Bài Thứ Chín

20 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 7867)

DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536

Bài Thứ Chín

Hỏi: Đức Thế Tôn đã đề cập ba tự tính rồi. Cớ gì Thế Tôn lại dạy: tất cả pháp đều không tự tính?

Bài Tụng Duy Thức Đáp:

Chỉ Vì Ba Tự Tính
Chỉ Ra Ba Vô Tính
Mật Ý Của Phật Nói
Tất Cả Pháp Vô Tính

Một Hiện Tướng, Vô Tính
Hai Tính Tự Nhiên, Vô Tính
Ba Tính Viễn Ly, Biến Kế
Và Tính Chấp Ngã, Vô Tính

Đấy Thắng Nghĩa Các Pháp
Đấy Chính Là Chân Như
Vì Nó Hằng Như Như
Đấy Thực Tính Duy Thức

Giải Thích Thuật Ngữ:

* Hiện tướng vô tính: Biến kế sở chấp, vô tính.
* Tự nhiên vô tính: Y tha khởi, vô tính.
* Tính viễn ly biến kế: Viên thành thật, vô tính.
* Thắng nghĩa: Nghĩa rốt ráo cũng gọi là liễu nghĩa.
* Chân như: Chân lý bất di bất dịch của vũ trụ khách quan.

Yếu Luận

Như ta đã biết, Đức Thế Tôn đề cập Tam tự tính kỳ thực không có cái "tự tính" nào của Đức Thế Tôn nói ra. Ba "tự tính" ấy chỉ là kết quả của sự hiểu biết sai lầm, ý thức chấp ngã, trước vạn pháp vốn dĩ vô ngã. Đức Thế Tôn không nói có Tam tự tính như vậy.

"Tất cả pháp không tự tính". Đấy mới là then chốt, lập trường, là tôn chỉ của toàn bộ giáo lý Phật.

Hiện tượng vạn pháp "vô tính" vì thực tướng của vạn pháp là "vô tướng".

Tự nhiên tính "vô tính" vì trên cõi đời không có cái gì "tự nhiên" mà có. Y tha khởi tính tự nó nói lên rằng nó "không phải tự nhiên" rồi! 

Viên thành thực tính "vô tính", viên thành thực, chỉ là kết quả của sự "viễn ly". Viễn ly tính "biến kế", viễn ly tính chấp ngã mà có được tên ấy.

- Tất cả pháp không "tự tính" là giáo nghĩa thù thắng.
- Tất cả pháp không "tự tính" là chân như của vạn pháp.
- Tất cả pháp không "tự tính" là tính thường như củavạn pháp.
- Tất cả pháp không "tự tính", hiểu như thế là thể nhập "thực tính Duy thức" rồi vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2018(Xem: 5442)
16 Tháng Năm 2017(Xem: 5772)
14 Tháng Mười 2015(Xem: 6815)
Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, chúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào.
29 Tháng Chín 2015(Xem: 10513)
Bài viết này xin không trình bày lần lượt hệ thống các lý thuyết căn bản về Duy thức học mà chú trọng những điểm thiết yếu chi phối toàn triệt quá trình nhận thức một cách cô đọng và đặc trưng nhất có thể.
10 Tháng Sáu 2015(Xem: 5998)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này. Lại do ly khai phiền não chướng vốn dẫn độ đến tái sinh mà đạt được chân giải thoát. Giải thoát, Tây vực Phạn âm gọi là ba-lị-nặc-phược-nẫm; Từ Sanskrit là parinirvāṇam, bát niết- bàn, Niết-bàn viên diệu, hay viên mãn tịch diệt . Ở đây, trong hai quả chuyển y, chúng ta chưa vội đề cập đến quả đại Bồ-đề mà chủ đích chỉ bàn đến Niết bàn hay quả Đại Niết-bàn.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 9503)
Sự gieo hạt giống, sự tăng trưởng của cây và sự cho quả là ba giai đoạn khác nhau. Trong đạo cũng giống như thế, thân tương tục nhập đạo, trở nên thuần thục và được giải thoát theo một tiến trình tiến lên từ từ: Trong đời sống thứ nhất là gieo trồng các thiện căn có tên giải thoát phần; trong đời sống thứ hai là sinh khởi các quyết trạch phần; và đời sống thứ ba là sinh khởi thánh đạo. Giải thoát phần được thành tựu từ văn và tư chứ không phải định...