Ba Mươi Bài Tụng Duy Thức

20 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 11122)

DUY THC TAM THP TNG LƯỢC GII
Thích Trí Châu
Thanh Lương Thiền Thất - Phật Lịch 2549, 2005

BA MƯƠI BÀI TỤNG DUY THỨC
(phiên dịch)

1
Ngã và pháp không thật
Các chủng tướng chuyển hiện
Đều là do thức biến
Thức năng biến có ba
2
Là Dị thục, Tư lương
Và thức Liễu biệt cảnh
Thứ nhất A lại da
Dị thục, Nhất thiết chủng
3
Không thể biết thọ thân
Xứ nào. Thường cùng Xúc,
Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư
Chỉ tương ưng Xả thọ
4
Tánh vô phú vô ký
Các biến hành cũng vậy
Hằng chuyển như nước dốc
A la hán thì xả
5
Thức năng biến thứ hai
Gọi là thức Mạt na
Nương kia chuyển, duyên kia
Tư lương làm tánh tướng

6
Tương ưng bốn phiền não
Là ngã si, ngã kiến
Cùng ngã mạn, ngã ái
Và tâm sở xúc thẩy
7
Tánh hữu phú vô ký
Sanh theo A lại da
Chứng La hán, Diệt định
Xuất thế đạo không còn
8
Thức năng biến thứ ba
Có sáu loại khác nhau
Tánh tướng là biết cảnh
Thiện, bất thiện, vô ký.
9
Các tâm sở biến hành
Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tùy phiền não, bất định
Đều tương ưng ba thọ
10
Các biến hành: xúc thẩy
Các biệt cảnh gồm: dục
Thắng giải, niệm, định, huệ
Cảnh sở duyên không đồng.
11
Thiện gồm: tín, hổ, thẹn
Không tham thẩy ba thứ
Chăm, yên, không phóng dật
Xả bỏ và không hại

12
Phiền não gồm: tham, sân
Si, mạn, nghi, ác kiến.
Tùy phiền não gồm: phẫn
Hận, phú, não, tật, xan
13
Dối, nịnh và hại, kiêu
Không hổ và không thẹn
Trạo cử với hôn trầm
Không tin cùng giải đãi
14
Phóng dật và mất niệm
Tán loạn, không chánh tri
Bất định gồm: hối, miên
Tầm, tứ, hai đều hai
15
Nương nơi thức căn bản
Năm thức hiện theo duyên
Hoặc cùng hoặc chẳng cùng
Như sóng nương nơi nước
16
Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh trời vô tưởng
Và hai định vô tâm
Ngủ say và chết giấc
17
Tất cả thức chuyển biến
Phân biệt, bị phân biệt
Do đây kia đều không
Nên tất cả duy thức

18
Do thức nhất thiết chủng
Biến như vậy, như vậy
Vì năng lực triển chuyển
Kia kia phân biệt sanh
19
Do tập khí các nghiệp
Cùng tập khí hai thủ
Nên dị thục trước hết
Lại sanh dị thục sau
20
Do kia kia biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Biến kế sở chấp này
Tự tánh vô sở hữu
21
Tự tánh y tha khởi
Do duyên phân biệt sanh
Viên thành thật nơi đó
Xa lìa biến kế trên
22
Nên nó cùng y tha
Chẳng khác không chẳng khác
Như các tánh vô thuờng
Thấy đây mới thấy kia
23
Nương nơi ba tánh kia
Lập ba không tánh này
Nên Phật mật ý nói
Tất cả pháp không tánh

24
Trước là tướng không tánh
Kế không tự nhiên tánh
Sau đó lìa tánh trước
Là tánh chấp nghã pháp
25
Đây thắng nghĩa các pháp
Cũng tức là Chân như
Vì tánh thường như vậy
Tức Thật Tánh Duy Thức
26
Khi chưa khởi được thức
Cầu trụ Duy Thức Tánh
Thì hai thủ tiềm ẩn
Vẫn chưa thể diệt trừ
27
Nếu còn một chút gì
Cho là Duy Thức Tánh
Là còn có Sở Đắc
Chẳng thật trụ Duy Thức
28
Nếu khi đối sở duyên
Trí đều không sở đắc
Mới thật trụ Duy Thức
Vì đã lìa hai thủ
29
Không đắc chẳng nghĩ bàn
Là trí xuất thế gian
Xả hết hai trọng chướng
Nên chứng quả chuyển y

30
Đấy là cõi vô lậu
Thiện Thường chẳng nghĩ bàn
Thân giải thoát an vui
Gọi là Đại Mâu Ni

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2018(Xem: 5408)
16 Tháng Năm 2017(Xem: 5734)
14 Tháng Mười 2015(Xem: 6763)
Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, chúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào.
29 Tháng Chín 2015(Xem: 10436)
Bài viết này xin không trình bày lần lượt hệ thống các lý thuyết căn bản về Duy thức học mà chú trọng những điểm thiết yếu chi phối toàn triệt quá trình nhận thức một cách cô đọng và đặc trưng nhất có thể.
10 Tháng Sáu 2015(Xem: 5965)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này. Lại do ly khai phiền não chướng vốn dẫn độ đến tái sinh mà đạt được chân giải thoát. Giải thoát, Tây vực Phạn âm gọi là ba-lị-nặc-phược-nẫm; Từ Sanskrit là parinirvāṇam, bát niết- bàn, Niết-bàn viên diệu, hay viên mãn tịch diệt . Ở đây, trong hai quả chuyển y, chúng ta chưa vội đề cập đến quả đại Bồ-đề mà chủ đích chỉ bàn đến Niết bàn hay quả Đại Niết-bàn.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 9465)
Sự gieo hạt giống, sự tăng trưởng của cây và sự cho quả là ba giai đoạn khác nhau. Trong đạo cũng giống như thế, thân tương tục nhập đạo, trở nên thuần thục và được giải thoát theo một tiến trình tiến lên từ từ: Trong đời sống thứ nhất là gieo trồng các thiện căn có tên giải thoát phần; trong đời sống thứ hai là sinh khởi các quyết trạch phần; và đời sống thứ ba là sinh khởi thánh đạo. Giải thoát phần được thành tựu từ văn và tư chứ không phải định...