trong A lại da vốn không có nhiễm ô.

Năm món tâm sở: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư tương ứng với thức A lại da, cũng cùng tánh vô phú vô ký như vậy. 

Ba thọ: Lạc thọ, Khổ thọ và Xả thọ. Thức A lại da thuộc Xả thọ.

A lại da thức vừa hằng vừa chuyển giống như dòng nước tuôn chảy liên tục của thác, xem như cố định nhưng chỉ là sự nối tiếp liên tục vi mật của những giọt nước tuôn nhanh. Vũ trụ vĩnh hằng, vật chất vĩnh hằng nhưng hằng trong chuyển; tuy chuyển mà chuyển trong hằng.

Chứng quả A la Hớn, cái tên A lại da thức được chuyển đổi. Quả vị A la Hớn là người xuất ly tam giới, là người hóa giải, diệt hết Kiến Tư hoặc trong tam giới. Do vậy, qua cái thấy biết của người A la Hớn, vạn pháp không còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm làm đau khổ cho ai. Nói cách khác, người A la Hớn đã thanh tịnh hóa được lục căn và lục cảnh ở cõi đời rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2018(Xem: 5408)
16 Tháng Năm 2017(Xem: 5733)
14 Tháng Mười 2015(Xem: 6762)
Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, chúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào.
29 Tháng Chín 2015(Xem: 10435)
Bài viết này xin không trình bày lần lượt hệ thống các lý thuyết căn bản về Duy thức học mà chú trọng những điểm thiết yếu chi phối toàn triệt quá trình nhận thức một cách cô đọng và đặc trưng nhất có thể.
10 Tháng Sáu 2015(Xem: 5964)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này. Lại do ly khai phiền não chướng vốn dẫn độ đến tái sinh mà đạt được chân giải thoát. Giải thoát, Tây vực Phạn âm gọi là ba-lị-nặc-phược-nẫm; Từ Sanskrit là parinirvāṇam, bát niết- bàn, Niết-bàn viên diệu, hay viên mãn tịch diệt . Ở đây, trong hai quả chuyển y, chúng ta chưa vội đề cập đến quả đại Bồ-đề mà chủ đích chỉ bàn đến Niết bàn hay quả Đại Niết-bàn.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 9465)
Sự gieo hạt giống, sự tăng trưởng của cây và sự cho quả là ba giai đoạn khác nhau. Trong đạo cũng giống như thế, thân tương tục nhập đạo, trở nên thuần thục và được giải thoát theo một tiến trình tiến lên từ từ: Trong đời sống thứ nhất là gieo trồng các thiện căn có tên giải thoát phần; trong đời sống thứ hai là sinh khởi các quyết trạch phần; và đời sống thứ ba là sinh khởi thánh đạo. Giải thoát phần được thành tựu từ văn và tư chứ không phải định...