Phép Lạ (Thần Thông) Biến Đổi Thân

23 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 9325)

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG
TRONG PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Supra-Mundane, Psychic Powers
Tác giả: Phorn Ratanasuwan - Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh

PHÉP LẠ (THẦN THÔNG) BIẾN ĐỔI THÂN 
(Vikubbana iddhi)

Những gì đã được mô tả cho đến lúc này chỉ là những phép lạ (thần thông) thuộc loại quyết định Thần Thông (Adhiṭṭhāna iddhi) tức là những phép lạ (thần thông) được thực hiện thông qua lực (bala), trong đó có mười loại khác nhau như: biến nhiều người trở thành một người duy nhất. v.v… đi vào cõi Phạm Thiên hoặc với thân xác thô thiển hay bằng Hóa tâm thông, tất cả đã được bàn cãi ở trên. Tuy nhiên, vẫn còn hai loại phép lạ (thần thông) nữa cũng được cho là chỉ đạt đến được thông qua lực (bala) đó là: phép lạ (thần thông) biến đổi thân (Vikubbana Iddhi) và Phép hóa tâm thông (Manomaya iddhi), tức tạo ra thân xác cõi trời từ bản chép sắc thn (tức là thân xác thô thiển)

Tác phẩm Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) đã nói về phép biến đổi thân (Vikubbana Iddhi) như sau: 

“Một vị tỳ khưu đạt được khả năng thực hiện phép lạ (thần thông) này, sau khi đã loại bỏ hình thể tự nhiên (sắc pháp) của mình có thể mặc lấy dáng thể của long vương (Naga) .. . . Thần Điểu (Garuda). (một loại chim thần). . .A-tu-la (Asura) một loại chư thiên khác nữa . . . Thần Indra (thần thuộc cõi thiên đường). . .một chúng sanh chư thiên. . . Phạm Thiên. . . một đại dương. . . một ngọn núi. . . một cánh rừng. . . một sư tử . . một chiếc xe hơi. . . một con hổ . . . con báo. . . con voi. . . một người lính bộ binh, một đạo quân nào đó.. Đây là những đoạn bằng tiếng Pali xác định những gì nói đến ở trên:

“So pakativaṇṇaṃ vijahitvā kumāravaṇṇaṃ vā dasseti nāgavaṇṇam vā dasseti supaṇṇavaṇṇam vā dasseti asuravaṇṇaṃvā dasseti indavaṇṇaṃ vā dasseti devaṇṇaṃ vā daseti brahmavaṇṇaṃ vā dasseti samuddavaṇṇaṃ vā dasseti pabbatavaṇṇaṃ vā vanavaṇṇaṃ vā dasseti sīhavaṇṇaṃ vā dasseti byagghavaṇṇaṃ vā dasseti dīpivaṇṇaṃ vā dasseti hatthinpi dasseti assampi dasseti rathampi dasseti pattimpi dasseti vividhampi senabyūhaṃ dasseti ---trṅch trong Vô Ngại Giải Ḍạo (Patisambhidāmagga) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya) 

Đây chính là điều được mô tả trang Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidāmagga) nhưng lại không cho biết bằng cách nào đã thực hiện được điều đó. Tuy nhiên trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) những cách thức làm thể nào để thực hiện được điều này đã được mô tả như sau:

“Một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông này mà muốn biến đổi thân của mình thành bất kỳ điều gì. Tỳ khưu phải rút vào nhập thiền Jhana, đó chính là cơ bản để thực hiện phép lạ (thần thông). Điều này có nghĩa là bất kỳ điều gì trong số mười Kasiṇa. Sau khi thoát khỏi thiền Jhana tỳ khưu được yêu cầu phải hình dung ra được hình dáng (sắc) lấy ví dụ một đứa trẻ vị tỳ khưu muốn biến thành. Rồi tỳ kheo còn phải trú vào nhập thiền ngay tức khắc, sau khi thoát khỏi thiền, tỳ khưu còn phải quyết tâm thực thiện lực (bala) nghĩ là. “mong rằng tôi có thể trở thành một chàng trai y hệt như hình dạng cậu bé này.” Đang khi quyết tâm theo hướng đó, tỳ kheo sẽ mặc lấy được hình dáng con người vị ấy muốn trở thành. Một ví dụ cụ thể có thể tìm thấy trong trường hợp tỳ khưu Devadatta. Ngài thường thực hiện phép lạ (thần thông) này trước sự hiện diện của nhà vua Ajātasattu.

 Lúc này, một số câu hỏi sẽ nổi lên liên quan đến sự biến đổi này. Sau khi có sự biến đổi như vậy xảy ra. Liệu hình dạng nguyên thuỷ vẫn còn tồn tại như trước hay không? thân xác đó sẽ không mất, hay chỉ có người khác không thể nhìn thấy điều biến đổi này?; hay là hình dạng nguyên thuỷ bị biến mất hoàn toàn với sự xuất hiện của một hình dạng mới? Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể tìm thấy một phần ở trích đoạn Pali sau đây: “So pakativaṇṇaṃ vijahitvā kumaravaṇṇaṃ vā dasseti” v.v… Điều này có nghĩa là “Sau khi đã rời khỏi hình dáng nguyên thủy tỳ khưu sẽ khoác lấy cho mình hình dạng một chàng thanh niên v.v… Đoạn trên hình như có nghĩa là sự kiện biến đổi này là trọn vẹn toàn diện và hoàn hảo với hình dạng nguyên thuỷ đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, vẫn còn bỏ ngỏ cho một cách giải thích khác nữa ngay cả cho những ai có thể hiểu được tiếng Pali. Vì rất có thể nên giải thích rằng từ “loại bỏ” (left), tiếng Pali viết là ‘vijahati’ có thể được hiểu là vật nguỵ trang của hình dáng nguyên thuỷ, đang khi tạo ra một hình dáng mới nguyên để cho người khác có thể nhìn thấy. Vì thế nếu hiểu theo nghĩa này thì vẫn còn hình dáng nguyên thủy tồn tại như trước. Đối với những ai còn nghi kỵ kéo dài như vậy. Tôi xin được kể lại một đoạn trong trận thi thố tài thần thông giữa hai người là Trưởng Lão Moggallana và Long vương Nandapananda đã được kể đến ở trên. Trưởng Lão đã tự biến thành một Long vương khác và rồi lại biến thành cả chim Thần Điểu nữa. (Garuda). 

Chính Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng khẳng định quan điểm của ngài về hậu quả cho rằng sự biến đổi thân xác thành con voi và ngựa chẳng hạn hàm chứa sự kiện cho là những hình dạng đó được tạo ra bên ngoài vị tỳ khưu thực hiện phép lạ (thần thông) đó. Điều này hàm chứa sự thật là hình dạng nguyên thuỷ của vị tỳ khưu đó không trải qua một biến đổi như thế. Trong khi quyết tâm vị tỳ khưu đã không chủ tâm tự biến đổi mình thành một con voi, nhưng chỉ hướng tâm tạo ra hình ảnh một con voi. Nói cách khác, ngài không làm điều ước, “Mong rằng tôi trở thành một con voi” mà điều ước của ngài lúc đó là, “Mong rằng xuất hiện hình ảnh một con voi.” Dưới đây là đoạn văn Pali khẳng định điều đó như sau: Hatthimpi dassetīti-ādi panettha bahiddhāpihatthi – ādidassanavasena vuttaṃ. Tattha’Hatthī homīti anadhiṭṭhahitva’ Hatthī hotūlī adhiṭṭhatabbaṃ. - Trṅch trong Thanh Tṇnh Ḍạo (Visuddhimagga) trang 2/247.)

Tuy nhiên, cũng còn một giải thích nữa trong tác phẩm Paramatthamañjjusā như sau: phần đầu lời tuyên bố có từ ‘va’ (là ‘hoặc’) (nghĩa là kumāravaṇṇaṃ vā dasseti v,v…) nghĩa là sự biến đổi toàn diện mất luôn hình dạng nguyên trạng, nhưng ngược lại trong năm mục được nhắc đến sau này sự biến đổi đó có thể là toàn diện như trong những trường hợp kể đến ở trên, hoặc là (giống như một cách ngụy trang) cho những hình dạng mới được tạo thành trong khi đó hình dạng nguyên thủy của nó vẫn tồn tại. Lý do đưa ra là ‘ biến hình dạng nguyên thủy trở thành vô hình khiến người khác không thể nhìn thấy coi như là bỏ luôn hình dạng nguyên thủy. Không nhất thiết phải làm cho hình dạng nguyên thuỷ đó biến mất hoàn toàn hay trọn vẹn.”

PHÉP HÓA TÂM THÔNG (Manomayā Iddhi)

Như đã được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) tác giả cho rằng các phép biến đổi thân (VikubbanĀ Iddhi) và Ý Sinh Thân (ManomayĀ iddhi) được coi như thuộc cùng một loại do bởi sự kiện cả hai chỉ đạt đến được qua quyết định Thần Thông (Addhiṭṭhāna Iddhi) có nghĩa là nhờ vào quyết tâm, sự khác biệt là phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) là biến đổi thân xác nguyên thủy trở thành một thân xác khác với hình dạng và hình dáng thái khác nhau trước hoàn toàn; trong khi đó Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi) lại ám chỉ sự tác tạo thành một thân xác khác trong khi đó “bản sao chép” nguyên thuỷ vẫn tồn tại không thay đổi. Thân xác mới được tác tạo có thể nói giống y hệt với hành dạng nguyên thuỷ trong hầu hết các đặc tính cơ bản. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ là đang khi thân xác nguyên thuỷ được cha mẹ sinh ra, còn thân xác mới được tạo thành thuộc hình dạng thân xác cõi trời (astral body), do tâm tạo thành và vì thế có khả năng di chuyển nhanh không khác gì tâm – trong mọi tình huống. Thân xác đó người bình thường không thể nhìn thấy, chỉ có những người có thiên nhãn mới thấy mà thôi. Hơn nữa với sự sáng tạo ra thân xác cõi trời thì phần đối tác thân xác sẽ trở thành một thân xác của người đang rơi nhanh vào cơn mộng hay giống như một bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê hay gần chết, có đôi khi còn ngừng thở nữa là đàng khác.

Nhưng phép lạ (thần thông) tạo ra nhiều người từ một người như trong trường hợp Trưởng Lão Cūlapanthaka được kể ở trên, hay Đức Phật thuyết pháp cho mẹ ngài nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) lại không được kể vào loại này, vì thân xác nguyên thuỷ của Đức Phật và của Trưởng Lão Cūlapanthaka không bị hề hấn gì. Thân xác của họ vẫn tiến hành làm những gì họ đang làm trước đó. Đức Phật với thân xác của ngài vẫn luôn tay thực hiện những sinh hoạt như là đi khất thực và tham gia vào bữa tiệc như thường. Chính vì thế loại phép lạ (thần thông) này, không được xếp vào loại các phép lạ (thần thông) Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi hay thuộc loại phép lạ (thần thông) Manomayiddhi.

 Có điều lạ đáng cần lưu ý là. Trong mười loại Thần Túc Thông (Iddhividhi), Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) đã mô tả rõ ràng bằng cách nào chúng ta có thể thực hiện được các phép lạ (thần thông) này, ngoại trừ phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) và Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi) lại không được giải thích gì cả. Chính vì thế cách thức luyện tập để thực hiện phép biến đổi thân xác (Vikubbanā Iddhi) như đã được mô tả trước đó lại do Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích như sau: 

“Một tỳ khưu muốn tạo ra một thân xác tâm (ý sinh thân), sau khi đã thoát thiền Jhana như là nền tảng của phép Thần thông (Abhinnā), lại phải tập trung chú ý vào thân xác, rồi sau đó ra quyết tâm bằng những phương cách đã nói ở trên. Nói thầm trong tâm rằng, “Mong rằng thân xác này trở nên trống rỗng” khi thân xác đã biến thành trống rỗng; Chư vị tỳ khưu lại tập trung chú ý vào một thân xác khác với “bản chép” (counterpart) nguyên thủy và lại quyết tâm: “Mong rằng một thân xác khác có thể được hình thành trong thân xác này.” Sau đó ngài sẽ có thể kéo thân xác mới tạo thành đó ra khỏi thân xác nguyên thuỷ như rút cây gươm ra khỏi vỏ, hay một con rắn bị rút khỏi vũng nước bùn.Sau đây là các đoạn được trích trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga), “ Chư vị tỳ khưu trong tăng già này đã tạo ra một thân xác khác từ chính thân xác của ngài. Thân xác được tạo ra chính là Ý Sinh Thân, nhưng hoàn toàn gồm có tứ chi và các cơ quan khác. Với toàn bộ các giác quan đều hoạt động tốt. Giống hệt một con người được lôi ra từ bên trong đám bùn lầy lau sậy.”

Ta có thể quan sát từ giải thích trên có một điều lạ lùng và không bình thường liên quan đến bước đầu tiên đòi hỏi phải có quyết tâm cao để biến thân xác nguyên thủy trở thành trống rỗng trước lúc quyết tâm tạo ra một thân thể cõi trời làm “bản sao.” Chính vì thế điều này xảy ra khớp với những gì được trình bầy trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) về hiệu quả là ngài (tức tỳ kheo) đã tạo ra một thân xác khác giống như rút ra từ trong đám bùn lầy lau sậy vậy.

Hiện Trạng Của “Thân Xác Cõi Trời” Ra Sao?

Một điều ai trong chúng ta cũng cho là kỳ lạ: đó là sự kiện không nhất thiết phải thực hiện quyết tâm biến đổi thân xác thành trống rỗng, như mọi người vẫn thường hiểu, “thân xác cõi trời” không tồn tại ở bất kỳ một nơi cố định nào trong thân xác như hai vòng tròn đồng tâm hay nằm trùng lên nhau. Không giống như điều bên trong “đám bùn lầy lau sậy” tồn tại bên trong đó, thân xác chỉ xuất hiện ra ngoài khi nào được lôi ra khỏi đó. Nhưng “thân xác cõi trời” không tồn tại bên trong thân xác của ta như vậy, nó được sinh ra một cách đột ngột. Ngay sau khi quyết tâm được thực hiện. Rất có thể, sau khi phân tích ta hiểu là “thân xác cõi trời” chỉ là một bản sao hay là một phó bản của thân xác . Một vị “đồng hành” nếu từ đồng hành có thể được dùng. Ta có thể thấy như trong trường hợp chụp một tấm hình. Bức ảnh được chụp không tồn tại trước đó, nó chỉ có xuất hiện ngay lúc người thợ chụp làm việc. Bức ảnh đó giống y như bản nguyên thủy, có nghĩa là người được chụp trong bức ảnh đó, vì bức ảnh được dựa trên chính con người đó. Điều giống hệt đó cũng được nói đến trong việc tác tạo ra “thân xác cõi trời”, chỉ xuất hiện khi được tạo thành. Ở khía cạnh này các đoạn văn của Đức Phật tỏ ra dễ hiểu hơn khi ngài nói tới hiệu quả vị tỳ khưu với tâm được bảo đảm, không lay chuyển và hướng tới tạo ra một thân xác khác từ thân xác của mình. Giống như một người được lôi ra từ trong đám bùn lầy lau sậy.

Làm quyết tâm thông qua tuệ giác (Ñāṇa)

Trong phạm vi mười phép thần thông (Iddhi Viddhi) liên quan. Có một đoạn thường hay được nhắc đến, đó là thực hiện quyết tâm thông qua trí hay tuệ giác. Theo nghĩa đen, điều này có nghĩa là thông qua trí hay tuệ giác. Một ví dụ có thể làm rõ việc giải thích phép lạ (thần thông) thứ nhất là tạo nhiều người hay nhiều thân xác từ một người hay một thân thể nguyên thủy. Như sau:

“Vị tỳ khưu, sau khi đã hoàn tất tu luyện như đã dự liệu, hỗ trợ, đặt nền móng và căn bản cho các phép lạ (thần thông) xảy ra. Ngài liền trú vào nhập thiền làm bệ phóng để thực hiện các phép lạ (thần thông), rồi từ đó thoát ra, muốn nhân lên một trăm người từ chính thân xác của mình. ngài sẽ tụng trong tâm của mình như sau: “Sataṃ homi, sataṃ homi” Tôi muốn tự nhân lên một trăm người, tôi muốn tự nhân lên một trăm người.’ Rồi ngài trú vào nhập thiền Jhana như là một sức bật để thực hiện các phép lạ (thần thông). Sau khi đã thoát ra với tâm vẫn còn đang thực hiện quyết tâm, ngài liền biến thành một trăm người. Qui trình này có thể được áp dụng cho việc tạo ra cả ngàn người hay còn hơn thế nữa.

Tuy nhiên trong trường hợp không có gì xảy ra sau một qui trình như vậy, ngài lại “tụng” một lần nữa. “Tôi muốn tự biến thành một trăm người khác” Rồi ngài lại trú vào nhập thiền Jhana và sau khi đã thoát thiền Jhana và thực hiện quyết tâm như trên. Qui trình này lại được lặp lại nhiều lần cho đến khi phép lạ (thần thông) xảy ra đáp ứng với quyết tâm của ngài.

Giải thích trên trích từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/122) trong khi đó Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cũng có những đoạn tương tự (được dịch nguyên bản như sau:

“Thường thường một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông: trong lúc vẫn là một con người. Nếu ngài muốn nhân thành một trăm người, hay cả ngàn người hay một trăm ngàn người tuỳ theo ý ngài muốn. Sau khi đã làm những điều trên, ngài liền chú tâm quyết định qua trí tuệ giác hay do tài tháo vát (resourcefulness), “Tôi muốn được nhân lên thành nhiều người” thế rồi ngài sẽ được nhân lên thành nhiều, như trong trường hợp Trưởng Lão Cūlapanthaka.

Đoạn văn nguyên thuỷ bằng tiếng Pali dành cho những người nào muốn tham khảo như sau: “Pakatiyā eko bahukaṃ āvajjati sataṃ va sahassaṃ vā satasahassaṃ vā āvajjati āvajjitvā ñāṇena adhiṭṭhāti bahulo homītu bahuka hoti yathāyasamā cūlapanthako ekopi hutvā bahudhā hoti evameva so idhhimā cetovasippatto eko hutvā hoti, -- trích từ. . . .

Từ Pali ‘āvajjati’ nghĩa đen là ‘nghĩ’ được Trưởng lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích là “tụng”. Như vậy, tỳ khưu phải “Tụng” (trong tâm) số người ngài muốn nhân lên trở thành nguyên bản như là “Sataṃ homi, Satam homi”. Khi ngài muốn trở thành một trăm người.

Sau khi đã “tụng” như vậy rồi, ngài liền rút vào nhập thiền Jhana như là một sức bật thực hiện các phép lạ (thần thông) có nghĩa là thiền Jhana bậc bốn. Vì nếu bậc thiền thấp hơn không thể thực hiện được mục tiêu này.

Sau khi trú vào nhập thiền Jhana, ngài có thể nổi lên, hạ quyết tâm bằng cách sử dụng trí (Ñāṇa) hay tuệ giác, “Tôi sẽ muốn chính mình được nhân lên một trăm lần” Ngay sau đó ngài sẽ lập tức được nhân thành một trăm người như ý ngài đã quyết tâm

Câu, “Hạ quyết tâm nhờ trú(Ñāṇa) hay tuệ giác” trong đoạn tiếp theo sau đây: Ñāṇena adhiṭṭhātīti abhiññāñāṇavasena vutaṃ—(Vi. 2/ 219) Điều này có nghĩa là trí trong Phép Thần Thông (Abhinnā) có nghĩa là tuệ giác hay ra tài tháo vát (resourcefulness) có liên quan để việc áp dụng vào các phép thần thông. Một vị tỳ khưu coi như đạt được trí yêu cầu phải trang bị với năm điều Vasi hay là thuần thục trong thiền bậc bốn. Điều này ngụ ý muốn nói lên sự thật là: một con người như vậy phải có khả năng nắm rõ thiền Jhana là gì, tâm của người đó ra sao vào thời điểm này, đâu là đặc điểm của tâm được cơ động và linh hoạt đủ để có thể đáp ứng được với quyết tâm được thực hiện và thực hiện bằng cách nào để thực hiện được phép lạ (thần thông) này hay phép lạ (thần thông) kia. Điều tiếp theo là không phải hết mọi người trong điều kiện Thiền Jhana có thể thực hiện được quyết tâm và có được tâm đáp ứng đủ ý muốn của người đó. Thiếu năm khả năng thuần thục và trí được nói đến ở trên, một quyết tâm không thể có ý vọng tạo ra được kết quả như mong muốn ví một cuộc hành thiền chưa đáp ứng đủ tiểu chuẩn hay mức cường độ cần thiết cho cuộc thực hiện như vậy, đó là ý nghĩa của câu: “Thực hiện quyết tâm thông qua “Ñāṇa” có nghĩa là tuệ giác hay là tài tháo vát (resourcefulness) trong ‘nghệ thuật và khoa học’ có thể nói như vậy, trong việc thực hiện các phép lạ (thần thông) cũng như vậy mà thôi.

Còn nhiều chi tiết nữa liên quan đến đề tài này rất cần được lưu ý như chúng tôi ghi lại dưới đây:

“Đang khi thực hiện quyết tâm, thì tâm đang trong hiện trạng Thiền Jhena dùng làm sức bật cho các phép lạ (thần thông) đang trong hiện trạng Nimitta, nghĩa là tầm nhìn hay hình ảnh tâm , trong khi đó tâm đang “tụng kinh” lại suy nghĩ đến các con số, cho dù là một trăm hay một ngàn, tâm muốn biến thành. . .” - - (Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/219)

Điều này có nghĩa là một người có thể thực hiện quyết tâm, yêu cầu trước tiên là có khả năng trú vào nhập thiền bậc bốn. Dựa trên những Kasina (cơ bản) để đạt đến những thiền chứng có được. Hơn nữa, người đó cũng đã kinh qua tất cả các loại cơ bản (Kasiṇa).Hình ảnh tâm thiền chứng trong mức thiền Paṭithāga thuộc bậc thiền cao nhất trong các loại cơ bản (Kasiṇa) trong những sát na nhập thiền Jhana đó được gọi là ‘nimitta’ như đã được đề cập đến ở trên. Chính vì thế đối với một người thực hiện phép lạ (thần thông) từ khả năng của mình có nghĩa là mức độ hay cuờng độ các thiền chứng của mình trước khi thực hiện phép lạ (thần thông) là điều tiên quyết nhất. Cho đến khi người đó chắc chắn là khả năng ý muốn của mình có đủ sức để tin tưởng như vậy. Đến lúc này, một điều cần lưu ý là trong lúc “tụng” thiền bậc bốn (ngay cả chỉ trong thâm tâm thôi) đều không thể thực hiện được nếu thiếu Vitakka hay Vicara (nghĩa là tầm và tứ) trong giai đoạn tột đỉnh này. Chính vì thể điều cần thiết là thoát ra khỏi thiền bậc bốn, đi ngược lại về thiền Jhana bậc một, trong đó việc tụng (trong suy nghĩ) tức là Parikamma) là điều có thể diễn ra. Chính vì thế người ta kể lại rằng tâm trong suốt lúc tụng thì an vị ở nơi số người mà người đó quyết tâm tạo ra, cho dù là một trăm hay một ngàn đi chăng nữa.

“Thực hiện quyết tâm nhờ trí ñāṇa.” Từ “Ñāṇa”, như đã được giải thích, có giới hạn hay ý nghĩa nhất định, liên quan đến điều được gọi là ‘Thần thông (Abhiññā) Ñāṇa hay là quyết định trí (Adhiṭṭhāna Ñāṇa). Có nghĩa là trí (Ñāṇa) đối với việc thực hiện các phép lạ (thần thông) hay là trí (Ñāṇa) nhờ đó ta hạ quyết tâm một cách tương xứng. Việc giải thích này được rút ra từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đoạn hai trang 219.

Tóm lại, người ta cho là có mười loại phép lạ (thần thông) cộng với phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) và Phép Ý Sinh Thân (Manomaya iddhi) là những điều có thể đạt đến được thông qua quyết định (Addhitthana) chính xác hơn là thông qua trí (Adhiṭṭhāna Ñāṇa), có nghĩa là Quyết Tâm Thiền Quán (tức tài tháo vát (resourcefulness), hay là lợi khẩu nếu bạn muốn. Không chỉ có hành động thực hiện quyết tâm đơn thuần do bất kỳ ai muốn thực hiện phép lạ (thần thông), nếu mức độ lợi khẩu và kinh nghiệm không hỗ trợ người đó đầy đủ thì không hy vọng có thể thực hiện được phép lạ (thần thông). 

Phẩm Chất không thể thiếu một người làm phép lạ (thần thông) cần phải đạt được

Những phẩm chất này vạch ra những yêu cầu không thể bác bỏ được sau đây được trích từ những lời dạy của Đức Phật ở nhiều nơi khác nhau, trong đó việc áp dụng khả năng ý muốn hướng về định hướng có liên quan. Chính vì thế mà ngài cho biết (như trích trong kinh phật Sāmaññaphala như sau).

“Một vị tỳ khưu với tuệ tâm ổn định, được thanh tịnh đầy đủ, toả sáng, trừ tuyệt khỏi mọi tham dục đang rình rập, không can dự vào những phiền não, do đó đã trở nên dễ dạy, và linh hoạt, cơ đông, tiện dụng, tồn tại một cách vững vàng hướng tới thực hiện những phép lạ (thần thông), thế rôì ngài có thể đạt được những thành công liên quan đến việc bầy tỏ phép thần thông như tạo ra nhiều người từ một người...”

Ta cũng cần lưu ý ở đây là, ngay cả khi ta có thể thực hiện được nhớ lại tiền kiếp, có khả năng thiên nhãn, khả năng tạo Ý Sinh Thân, và biến đổi thân, thì các đoạn trên cũng được sử dụng. Điều này có nghĩa là đầu tiên phải đáp ứng được những đòi hỏi không thể thiếu đó là đạt đến Thiền Bậc bốn, được bổ sung với năng khiếu thuần thục hay và Vasi. Với một nền tảng thiền định như vậy, thì hướng tâm về thực hiện bất kỳ phép lạ (thần thông) nào đều hy vọng có thể đạt được với nhiều kết quả khả quan. Các đoạn Pali trích chính những lời Đức Phật dạy được nói đến ở trên, dành cho những ai muốn đào sâu một cách cặn kẽ hơn như sau:

“So evaṃ samahitacitte parisuddhe pariyodāte anañgane vigatūpakilese mudubhūte kammaniyethite aneñjappatte iddhividhāya cittaṃ abhinīharati abhininnāmeti. So anekavihitaṃ paccanubhoti; ekopi hutvā hoti v.v…

Các đoạn Pali li trên được trích từ Kinh Pali 9/13; cũng trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/204, trong đó ta thấy có lời giải thích như sau:

‘So’ có nghĩa là “Vị tỳ khưu đó” ám chỉ vị tỳ khưu đã đạt đến thiền Jhana bậc bốn (Soti so adhigatacatutthajjhāno yogī)

Samahite citte: Tâm được nhập thiền Jhana bậc bốn nghiêm túc (Samāhite citte iminā catutthajjhāna samādhinā samāhite). Từ ‘citta’ có nghĩa là tâm trong cõi thanh tịnh thuộc thiền Jhana cùng với Sắc (Citteti rūpāvacaracitte)

Parisuddhe có nghĩa là niệm được thanh tịnh thông qua xả (Upekkhā)(Parisudddhetupekkhāsatiparisuddhibhavena parisuddhe)

 “Pariyodāte” có nghĩa là toả sáng hay sáng chói thông qua tính tinh khiết của tâm (Parisuddhatāyea pariodāte pabhassati vuttaṃ hoti)

“Anañgane”, nghĩa đen là không bị tham dục giống như một mô đất’; điều này ám chỉ đến điều kiện không bị vướng mắc phải những đam mê như tham dục (raga). Điều này là vì những ảnh hưởng dẫn đến tham dục như Sukha (có thể do hạnh phúc là một mức độ hạnh phúc đem lại.) đã được chế ngự (trong các bậc thiền Jhana bước một, hai và ba.) (Sukhādīnam paccayānaṃ ghātena vihatarāgādiañgaṇattā anañgane)

Liên quan đến điểm này cũng đã được giải thích xa hơn trong tập chú giải Paramatthamañjusā cho là lạc về thân (sukha) lạc dẫn đến hỷ (somanassa) mà hỷ dẫn đến tham (Rāga). Rồi khổ thân (dukkha) dẫn đến ưu (domanassa) mà ưu dẫn đến sân hận (dosa).

Từ những phần giải thích thêm như trên, ta có thể đi đến kết luận rằng: từ “những ảnh hưởng xúi bẩy hay những đam mê không chỉ ám chỉ tới loại tham dục (raga) có nghĩa là những đam mê tham dục mà thôi, nhưng còn dẫn đến loại đau khổ nữa có nghĩa là những loại đau khổ do sân hận mà ra.

Vigatūpakilese: không có những phiền não. Đây là một thực tế mà kết quả tất yếu là thiếu vắng những ảnh hưởng súi bảy như đã được đề cập đến ở trên. Thường thì tâm bị nhơ bẩn do sự xuất hiện những ảnh hưởng sui bảy (Anañganattayeva vigatūpa-kilese…añgañena hi cittaṃ upakilissati) 

Mudhbhute: có nghĩa là dễ sai khiến hay tuân thủ theo như ý muốn. Điều này có được là nhờ tình trạng tâm được huấn luyện tốt. Chính vì thế tâm không tỏ ra bướng bỉnh nhưng rất dễ dạy (subhavitattā mudubhūte vasīhāvappateti vuttaṃ hoti… vase vattamanaṃ hi cittaṃ mudutanti vuccati)

Kammanīye: nghĩa đen là “Thích hợp để làm việc’ hàm chứa điều kiện trở nên cơ động, linh động, tiện dụng có nghĩa là tuân thủ theo ý muốn và quyết tâm của đương sự. Đây là kết quả chúng sanh đó đã trở nên ngoan ngoãn, dễ dạy. Điều này được so sánh với “vàng được thổi tốt từ phía dưới (có nghĩa là được chất trong lò luyện và được thổi bằng những ống bễ để tăng thêm độ nóng và tách được các cứt sắt ra khỏi vàng ròng). (Muduttāyeva kammaīiye kammakkhame kammayoggeti vuttaṃ hoti. Muduṃ hi cittaṃ kammanīyaṃ, hoti subhantamiva suvaññaṃ). Chính vì vậy Đức Phật đã phán, “ Đây là điều ta đã nghiên cứu, nhưng không bao giờ ta thấy bất cứ điều gì đang phát triển và được tăng cường. Được linh động và dạy như tâm này.” Nānaṃ Bhikkhave aññaṃ ekadhammampi samanupassāmi yaṃ evaṃ bhāvitaṃ bahulīkataṃ muduñca hoti kammaūiyañca yathayidaṃ bhikkhavae cittanti. – trích trong Ekanipāta thuộc Tăng chi Bộ Kinh (Añguttaranikaya 20/21.)

Ṭhiṭhe, nghĩa đen là tồn tại. Ám chỉ tâm tồn tại hay cư ngụ một cách an toàn trong điều kiện như vậy như tâm hồn được thanh tịnh và sáng chói (Etesu parisuddhabhavadisuthitatta ṭhiṭe) nói cách khác, điều này ám chỉ một thực tế là tâm được thiết lập trong chính khả năng của nó. Vì hiện nay đã trở nên dễ dạy và linh động (Mudukammaññabhāvena vā attano vase ṭhitattā ṭhite)

Āneñjappatte: đã đạt đến được điều kiện không lay chuyển. Điều này tiếp theo là một kết quả thuộc những đặc tính đã kể ra ở trên (ṭhitattāyeva āneñjappatte acale niriñjaneti vuttaṃ hoti) nói cách khác, có thể được giải thích như sau:

a. Tâm ổn định trong niềm tin sẽ không bị xáo trộn bằng cách làm cho lung lay vì thiếu niềm tin.

b. Một khi tâm ổn định trong nỗ lực không bị xáo trộn do tình trạng bơ phờ vì lười biếng mà ra (Viriyapariggahitaṃ kasajjjena na iñjati)

c. Một khi tâm ổn định trong niệm (mindfulness) sẽ không bị xáo trộn do bởi quá cả tin (Satipariggahitaṃ pamādena na iñjati)

d. Một khi tâm ổn định trong hành thiền sẽ không còn bị xáo trộn do phải phân tâm (samādhipariggahitaṃ uddhaccena na iñjati)

e. Một khi tâm ổn định trong tuệ không bị xáo trộn do vô minh ngu dốt (Paññapariggahitaṃ avijjāya na iñjati)

f. Một tâm toả sáng sẽ không bị xáo trộn do bóng tối những vẩn đục đem lại (Obhāsagataṃ kilesandhākārena na iñjati)

Chính vì tâm được ổn định với sáu đặc tính nêu trên mà đã đạt được điều kiện không thể lay chuyển nổi (Imehi chahi dhammehi pariggahitaṃ āneñjappattaṃ hoti)

Tóm Lại. tâm đạt được tám phẩm chất được đề cập đến ở trên là tâm được hướng tới thực hiện, thông qua trí. Trí Phật Pháp có thể thực hiện được qua trí thần thông, nghĩa là Phép Thần thông vậy (Abhiññā) evaṃ atthañga-samannāgataṃ cittaṃ abhinīhārakkhamaṃ hoti abhiññāsacchikarrānīyānaṃ dhammānaṃ abhiññāsaccha-kirriyāya. -- Trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/ 205). 

Tám phẩm chất đề cập đến ở trên là:

1. Samāhite: được thiết lập nhập thiền Jhana bậc bốn;

2. Parisuddhe: được thanh tịnh;

3. Pariyodate: được toả sáng;

4. Añangaṇe: không bị vướng mắc do những ảnh hưởng xúi bảy;

5. Vigatūpakilese: đoạn diệt những phiền não;

6. Mudubhūte: tuân thục và dễ dạy;

7. Kammanīye: Linh hoạt, cơ đồng và tiện dụng 

8. Ṭhite āneñjappatte: tồn tại mà không bị rung động hay không bối rối – thông qua cách đạt đến được bảy phẩm chất đã bàn đến ở trên.

Trong khi tám phẩm chất kể trên là những phẩm chất cần thiết cho những ai có thể thực hiện được các phép thần thông, chúng chỉ là kết quả phải được đạt đến vào giai đoạn chót. Hệ thống để luyện tập tâm hầu đạt đến thành tích đó được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/200 như sau: 

“Một hành gi? Yogi mới tập sự hay một thiền sinh muốn bắt tay vào nhiệm vụ to lớn này trước tiên phải đạt đến tám thiền chứng (samāpatti), thuộc tám loại căn bản (Kasiṇa). Rồi ngài cũng còn phải yêu cầu theo đuổi một qui trình gồm mười bốn bước cho đến khi được thuần thục hoàn toàn trong qui trình mười bốn điểm này. mười bốn bước đó gồm:”

1. Kasinānulomato: trú nhập thiền Jhana với mười điều cơ bản (Kasiṇa)thuận từng điều một.

2. Kasināpaṭilomato: trú nhập thiền Jhana thuộc mười điều cơ bản (Kasiṇa) trong qui trình ngược lại.

3. Kasinānulomatopaṇilomato:Trú nhập thiền Jhana thuộc mười điều cơ bản (Kasiṇa) đó trong cả qui trình thuận lẫn ngược lại

4. Jhānānulomato: Trú nhập các mức thiền Jhana thuận từng loại một.

5. Jhānapaṭilomato: Trú nhập nghịch các mức thiền Jhana 

6. Jhānānulomapaṭilomato: Trú nhập thiền Jhana thuộc nhiều loại khác nhau trong cả qui trình thuận lẫn qui trình ngược lại.

7. Jhānukkantakato: rút vào một số mức thiền Jhana đa dạng thuộc một điều cơ bản (Kasina) bằng cách bỏ qua phương pháp, bỏ qua mỗi thiền khác trong qui trình đó.

8. Kasiṇukkantakato: Trú nhập một số bậc thiền Jhana bằng cách bỏ qua phương pháp, lần này thì bỏ luôn tất cả mọi điều cơ bản(Kasiṇa) trong qui trình này.

9. Jhānakasiṇukkantakato: Trú nhập thiền bằng cách bỏ qua một số phương pháp, bỏ qua cả các bậc thiền Jhana và các lọai Kasiṇa.

10. Añgasañkantito: bỏ qua (có nghĩa là rút lại) những chi thiền Jhana.

11. Ārammaṇasañkanito: Bỏ qua đề mục của một số loại thiền Jhana.

12. Añagārammaṇasañkantito: Bỏ qua cả những chi thiền Jhana lẫn các đề mục của chúng.

13. Añgavavaṭṭhāpanato: Xác định các chi thiền Jhana.

14. Ārammaṇavavaṭṭhāpanato: Xác định các đề mục Jhana/.

Tám Thiền Chứng (samāpatti) và Tám Đề Mục (Kasiṇa)

Tám thiền chứng (samāpatti) gồm bốn Thiền chỉ Jhana sắc giới (Rūpajhāna) và bốn Thiền chỉ Jhāna vô sắc giới (Arūpajhāna). Tám điều cơ bản (Kasiṇa) hay là các thiền chỉ cần chiêm ngưỡng chăm chú đó là: Paṭhavīkasiṇā: nhìn chăm chú vào đất. Āpokasiṇa: Nhìn chăm chú vào nước. Tejakassiṇa, Nhìn chăm chú vào lửa. Vāyokasiṇa Nhìn chăm vào gió. Nīlakasiṇa: Nhìn chăm chú vào màu xanh. Pītakasiṇa: nhìn chăm chú vào màu vàng; Lohitakasiṇa: nhìn chăm chú vào màu đỏ; Odātakasiṇa: Nhìn chăm chú vào màu trắng.

Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) một thiền sinh có khả năng tạo ra các phép thần thông được yêu cầu phải đạt đến tám thiền chứng (samāpatti). Bao gồm cả Kasiṇa. Tuy nhiên có hai loại Kasiṇa khác bị bỏ qua đó là Alokakasina: nhìn chăm vào ánh sáng và Ākasakasiṇa: nhìn chăm vào không khí. Việc loại bỏ này được giải thích trong Paramatthamañjusā cho là Ākasakasiṇahay là nhìn chăm vo hư khơng dẫn đến thiền chứng (samāpatti) Vô Sắc (Arūpasamāpatti) trong khi đó Ālokakasiṇa: nhìn chăm vào ánh sáng lại được coi như là nhìn vào Odātakasiṇa:tức là nhìn vào màu trắng vậy.

Giải thích mười bốn bước

1. Trú nhập thiền Jhana thuộc mười Kasiṇa tương ứng. Điều này nghĩa là: Người thiền sinh (Aspirant) phải trú nhập thiền Jhana bằng cách nhìn chăm vào đất, rồi xuất khỏi thiền đó. Sau khi đã xuất khỏi thiền lại trú nhập thiền Jhana một lần nữa bằng cách nhìn chăm vào nước, trước khi xuất ra để rồi lại rút vào nhập thiền Jhana thông qua nhìn chăm vào lửa. Qui trình này được tiến hành cho đến khi hết cả mười Kasiṇa được bao trùm hết. Qui trình này có thể được nhắc lại cả trăm lần thậm chí cả ngàn lần trước khi có thể đạt được thuần thục đáng tin cậy. Và bằng cách rút nhập thiền Jhana có nghĩa là toàn bộ các Jhana tuần tự bậc một đến bậc bốn đều được thông qua một cách tuần tự.

Những giải thích thêm cũng được đưa ra để mang lại hậu quả rằng, đang khi trú nhập thiền Jhana, thiền chỉ, thí dụ như, trái đất sẽ xuất hiện sinh động trước con mắt tâm, được mở ra cho Āpokasiṇa, tức nhìn chăm vào nước, nước tức khắc lại xuất hiện một cách sinh động. Nói tóm lại, trong bất kỳ thiền chỉ nào thì tâm cũng được dừng lại, đối tượng của thiền chỉ đó lập tức xuất hiện trong tâm nhãn. Trong những giây phút như vậy, tâm đã được dừng lại trong mức thiền Jhana đó. Có thể là ở bất kỳ bậc thiền nào trong bốn bậc thiền đó, điều này tùy thuộc vào ý chí của thiền sinh.

Cũng nên hiểu một điều là theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thiền sinh với cùng một mục tiêu như vậy cũng phải đạt đến thành tích bốn bậc thiền Jhana cao hơn. Bậc thiền Jhana vô sắc gíới chẳng hạn, bậc đầu tiên đặt cơ sở trên hư không (Ākāsānañcāyatanā) bậc hai dựa trên thức (Viññā-ṇañcayatana) bậc ba dựa trên vô sở hữu (ākiñ-cảngññāyatana) và bậc bốn dựa trên phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasanna- Nasannayatana). Chính vì thế, trước khi trú nhập thiền Jhana vô sắc giới, Yogi (thiền sinh) phải rút vào các thiền Kasiṇa và thực hiện quyết tâm để có thể làm cho Thiền chỉ tan biến đi hay là có thể đặt trọng tâm chú ý vào thiền chỉ đó và cả tâm nữa cũng nằm trong đó thay vì lông bông bên ngoài không gian. Trước tiên, thiền sinh phải niệm “Ananto Akaso”: hư không bao la và vô tận, cho đến khi nhập vào được thiền Jhana vô sắc giới của thiền chỉ đó có nghĩa là Ākāsānañcāyatana. Sau khi đã chắc chắn đạt đến năm phép thuần thục, khi chú ý đã quay trở về với không gian thì không gian sẽ cùng lúc xuất hiện trong tâm thay vào chỗ thiền chỉ Kasiṇa hay bất kỳ hình ảnh nào khác,o chính sự thay thế này có nghĩa là từ “to drop the Kasiṇa ” cũng phải được thực hiện với toàn bộ các loại Kasiṇa khác. Như vậy bốn bước thiền Jhana sắc giới hay vô sắc giới có thể đạt đến được bằng cách nhìn chăm chú vào tám thiền chỉ Kasiṇa.

2. Trú nhập thiền Jhana mười Kasiṇa ngược lại từ dưới lên trên. Điều này ám chỉ khả năng hay thuần thục của thiền sinh có thể trú nhập thiền Jhana dựa trên mười Kasiṇa bằng cách theo một quy trình ngược lại từ dưới lên trên. Bắt đầu với loại cuối cùng của tám loại Kasiṇa kể đến ở trên từ Odāta: nhìn chăm vào màu trắng, rồi Lohita: màu đỏ, và rồi tiếp tục cho đến khi đạt đến Kasiṇa đầu tiên có nghĩa là Paṭhavī, tức là đất.

3. Trú nhập thiền Jhana trong mười Kasiṇa cả theo cách bình thường và theo cách ngược lại từ dưới lên trên. Điều này chính là kết hợp cả hai phương pháp từ một đến mười và rồi quay trở lại từ mười đến một. Có thể nhắc lại điều này như trước đó, một trăm lần hay ngay cả một ngàn lần để có thể đạt được năm thuần thục từ đó mà ra.

4. Trú các bậc thiền liên tiếp một cách tuần tự. Theo phương pháp này thiền sinh rút vào nhập thiền Jhana bậc thứ nhất và rồi xuất khỏi bậc đó và lại nhập vào giai đoạn hai. Rồi lại xuất ra để nhập vào giai đoạn thiền Jhana thứ ba. Qui trình này tiếp tục cho đến khi đạt đến bậc cuối cùng có nghĩa là phi tưởng, phi phi tưởng xứ (Nevasanna-Nasan-nayatana): tình trạng phi tưởng cũng như phi phi tưởng xứ.

5. Trú nhập vào các bậc thiền Jhana ngược lại từ dưới lên trên. Như trên ám chỉ, thiền sinh trú nhập thiền Jhana bậc cuối cùng có nghĩa là bậc phi tưởng phi phi tưởng xứ đầu tiên. Rồi thầy lại xuất ra để nhập vào các bậc trước các giai đoạn đó. Qui trình này tiếp tục ngược lại cho đến khi đạt đến được thiền Jhana bậc đầu tiên.

6. Rút nhập vào các bậc thiền Jhana cả các bậc bình thường và các bậc ngược lại từ dưới lên trên. Giống như bậc thứ ba ở trên, đây là qui trình thứ bốn và thứ năm kết hợp với nhau. Điều này có thể được nhắc lại, như bình thường một trăm lần hay cả một ngàn lần để có thể từ đó đạt đến năm điều thuần thục.

7. Trú nhập thiền Jhana bằng cách bỏ qua hay dùng phương pháp xen kẻ. Loại bỏ tất cả mọi thiền chỉ khác. Bằng phương pháp này thiền sinh trú thiền Jhana bậc một thông qua nhìn chăm vào đất. Rồi xuất ra khỏi và lại rút nhập vào bậc thiền Jhana thứ ba dựa trên cùng một loại thiền chỉ. Ngài thực hiện bậc này cho đến khi có thể “bỏ qua” Kasiṇa đất và nhập thiền Jhana Vô Sắc Giới bậc một trước khi nhập lại vào thiền Jhana vô sắc giới bậc ba. Điều này có nghĩa là chỉ có bậc thiền Jhana bị lướt qua hay bỏ qua. Nhưng đề mục Kasiṇa vẫn không thay đổi.

8. Trú thiền Jhana bằng cách bỏ qua hay xen kẽ, bỏ qua cả các bậc thiền Jhana và các loại thiền chỉ Kasiṇa. Qua phương pháp này ta có thể bắt đầu với bất kỳ loại đề mục Kasiṇa nào cũng được không nhất thiết phải bắt đầu với Kasiṇa đất. Chỉ bỏ qua phương pháp được duy trì ở đây mà thôi. Việc trú nhập thiền Jhana được thực hiện tuần tự, mà không vượt qua hay bỏ đi bất kỳ điều gì.

9. Để Trú bằng phương pháp bỏ qua, bỏ cả các bậc thiền Jhana và các loại đề mục Kasiṇa. Đối với những ai đã có thuần thục đáng tin cậy và có nhiều kinh nghiệm có thể khởi động với bất kỳ mức thiền Jhana nào tuỳ ý; cũng vậy có thể dùng bất kỳ đề mục Kasiṇa nào. Nhiều chi tiết được giải thích thêm trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) sau đây:

Thiền sinh trú nhập thiền Jhana bậc nhất dựa trên đề mục Kasiṇa đất. Rồi ngài tiếp tục nhập vào bậc thiền Jhana thứ ba (bỏ qua bậc thứ nhì) trong đề mục Kasiṇa Lửa (bỏ qua Kasina nước) bỏ qua tức là lướt qua đề mục Kasiṇa Nīla. Ngài nhập vào thiền Jhana Vô sắc giới rồi tiến xa hơn nữa đến bậc thiền Jhana vô sắc giới, Akiñcaññā - vô sở hữu dựa trên màu đỏ, có nghĩa là đề mục Kasiṇa Lohita. Phương pháp này được gọi là lướt qua hay bỏ qua cả thiền, lẫn thiền chỉ Kasina (Jhana kasi ṇukkantakaṃ).

Qui trình này chính vì thế được sắp xếp được với lợi khẩu cả về bậc thiền Jhana lẫn các đề mục Kasiṇa . Ở đây thuần thục là điều thiết yếu để thể hiện được các phép thần thông, có nghĩa là việc thực hiện các phép lạ (thần thông). Điều này ám chỉ việc trú và thoát ra khỏi bất kỳ bậc thiền Jhana nào hay bất kỳ đề mục Kasiṇa nào ngay lập tức theo ý muốn. 

10. Để lướt qua những thành tố thiền Jhana. Như đã mô tả ở trên, có năm chi hay nhân tố làm thành thiền Jhana bậc một đó là. Tầm(Vitakka), tứ (Vicāra) hỷ (Pīti) lạc(Sukha) và nhất tâm (Ekaggatā). Thiền Jhana bậc hai gồm có ba chi đó là: hỷ , lạc và nhất tâm. Trong khi đó thiền Jhana bậc ba chỉ gồm có hai chi đó là lạc và nhất tâm và thiền bậc bốn cũng chỉ có hai chi nhưng lại khác một chút đó là xả (Upekkha) và nhất tâm.

Nhờ phương pháp này thiền sinh trú nhập thiền dựa trên đề mục đất. (earth Kasiṇa) rồi tiến dần lần lượt vào thiền Jhana bậc hai, bậc ba và bậc bốn. Không cần phải thay đổi đề mục (Kasiṇa) từ Pali chỉ tình trạng này gọi là Añgasañkantikaṃ. Ta cũng cần lưu ý là phương pháp này chỉ có thể được áp dụng trong loại thiền Jhana Sắc Giới (Rūpa Jhāna) mà thôi. Chứ không thể được áp dụng cho loại thiền Jhana vô sắc giới (Arūpa Jhāna). Đó chính là toàn bộ các loại Thiền vô Sắc Giới chỉ có khác nhau về đề mục mà thôi. Nhưng lại giống nhau ở chi thiền, có nghĩa là xả (Upekkhā) và nhất tâm (Ekaggatā) 

11. Để lướt qua các đề mục thiền Jhana đa dạng. ‘Đề mục thuộc nhiều loại thiền khác nhau’ ở đây được hiểu là có tám loại đề mục (Kasiṇa) như đã nói ở trên, cùng với bốn đề mục thuộc Thiền Jhana Vô Sắc Giới như, Hư không, thức, vô sở hữu và phi phi tưởng. (Etam Santam) bằng phương pháp này thiền sinh phải trú mỗi loại thiền dựa trên cùng một đề mục (Kasiṇa) thí dụ như ngài rút vào nhập thiền Jhana bậc một dựa trên đề mục (Kasiṇa) đất, rồi cùng một bậc thiền Jhana dựa trên thiền chỉ (Kasiṇa) nước rồi cùng một bậc thiền Jhana dựa trên đề mục (Kasiṇa) gió v.v… cho đến khi ngài tới được đề mục (Kasiṇa) Odāta, là đề mục cuối cùng, từ Pali cho giai đoạn này gọi là Ārammaṇasaṇkantikaṃ 

12. Để lướt qua cả các chi thiền Jhana và các đề mục. Đây chính là hai phương pháp đã đề cập đến ở trên (mục số 10 và 11) gộp chung lại. Thí dụ thiền sinh trú nhập thiền Jhana dựa trên đề mục (Kasiṇa) đất, rồi bậc thiền Jhana thứ nhì dựa trên đề mục (Kasiṇa) nước, rồi bậc thiền thứ ba dựa trên đề mục Kasiṇa lửa, rồi đến bậc thiền Jhana bậc bốn dựa trên thiền chỉ (Kasiṇa) gió. Bỏ qua đề mục (Kasiṇa) màu xanh, ngài rút vào nhập thiền Vô sắc giới với thiền chỉ không gian rồi nhập thiền Vô Sắc Giới với thiền chỉ tâm thức từ đề mục Kasiṇa màu vàng, thiền Vô Sắc Giới với đề mục vô sở hữu xứ từ đề mục Kasiṇa màu vàng và rồi thiền chỉ vô tưởng hoặc phi phi tưởng từ thiền chỉ Kasiṇa màu trắng. Từ Pali cho loại thiền này là Añgārammaṇassañkantikaṃ.

13. & 14. Để xác định những chi thiền và các đề mục. Nhờ phương pháp này thiền sinh phải nắm được các chi thiền là gì và có bao nhiêu chi trong mỗi bậc thiền Jhana. Thiền sinh có thể xác định được rõ ràng những chi này từ ngay tuệ giác của mình. Các chi thiền Jhana và các đề mục tức là có tám thiền chỉ Kasiṇa và bốn đề mục thuộc thiền Jhana Vô Sắc Giới như đã được mô tả trước đó. Từ Pali để xác định các chi Thiền Jhana là Añgavaṭṭhapanaṃ. Còn từ dùng để xác định các đề mục lại là Ānrammaṇavavaṭṭhāpana.

Khó Khăn Gay Gắt Để Phát Triển Thiền, Để Thực Hiện Các Thần Thông (Phép lạ) 

Nếu chỉ nhằm tu luyện thiền Định hay hành thiền với mục tiêu đạt đến hiện trạng tâm thiền Jhana, với rất ít thiền sinh có thể làm được, thì hẳn để tu luyện thiền Jhana để thực hiện được các Thần Túc Thông hay là cái gọi là phép lạ (thần thông) là điều xem ra còn khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ vô cùng đáng khích lệ. Điều này ám chỉ những ai đã đạt đến được một phần hiện trạng thiền Jhana nơi một trong các kiếp trước của họ. Họ không cần phải trải qua một kỷ luật gay gắt như đòi hỏi các thầy Sa-di phải thực hiện trên đời này. Họ cũng không cần phải tiến hành mười bốn bước như đã được đề cập đến ở trên. Trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) có các đoạn sau đây đã đề cập đến vấn đề này: 

Một thiền sinh thực sự là thầy Sa-di chưa có đắc được bất kỳ kinh nghiệm nào về bất kỳ loại tiền kiếp nào, sẽ không thể thực hiện được bất kỳ Thần Túc Thông (Iddhividhi) nào hay phép lạ (thần thông) nào mà không phải tiến hành qua bảy bước như đã được nhắc đến ở trên. Điều này là vì:

1. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh tu luyện các đề mục Kasiṇa hay cố gắng thể hiện các đối tượng Kasina với chính con mắt tâm của họ một cách sống động để có thể nhìn thấy được bản sao chép thân xác của mình, chỉ có khoảng một vài người có thể thực hiện được điều này mà thôi.

2. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã đạt đến Uggahanimitta trí tưởng như đã nói đến ở trên. Chỉ có một vài người có thể đạt đến được bước thứ hai gọi là Paṭibhāganimitta quang tướng. Khả năng kiểm tra kích thước của Hình Tượng (Nimitta) hay và cảnh tượng (vision) theo ý muốn.

3. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã đạt đến Paṭibhāganimitta , chỉ có khoảng một vài người có thể phát triển được khả năng nhập thiền tiếp xa hơn cho đến khi họ có thể đạt đến các hiện trạng thiền Jhana.

4. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã đạt đến những hiện trạng thiền Jhana chỉ có khoảng một vài người có khả năng tuy luyện được tâm để có thể đi qua trót lọt được mười bốn bước kể trên.

5. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã đi qua trót lọt mười bốn bước đó. Chỉ có khoảng duy nhất một người có thể thực hiện được phép lạ (thần thông) mà thôi.

6. Và trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã có thể thực hiện được phép lạ (thần thông) thì chỉ có một vài người có khả năng trú nhập bất kỳ hiện trạng thiền Jhana nào một cách dễ dàng và theo y như ý muốn của mình.

Chúng ta phải lưu ý một điều là mục tiêu thực sự lời nói của trưởng lão, tác giả đưa ra những con số trên chỉ là để chứng tỏ thật khó khăn biết bao để một thiền sinh có thể chuyên tu luyện thiền cho đến khi có thể thực hiện được các Thần Túc Thông (Psychic powers) cùng với năm pháp thuần thục có nghĩa là ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ thời điểm nào, một cách dễ dàng và tuỳ theo ý muốn. Không nên hiểu một cách cứng nhắc theo thứ tự được đề cập đến ở trên. Bằng không ngay cả toàn bộ dân số của thế giới ngày nay vượt xa hơn nhiều với dân số thời Đức Phật mà cũng chẳng có bất kỳ ai có thể thực hiện được những điều đó.

Nhưng cũng có một số người có thể thực hiện được phép lạ (thần thông) mà không cần phải trải qua bất kỳ tu luyện gay gắt nào

Tuy nhiên, cũng phải nói một điều như sau:

Đối với những ai đã có được “Pubbayoga.” có nghĩa là đã tích lũy được nhiều việc công đức. Lại thường cố gắng hết sức trong các cuộc sống ở các kiếp trước của mình, như Đức Phật là Đấng Toàn Giác. Phật độc giác và một số vị thánh thính văn đã đạt đến mức thiền như trên và đạt được sức mạnh cơ bản để thực hiện các phép là và Vô Ngại Giải Đạo (paṭisambhidā), tức là pháp thuần thục có thể xuất hiện nơi họ một cách tự nhiên ngay cả khi họ không phải trải qua bất kỳ một bước nào trong mười bốn bước (trong cuộc sống hiện tại này)

Đoạn văn tiếng Pali viết về điểm này như sau:

Balavapubbayogānaṃ pana buddhapaccekabuddha-aggasāvakadīnaṃ vinapi iminā vuttāppakārena bhāvanānukkamena arahattapaṭilābhavaseneva idañca iddhivikubbanaṃ aññe ca paṭisambhidādibhedā guṇa ijjhantī. 

(Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/204)

Chính vì thế, điều này được làm rõ tại sao một số vị A-la-hán, cho dù không tu luyện bất kỳ cuộc hành thiền nào trước đó, lại có thể chỉ ngay sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp và đạt đến bậc A-la-hán, có một số trường hợp đã đạt đến tới sáu phép thần thông (Abhiññā) và một số trường hợp khác lại thực hiện được Tứ Vô ngại giải đạo (paṭisambhidā) như trường hợp Trưởng Lão Sārīputta Moggallāna, Kappina và vị thừa tướng Santati.

Mười Phép Thần Thông (inddividhi)

Để soi sáng hiểu biết về thần thông (iddhi) hay là các phép màu. Chúng ta nên tham khảo các đoạn văn sau đây trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) (Khu. Pa. 31689) như sau:

1. Phép quyết định Thần Thông (Addhiṭṭhāna Iddhi): Những khả năng đạt được thông qua quyết tâm (Adhiṭṭhāna) như: từ một người biến thành nhiều người.

2. Phép thần thông Vikubanā (iddhi)): những khả năng biến đổi thân.

3. Phép Ý Sinh Thân hay hóa tâm thông (Manomayā iddhi): khả năng thông qua tâm có nghĩa là tạo ra hay phát ra một thân xác cõi trời xuất phát từ bản sao chép sắc thân.

4. Ñāṇavipphārā Iddhi: nghĩa đen, khả năng thông qua khuyếch tán ánh sáng hay tỏa khắp về phía tuệ quán (Ñāṇa) mà đạt được.

5. Samādhivipphārā Iddhi: nghĩa đen, sức mạnh đạt được thông qua khuyếch tán hay toả khắp về phía thiền.

6. Ariyā Iddhi: sức mạnh đặc biệt của các vị thánh nhân.

7. Kammavipākajā Iddhi: sức mạnh do kết quả các hành vi nghiệp chướng đem lại.

8. Puññavato Iddhi: khả năng của những ai tích tụ được nhiều việc công đức.

9. Vijāmayā Iddhi: sức mạnh do tụng kinh hay cầu các câu thần chú (mantras)

10. Tattha tattha sammāpayogapaccayā Vijjhamaṭṭhena iddhi: sức mạnh thông qua thành công trong việc thực hiện hiệu quả hay bổn phận của chúng ta.

Những giải thích được tìm thấy trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/270) như sau:

1. Phép Thần Thông quyết định (Addhiṭṭhāna Iddhi): Khả năng quyết tâm. Ví dụ như biến một người thành nhiều người. Người này và thành nhiều người khác cùng một chủng loại giống nhau như đã được giải thích.

2. Phép biến đổi thân (Vikubanā Iddhi): khả năng qua biến đổi thân xác điều này cũng đã được giải thích.

3. Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi): khă năng thông qua tâm, cũng đã được giải thích. Điều này cũng được gọi là Manomayiddhi 

4. Ñāṇāvipphara thần thông (iddhi): nghĩa đen, khả năng đạt được thông qua khuyéch tán ánh sáng hay toả sáng về phía Ñāṇā (tuệ quán) trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cũng có lời giải thích sau đây:

Một thiền sinh thường xuyên hay liên tục chiêm ngưỡng bất kỳ những khia cạnh phật pháp sau đây cho đến khi thể hiện được chân lý từ đó mà ra được cho là đã đạt đến thành công trong khả năng này thông qua tuệ quán (Ñāṇā) có nghĩa là Tuệ giác như sau:

a) Kẻ nào thường xuyên suy tưởng đến pháp khổ cho đến lúc người đó có thể từ bỏ được Sukkha-saññā, có nghĩa là lạc tưởng .

b) Kẻ nào suy tưởng đến pháp vô ngã hay là vô thực chất cho đến khi người đó có thể loại bỏ được Attasaññā, có nghĩa là ngã tưởng.

c) Kẻ nào thường xuyên suy tưởng đến pháp dẫn đến chán nãn ảo giác cho đến khi người đó loại bỏ được hoan hỷ, có nghĩa là những đam mê dục lạc.

d) Kẻ nào thường xuyên suy tư đến diệt đế (nirodha) hay tận diệt cho đến khi người đó có thể loại bỏ được nhân duyên khổ.

e) Kẻ nào thường xuyên suy tư đến Paṭinisagga, có nghĩa là bỏ qua hay buông thả cho đến khi người đó có thể loại bỏ được Chấp trì (Ādāna) có nghĩa là chấp thủ.

Loại thần thông (iddhi) hay sức mạnh này được phát sinh từ tuệ giác tràn ngập tâm của người đó và bảo vệ họ khỏi những ảnh hưởng phá hoại ngầm. Chính vì thế chúng được gọi như vậy. Theo nghĩa đen, chúng là tuệ giác lan toả khắp nơi, đang khi thực sự chúng mang tính chất bảo vệ cho tuệ giác. Trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) có đưa ra một số ví dụ liên quan đến Trưởng Lão Bākula, Sañkicca và Bhūtapāla, dưới đây là những tường thuật ngắn về các vị như sau:

Trưởng Lão Bākula.

 Khi còn là một đứa nhỏ, vào một ngày rất thuận tiện Trưởng Lão Bākula được đưa đi tắm sông. Vì bất cẩn nên đứa nữ tỳ đã tuột tay đánh rơi cậu bé xuống sông và dòng nước đã cuốn cậu bé đi mất. Nhưng ngay sau đó có một con cá to đã nuốt cậu bé vào bụng và con cá bơi tới tận thành phố Barāṇasī (ngài được sinh ra tại thành phố Kosambi), tại đây có người đánh cá bắt được con cá này và đem bán cho vợ người triệu phú trong vùng. Bà này trong thấy con cá thì đem lòng thích thú, nói rằng: “Tôi sẽ tự tay đem luộc con cá,” Bà tiến hành mổ con cá ra, và vô cùng kinh ngạc do một sự ngạc nhiên lý thú. Khi nàng nhìn thấy trong bụng con cá có một đứa bé trai có nước da giống như vàng vậy. Nhìn thấy đứa bé vẫn còn sống, nàng vô cùng sung sướng vì có được một cậu con trai cho chính mình. Như vậy người vợ của nhà triệu phú đã nuôi dạy cậu nhỏ Bākula lớn lên rất kỹ càng và đầy tình thương cho đến khi cậu bé lớn lên và sau đó được nhận thọ giới thành tỳ khưu, và cuối cùng đã đạt đến bậc A-la-hán.

Theo ngài Trưởng Lão Tác giả Buddhaghosa cho là cậu bé vẫn còn sống an toàn trong bụng cá, đó là do Sức Mạnh Che Chở của chính trí Ñāṇa hay tuệ giác của cậu có nghĩa là sức mạnh tuệ giác tiềm tàng nhờ đó mà ngài có thể đạt đến bậc A-la-hán ngay trong cuộc sống của mình.

Qua lời giải thích này, chúng ta thấy điều đáng lưu ý là một thiền sinh đến thời điểm thích hợp để đạt đến bậc A-la-hán ngay trong cuộc sống của mình phải tích luỹ được rất nhiều công đức từ nhiều kiếp trước. Toàn bộ những công đức này được gọi gộp lại thành Đáo bỉ ngạn (pāramī) tiếng Việt gọi là Ba-la-mật (pāramī) gồm mười loại công đức khác nhau, gồm có Tuệ (Paññā) hay khôn ngoan. Toàn bộ những công đức này đều phát triển đến độ trưởng thành khiến cho ngài có thể đạt đến thành tích cuối cùng trong cuộc sống. Trong cuộc sống đó, không có gì có thể hãm hại hay không có mối hiểm nguy nào có thể tách ngài khỏi cuộc sống trước khi ngài đạt đến Bậc A-la-hán. Điều này nhằm khẳng định một câu nói trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) cho là người thiền sinh nhằm đạt đến bậc A-la-hán vào đúng thời điểm thuận tiện trong cuộc sống này không thể chết trước khi đạt đến thành tựu đó. Ngay cả ngọn núi Sineru cũng chẳng đè bẹp được người. Đoạn văn được viết bằng tiếng Pali như sau: Pacchimabhavikasatasssa hi sininerunā otthaivamānassāpi arahattaṃ appatvā jīvitakkhayo nāma natthi – (Trích trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) đoạn bốn trang 118.) chính vì thế từ “Ñāṇavipphara Iddhi” Được mô tả là một phẩm chất vượt trội hơn hẳn do Tuệ giác tiềm tàng phát sinh từ các tiền kiếp. Chính vì thế “Khả năng tiềm tàng tột độ qua Tuệ giác đó trước, đang và sau khi xảy ra tuệ giác thực sự vậy.

Các chi tiết viết về Trưởng Lão Bakula cũng được tìm thấy trong Kinh Bākula(Bākulatthae-raccharriyabbhūta Sutta) và bài chú giải về kinh này (xin đọc Ma. Upari. 14/255 số. 380) Papañcasūdanī 3/ 597. và Manorathapūraṇī 1/ 330.) Theo tập chú giải, Trưởng Lão Bākula, hay đôi khi có người gọi ngài là Bakkula được nhận thọ đại giới ở tuổi 80 và ngài đã đạt đến bậc A-la-hán chỉ bảy ngày sau lễ xuất gia và qua đời ở tuổi 160. Cách này cách khác ta có thể nói ngài thuộc một số trong 80 vị A-la-hán được xếp hạng cao nhất. Vì ngài được ca ngợi là có sức khoẻ tốt nhất, nghĩa là ngài ít khi bị bệnh. (xin đọc Añga, Eka 20/32 số . 144)

Trưởng lão Sañkicca

 Mẹ của ngài qua đời khi ngài vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Cứ sự thường thì người ta hiểu rằng ngài cũng phải chết theo mẹ. Chính vì thế người ta đã đặt xác chết của mẹ lên dàn thiêu và sửa soạn cho việc hoả táng. Vào lúc người phụ trách công việc hoả táng lấy chiếc giáo rực đỏ chọc vào bụng xác chết. Thình lình ngọn giáo đâm trúng vào mắt đứa bé khiến cho nó la lối đau đớn. Nghe thấy tiếng kêu của đứa bé, người thực hiện hoả táng mới biết đứa bé vẫn còn sống. Ông liền lấy xác người mẹ ra khỏi dàn thiêu và mổ lấy đứa bé ra khỏi bụng mẹ rồi giao cho bà nội chăm sóc. Cậu bé được bà nuôi dạy khôn lớn cho đến bảy tuổi, bà liền xếp đặt cho cậu nhỏ lãnh thọ giới thành thầy Sa-di. Sau này cậu nhỏ đã đạt đến bậc A-la-hán cùng với Tứ Vô ngại giải đạo (paṭisambhidā). Đó chính là bài tường thuật ngắn ngủi về cuộc đời Trưởng Lão Sañkicca được kể lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), trong đó có giải thích do hiệu quả các công đức trước kia và ngay trong cuộc sống, ngài không bị hãm hại cho dù bị thiêu trên dàn hỏa táng hay bị đâm bằng ngọn giáo, đó chính là vì ngài có được Sức Mạnh Bảo Vệ do tuệ giác A-la-hán đem lại.

Một số đề tài liệu dài hơn viết về Trưởng Lão Sañkicca được tìm thấy trong đoạn bốn Pháp Cú Kinh (Dhammapada) với một số khác biệt như sau:

Mẹ của Trưởng Lão là con gái một nhà triệu phú tại thành phố Sāvatthī. Bà chết khi cậu bé còn nằm trong bụng mẹ. Đang khi người ta hoả táng bà, toàn bộ thịt các phần thân thể khác đều cháy hết, chỉ trừ vùng bụng thì không hề hấn gì, (Tassā Jhāpiyamānāya ṭhapetvā gabbhamaṃsaṃ sesamaṃsaṃ jhāyi) Thấy vậy người phụ trách nhiệm vụ hoả táng liền lấy xác khỏi dàn thiêu và lấy ngọn giáo đâm vào phần không cháy hai ba nhát, và sự việc xảy ra là chiếc giáo đâm trúng mắt đứa bé, ngay tức khắc người đó lấy đứa bé ra khỏi bụng mẹ rồi lại vùi vào trong đống than đỏ rực và bỏ đi. Kết quả là toàn bộ những gì còn lại của người mẹ đều cháy hết, nhưng đứa bé thì không hề hấn gì. Giống như vàng trên đống than, như nụ hoa nằm trong cánh bông sen. Điều lạ lùng này xảy ra là vì con người nào được tiền định sống từ thời tiền kiếp, không thể bị hại bằng bất kỳ cách nào, ngay cả khi núi Sineru có sụp đổ trên đầu người đó, trước khi ngài đạt đến Bậc A-la-hán.

Athassā gabbhamaṃsaṃ citakā otāretvā dvīsu tīsu ṭhānesu sūlehi vijjhiṃsu. Sūlakoṭi dārakassa akkhikotiṃ pahari. Evaṃ gabbhamaṃsaṃ vijjhitvā angārārasimbi. Khipitvā añgāreheva paṭicchādetvā pakkamiṃsu. Gabbhamaṃsaṃ jhāyi Añgāramatthake pana suṣaṇṇbimbasadiso dārako padumagabbhanipanno viya ahosi. Pacchimabhavikasattassa hi sinerunā tthariyamānassāpi arahattaṃ appatvā jūvitakkhayo nāma natthi.)

Người phụ trách hoả táng trở lại vào ngày hôm sau để dẹp đống lửa đi. Ông quá đỗi ngạc nhiên khi thấy đứa bé nằm đó không hề hấn gì “Trời ơi điều gì thế này?” Họ nghĩ toàn bộ những gì của bà mẹ đều cháy hết, nhưng đứa bé tại sao lại không hề hấn gì, đâu là nhân duyên của điều này vậy?” Họ mang đứa bé về nhà và hỏi “Pháp sư” về điều này. Cậu trả lời họ nhận được là, “Nếu đứa bé này trở thành một chủ gia thì bảy họ gia đình của đứa bé sẽ không bao giờ nghèo khổ; nếu kẻ nào nhận nuôi đứa trẻ vô gia cư này, người đó sau này sẽ có một đoàn tùy tùng lên tới năm trăm vị Sa môn hỗ trợ trên khắp mọi nẻo đường cuộc sống” Sau này ngài được đặt tên cho là ‘Sañkicca’ nghĩa là xuất phát từ chừ ‘Sanku” có nghĩa là cây chấn song sắt có đầu nhọn hay là một ngọn giáo hoặc một cái mác.

Thế là nhiều gia đình đã nhận nuôi cậu bé, họ bảo nhau, “Bất kể cậu bé sau này có như thế nào đi chăng nữa, khi cậu bé lớn lên chúng ta sẽ xin cho cậu nhận đại thọ giới trong tăng già của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta.)” Vào tuổi lên bảy, cậu đã nghe những đứa trẻ khác kể lại, là khi còn ở trong bụng mẹ cậu, lúc mẹ đã chết và khi người ta thiêu xác mẹ trên dàn hỏa táng, nhưng cậu chẳng hề hấn gì. Điều này đã làm tăng thêm tiềm năng cho cậu và cậu đã quyết khi lớn lên cậu sẽ theo đuổi cuộc sống vô gia cư. Những người nhận nuôi cậu đồng ý và họ liền đem cậu đến trình với Xá-lợi Phất (Sārīputta) Ngài dạy cho cậu năm Kammaṭṭhāna (có nghĩa là chiêm ngưỡng sự ghê tởm của tóc trên đầu, lông trên người, móng tay, răng và da thịt) và cậu đã đạt đến bậc A-la-hán cùng với tứ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidā) ngay khi cậu đang làm lễ xuống tóc.

Còn nhiều chi tiết về tiểu sử của Ngài Sañkicca được viết trong cuốn Pháp Cú Kinh (Dhammapada) chương bốn. Cũng cần lưu ý một điều là những bài tường thuật trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn ghê gớm hơn trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Nhưng có một điều chung là: Đây là lời tuyên bố rõ ràng về một sự kiện là: Chẳng có hề hấn gì có thể gây nguy hại cho Sañkicca cho dù những mối nguy hiểm đó trong trường hợp bình thường có thể giết chết những người khác, nhờ sức mạnh bảo trợ sau này ngài sẽ đạt đến Bậc A-la-hán. Ngay trên cõi đời này, những gì ngài phải chịu chỉ là một vết thương nhẹ do cái lao của người phụ trách hoả táng gây ra vào góc con mắt của ngài mà thôi.

Cậu Bé Tên Là Bhūtapāla.

 Cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo khổ tại thành phố Rājagaha. Một ngày kia cha cậu bé mang cậu đi theo trên chiếc xe bò vào rừng kiếm củi về bán. Sau khi đã chất củi đầy xe, hai cha con lên đường về nhà cho tới khi họ vừa tới cổng thành vào lúc nhá nhem tối. Ngay lúc đó mấy con bò kéo xe tuột khỏi ách và biến mất vào trong thành phố trước khi ông bố có thể khống chế nổi chúng. Người cha liền nói với con trai ngồi chờ trên chiếc xe chất đầy củi, để ông chạy vào thành đuổi bắt lại mấy con bò, tuy nhiên cổng thành đã đóng truớc khi người cha có thể trở lại. Trong tình huống đó ông buộc phải bỏ lại cậu bé một mình bên ngoài cổng thành. Người ta kể lại rằng cậu bé chẳng hề hấn gì kể cả đau ốm và bầy quỉ ma thường rong ruổi khắp nơi trong vùng đó, do cậu bé có sức mạnh thần thông Ñāṇa vippharā, tức là Sức Mạnh Bảo Trợ Ñāṇa hay là tiềm năng tuệ giác.

Đây là bản tường trình ngắn gọn kể về cậu bé. Cũng còn có nhiều chi tiết cần được nghiên cứu thêm nữa. Nhưng rất tiếc Trưởng Lão tác giả không cho chúng ta biết tìm thấy ở đâu những chi tiết này. Theo ý kiến của tôi, bài tường thuật ngắn ngủi trên không liên can gì tới Sức Mạnh Bảo Vệ của cậu bé và sức mạnh tuệ giác cũng chẳng mấy thuyết phục và gây linh cảm là bao nhiêu. Tuy nhiên trong đoạn thứ bảy Pháp Cú Kinh (Dhammapada) có một câu chuyện viết về một cậu bé có tên là Dārusākatika – Rất có thể câu chuyện ám chỉ cậu bé Bhūtapāla kể lại ở trên. Câu chuyện như sau:

Tại thành phố Rājagaha, có hai cậu bé, một đứa là con trai của ông bố Sammādiṭṭhi (nghĩa là Chính Kiến) trong khi đó cậu bé kia lại là con trại của người cha theo Micchaditthi (nghĩa la Tà Kiến). Cả hai đứa trẻ đều thích chơi trò thảy súc xắc với nhau. Trong hai đứa bé, thì cậu nhỏ con trai của người cha theo chánh kiến, trước khi thảy lục lạp, thường đặt cho mình một qui luật là nghĩ đến Đức Phật, nói rằng “Nam mô Phật” có nghĩa là “lạy Đức Phật kính yêu” cậu nhỏ thứ hai là con của người cha theo tà kiến lúc nào cũng nghĩ đến Titthiya, có nghĩa là những tên theo tà đạo. và trước khi thảy lục lạp cậu lại kêu lên “Na-mô A-la-hán.” có nghĩa là “Lạy các vị A-la-hán.((Từ “A-la-hán” được sử dụng từ trước thời Đức Phật ám chỉ một thiền sư rất được dân chúng trọng vọng) Kết quả là cậu bé con của người cha theo chánh kiến thường thắng cuộc chơi. Lúc này cậu nhỏ thua cuộc nhận ra điều này và sau này liền theo gương người bạn của mình. Chính vì thế mà cả hai đã tích lũy được nhiều niệm tưởng về Đức Phật.

Một ngày kia, cậu nhỏ có cha theo chánh kiến đã đi theo cha trên chiếc xe bò vào rừng kiếm củi. Sau khi đã chất củi đầy xe, người cha liền đánh xe về nhà. Trên đường về hai cha con đã tới bên ngoài cổng thành gần một nghĩa địa, người cha liền thả cặp bò ra cho đi ăn cỏ trong vùng đó. Trong lúc người cha bận bịu sửa soạn bữa ăn cho cả hai cha con, ông không để ý đến mấy con bò.

Lúc này mấy con bò được thả rong liền nhập vào đàn bò đang trên đường về chuồng vào buổi chiều. Lúc đó ông Dārusākatīka- tên người cha theo chánh kiến. – sau khi đã dùng bữa xong và muốn lên đường về nhà trong thành phố, ông đi tìm mấy con bò nhưng không thể tìm thấy. Lần theo dấu chân vào trong thành phố, cuối cùng thì ông cũng tìm thấy cặp bò và cố gắng dẫn chúng trở lại chỗ xe củi bỏ lại bên ngoài thành phố. Nhưng cổng thành đã đóng lại trước khi ông tới nơi. Như vậy ông phải bỏ lại cậu nhỏ một mình bên ngoài cổng thành suốt đêm.

Người ta kể lại rằng tại thành phố Rājagaha cố đầy ma quái, nghĩa là những kẻ vô hình, đặc biệt là trong vùng gần nghĩa trang, nơi cậu bé đã bị bỏ lại một mình. Lúc đó có một ma quái đang theo đuổi tà kiến nhìn thấy cậu bé liền nói. “Thật là tuyệt, đứa bé này là bữa ăn quá ngon cho chúng ta đây. Hãy thưởng thức bữa ăn tuyệt với thịt cậu bé.” Nhưng cũng có cả những chư thiên theo đuổi chánh kiến có mặt. Họ cố ngăn cản tên kia, bảo hắn không được làm thế, nhưng tên ma quái xấu xa nhất định không nghe. Hắn thình lình giật chân đứa bé và lôi cậu bé đi theo.

 Lúc đó cậu bé đang ngủ ngon giấc, cảm thấy bị kéo chân lôi đi, tự nhiên cậu kêu lên như vẫn thường làm, nói rằng, “Nam-mô Phật.” Nghe thấy vậy, ma quái xấu xa hoảng sợ và biến mất. 

Thế là những chư thiên tốt nói với ma quái xấu xa, “Nhà ngươi đã làm điều không nên chút nào, nhà ngươi sẽ phải bị phạt về hành vi này.” Rồi chư thiên tốt đứng trân nhìn cậu bé, ma quái xấu xa nhìn thấy như vậy, liền đi vào thành phố và mang lại cho cậu bé một mâm đầy thức ăn chọn lọc dành cho nhà vua. Cả hai chư thiên đều hành động như thể họ là cha mẹ của cậu bé. Họ đã đánh thức cậu bé dậy và cho cậu dùng bữa. Sau đó họ còn ghi một câu trên chiếc khay đựng đồ ăn, kể lại bằng cách nào và tại sao họ lại lấy cắp chiếc khay của nhà vua khỏi hoàng cung. Rồi họ quyết tâm muốn cho nhà vua nhìn thấy đoạn ghi trên đó. Sau khi cậu bé đã ăn bữa xong và lăn ra ngủ, thế là cả hai liền biến mất.

Có một cuộc bạo loạn xảy ra vào buổi sáng ngày hôm sau, khi sự việc được khám phá ra là chiếc khay đựng đồ ăn cho nhà vua đã bị kẻ trộm đánh cắp. Toàn bộ cổng thành được lệnh đóng lại, trong khi đó quân lính đi sục sạo tất cả các nhà trong thành phố. Sự việc không đem lại kết quả gì, họ tiếp tục đi lục soát bên ngoài thành phố và cuối cùng họ đã tìm thấy chiếc khay vàng trên chiếc xe củi của hai cha con Dārusākaṭika . Đứa bé bị bắt và bị kết án đánh cắp chiếc khay của nhà vua và bị điệu tới nhà vua, nhìn thấy dòng chữ ghi trên chiếc khay nói rằng,” có điều gì thế con trai của ta.”

“Tâu bệ hạ, thần chẳng hay biết gì hết. thần chỉ biết có một điều là đêm hôm qua cha mẹ thần đem lại cho thần một chút đồ ăn và đứng canh cho thần ăn. Chính vì thế mà thần không chút sợ hãi gì cả, rồi sau đó thần lại ngủ thiếp đi, đây là tòan bộ những gì thần biết, thưa hoàng thượng.”

Cha mẹ của cậu bé lúc này cũng được điệu vào hoàng cung. Sau khi nghe thấy sự việc xảy ra, Nhà vua liền dẫn cậu bé cùng với cha mẹ đến đến gặp Đức Phật. Cậu bé kể lại toàn bộ sự việc cho Đức Phật nghe nói rằng. “Có phải chỉ có một điều duy nhất, là niệm tưởng tới Đức Phật có thể đem lại sức bảo vệ cho ta không? hay niệm tưởng đến Giáo pháp và tăng già cũng có thể đem lại sức bảo vệ cho trẫm?” Để trả lời câu hỏi của nhà vua, Đức Phật liền đáp lại, nói rằng:

“Không chỉ có thế, tâu bệ hạ. Một thiền sinh có được tâm luyện tập đến nơi đến chốn, dựa trên sáu điều căn bản sẽ không cần đến sức mạnh bảo vệ nào khác nữa cho chính mình, người đó chẳng cần đến bất kỳ kinh kệ nào, hay thuốc men làm chi.” (Mahārājja na kevalaṃ Buddhānussatiyeva rakkhā, yesaṃ pana chabbihena cittaṃ subhavitaṃ, tesaṃ aññena rakkhāvaraṇeva vā mantosadhehi vā kiccaṃ natthi) sáu điều cơ bản đó là:

“Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Niccaṃ Buddhagatā Sati.

Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasavaka
Yeaṃdivā ca ratto ca
Niccaṃ Dhammagatā Sati.

Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Niccaṃ Sañghagatā Sati.

Suppabuddhā pabujjhanti 
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Niccaṃ kāyagatā sati 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Ahiṃsāya rato mana

Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Bhāvanāya rato mano.” 

Các đồ đệ của Đức Cồ Đàm (Gotama) được giác ngộ toàn diện, với tâm lúc nào cũng chăm chú đêm ngày vào:

1. Niệm tưởng về Đức Phật 

2. Niệm tưởng về Giáo Pháp

3. Niệm tưởng về Tăng già

4. Niệm tưởng về Thân xác

5. Không làm hại đến chúng sanh và

6. Tu luyện thiền chỉ và tâm .

Giải thích: Theo các tập chú giải. Từ “Suppabuddham pabujjhanti: có nghĩa là được giác ngộ kỹ càng.’ Ám chỉ sự kiện cho là một thiền sinh niệm tưởng đến các việc ân đức của Đức Phật trước khi đi ngủ sẽ tỉnh dậy khoẻ mạnh (có nghĩa là được bồi bổ tươi tỉnh) (Buddhagataṃ satiṃ gahetvā supantāyeva pabujjhantā suppabuddhaṃ pabujjhanṭi nāma) Đoạn này có ý nghĩa tương tự như những lời Đức Phật dạy liên quan đến những lợi ích của việc tu luyện Mettā , có nghĩa là lòng từ tâm. Từ đó phát sinh ra mười một điều như là Sukham supati: ngủ ngon. Sukham patbujjhati:thức dạy khỏe khoắn và Na pāpakṃ supinam passati: không bị ác mộng.v.v. 

Một điều cần chú ý là những lời giảng dạy của Đức Phật được đề cập đến ở trên không công bố rõ ràng về niệm tưởng đến những đề mục như vậy như về Đức Phật có đem lại sự hỗ trợ chống lại những nguy hiểm cho thiền sinh. Những điều được nói đến trong đó chỉ là hiện thực là những suy tưởng như vậy có thể đem lại những điều kiện để được “Giác Ngộ Toàn Diện” điều đó ám chỉ những việc như ngủ ngon và tỉnh tảo khoẻ khoắn có nghĩa là được tỉnh táo và sung sướng.

Điều Trưởng Lão tác giả cuốn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) kể về cậu bé Bhūtapāla như là một ví dụ điển hình cho những ai được bảo vệ do tuệ giác tiềm năng hiện tại ở sự kiện được nhắc đến trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) so với hiệu quả sau khi cậu nhỏ và cha mẹ của cậu đã nghe bài thuyết pháp của Đức Phật thì tất cả họ đã đạt đến Quả Nhập Lưu. Sau này họ đã được ban thọ đại giới và đạt đến bậc A-la-hán. Điều này xảy ra là do tiềm năng đạt đến bậc A-la-hán của họ. Chính vì thế mà họ đã vượt qua mọi khó khăn và nguy hiểm một cách an toàn. Chính vì thế đây là một ví dụ về điều được gọi là Ñāṇavipphārā Iddhi: có nghĩa là phép lạ (thần thông) đạt được thông qua sức mạnh bảo vệ nhờ tuệ giác tiềm năng.

Samādhivipphārā Iddhi: (Phép lạ (thần thông) nhờ sức mạnh bảo vệ do thiền định đem lại). Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) điều này là kết quả tuyệt vời nhất là kết quả Samatha (thiền chỉ) đem lại, nghĩa là an bình nội tâm có được trước, đang khi và ngay cả sau thời gian rút vào nhập thiền.

Từ lời giải thích nêu trên, thiền sinh đã đạt được thiền ở mức độ cao nhất với năm pháp thuần thục luôn được bảo vệ do sức mạnh thiền định mà ra. Điều này có nghĩa l không những trong giai đoạn thiền sinh đó trú nhập ở hiện trạng cao nhất, nhưng còn trước và sau giai đoạn đó nữa. Điều này có thể thấy nơi trường hợp thầy Sa-di Sañkicca là người đã được bảo vệ bằng chính sức mạnh này ngay từ thời ngài vẫn còn ở trong bụng mẹ. Trưởng Lão Bākula cũng được bảo vệ đang khi ngài bị con cá to nuốt trọng và nằm ở trong bụng cá trong một khoảng thời gian tương đối lâu. Cả hai đã được bảo vệ giống như thế là nhờ vào tiềm năng đạt đến bậc A-la-hán của hai người, cho dù họ chưa đạt đến bậc A-la-hán vào thời điểm đó. Sức mạnh bảo vệ đó cũng giống hệt như vậy trong trường hợp hành thiền. Đối với những ai đã đạt đến tình trạng thiền ở mức độ đó, luôn có một cây dù bảo vệ che chở cho họ trong suốt thời gian dài, cả trước và sau giai đoạn họ rút vào tình trạng sảng khoái tâm cao độ đó. Đoạn văn viết bằng tiếng Pali duới đây được trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga):”Samādhito pubbe vā pacchā vā tañkhaṇe va satthānubhāvanibbatto viseso samādhivippharā Idḍhi (2/209) và nơi cả hiện trạng kể trên có nghĩa là:Ñāṇa ppavatiti pana pubbe vā pacchā vā tañkhaṇe va ñāṇanubhavanibbatto viseso ñāṇavippha-ra Iddhi nāma (2/208).

Nhờ Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) còn nhiều trích đoạn được liệt kê ra từ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) như sau: từ ‘Iddhi’ có nghĩa là thành công (từ này có ý nghĩa tương đương với từ Jhana). Như vậy một thiền sinh đã loại bỏ được hết năm triền cái nhờ đạt đến được thiền Jhana bậc nhất cũng có thể được cho là đã đạt đến Samādhivipphārā Iddhi (Paṭhamajjhānena nīvaraṇānaṃ pahānattho ijjhatīti samādhivipphārā Iddhi) không kể đến việc đạt đến những thứ bậc cao hơn từ hành thiền Jhana bậc hai đến bậc bốn có nghĩa là đạt đến hiện trạng phi tưởng phi phi tưởng (Nether-Perception-Nor.Non.Perception) như trong trường hợp của Trưởng lão Sārīputta) Trưởng lão Khāṇukondañña, cận sự nữ (upasikas) Uttarā và cận sự nữ (upasikas) Samāvatī (Khu. Pa. 31/598) 

Những đoạn trên trích từ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cho thấy từ ‘Iddhi’ không nhất thiết phải có nghĩa là thực hiện những phép lạ (thần thông) như ta thường hiểu. Những ví dụ điển hình nơi các thiền sinh hay các vị thánh đệ tử đã đề cập đến ở trên, cho ta thấy như sau:

Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta.):

 Vào thời Trưởng Lão Sārīputta đang lưu lại tại Kapotakandara (hẻm núi bồ câu) cùng với Trưởng Lão Moggallāna chỉ ngay sau khi ngài xuống tóc, ngài đã ngồi thiền dưới ánh trăng tại một nơi trống trải. Lúc đó có Dạ-xoa (yakkha) hay quỉ dữ che dù đã bị người bạn ngăn cản, và hắn đã đánh một đòn chí tử lên đầu vị Trưởng Lão. Cú đánh đó tạo ra một tiếng động vang như tiếng sấm. Nhưng lúc đó vị Trưởng Lão đang nhập thiền diệt ở mức độ thiền chứng(samāpatti) và chính vì thế ngài đã quên mất sự va đập và tiếng động đó. Đây chính là sức mạnh bảo vệ do thiền Định đem lại có nghĩa là do phép lạ thiền định Samādhivipphārā Iddhi của Trưỏng Lão mà ra.

Đây là một bài tường trình ngắn ngủi kể lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Nhiều chi tiết hơn có thể được thấy trong Phật Tự Thuyết (Udāna) (Khu. U. 25/131 số 93) như sau:

Đã có thời Đức Thế Tôn đang lưu lại tại Kalandakanivāpa trong Khu Rừng Trúc, gần thành phố Rājagaha. Chính trong thời gian này ngay sau khi xuống tóc đi tu, ngài Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) đã rút vào hành thiền giữa một khoảng không gian mát mẻ vào giữa đêm trăng.

Ngay lúc đó có hai Dạ-xoa (yakkha), có nghĩa là ma quái đang di chuyển từ Bắc sang Đông làm công chuyện. Nhìn thấy Vị Trưởng Lão ngồi thiền giữa khoảng không như thế, một trong hai Dạ-xoa (yakkha) nói cùng bạn của mình, “Nhìn kìa, ông bạn, ta sẽ giáng cho tên Sa môn kia một cú táng vào đầu” tên bạn Dạ xoa kia hết mực ngăn cản không nên làm thế, nói rằng, “đừng có làm điều đó làm chi, ông bạn ơi, vị Sa môn đó hết sức nhân đức, rất hùng mạnh và vô cùng phi thường đó.” Đã ba lần tên Dạ xoa thứ hai này thuyết phục bạn mình không được làm thế, nhưng tên đó nhất định không nghe và đã giáng một đòn sấm sét lên đầu ngài Trưởng Lão. Cú đánh mạnh đến nỗi có thể hạ một con voi mạnh mẽ cao bốn thước hay có thể nghiền nát cả một ngọn núi thành mảnh vụn. Sau khi làm điều đó, tên Dạ xoa tự nhiên cảm thấy nóng như thiêu như đốt trong người, và sức nóng đó dã dẫn hắn xuống cõi khổ ngay từ giây phút đó.

Trưởng Lão Moggallāna qua Thiên Nhãn vượt hơn hẳn con mắt chúng sanh bình thường, đã quan sát thấy điều gì đã xảy ra. liền tiến lại gần Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) và hỏi ngài, nói rằng, “Hỡi Bạn thân Xá-Lợi Phất (Sārīputta), ngài không thể chịu nổi cú táng đó có phải không? Liệu ngài còn thể giữ cho thân xác đó tiếp tục sống được không? có đau đớn gì xẩy đến cho ngài không? Trưởng Lão trả lời, “Tôi có thể chịu đựng nổi mà, hỡi bạn hiền Moggallāna , tôi vẫn giữ thân xác tiếp tục sống được; chỉ có vài cọng tóc của tôi đau đớn chút đỉnh mà thôi.” 

Trưởng Lão Moggallāna lên tiếng, “Thật là tuyệt vời, chưa bao giờ xảy ra những điều như vậy từ xưa đến giờ. Ôi ngài Xá-Lợi Phất (Sārīputta) quá khoẻ mạnh và mãnh liệt. Một Dạ xoa đã giáng một cú táng mạnh mẽ đến như vậy lên đầu ngài. Thực vậy cú táng đó có thể nhận chìm cả một con voi cao bốn mét lọt sâu xuống lòng đất hay có thể nghiền nát cả một ngọn núi cao. Tuy nhiên, người bạn Xá-Lợi Phất (Sārīputta) đ nĩi l vẫn có thể chịu đựng nổi, là vẫn còn sống được và chỉ có một vài cọng tóc trên đầu là đau đôi chút mà thôi.

Chính vì thế Trưởng Lão Sārīputta liền nói, “Ôi thật tuyệt vời điều đó chưa bao giờ xảy ra xưa nay. Ôi bạn Moggallāna thật quá khoẻ và mãnh liệt đến cỡ nào, chính ngài đã chứng kiến tận mắt ma vương. Còn tôi, tôi không thể nhìn thấy (ngay cả loại ma quái hạng thấp đến như vậy) một loại quỉ quái chơi giỡn với cát bụi như vậy ngay lúc này. 

Đức Thế Tôn, sau khi nghe cả hai vị Trưởng Lão đàm đạo với qua phép thiên nhĩ thông cảm vượt khỏi mọi khả năng của tai người thường có thể nghe được, liền thốt lên những lời kinh ngạc sau đây: 

“Yassa selupamaṃ cittaṃ 
Ṭhitaṃ nūnupakampati 
Virattaṃ rajantesu kopaneyye na kuppati.
Yassevaṃ bhāvitaṃ cittaṃ
Kuto taṃ dukkhamessati

“Do đâu mà khổ lại xuất hiện nơi một người có tâm được bình thản, được an toàn giống như ngọn núi vững chắc không lay chuyển trước sân hận do những ảnh hưởng sân hận nổi lên và không lay động trước lòng tham dục do những ảnh hưởng tham dục tạo ra.”

Rất có thể sẽ có một vài điểm hoài nghi trong bài tường thuật nêu trên, đặc biệt là những đoạn khẳng định Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) không thể thấy ma quỉ đã đánh lên đầu ngài hay yêu quái đầy nhan nhản trong khu vực đó đang đùa giỡn với bụi bậm. Cho dù sự kiện ngài có được sức mạnh thiên nhãn này là điều hết sức quen thuộc. Tập Chú Giải Phật Tự Thuyết (Udāna) còn đưa ra lời giải thích như sau, cho là dù có xảy ra điều đó là vì ngài đang trú nhập thiền Jhana rất sâu đậm, nên không muốn nhìn xem hay biết bất kỳ điều gì đang xảy ra chung quanh. Nhưng Trưởng Lão Moggallāna , lại không say đắm nơi hiện trạng sung sướng cao ngất đến như vậy, chính vì thế ngài đã có thể biết và nhìn thấy những gì đang diễn ra xung quanh vào thời điểm đó. (Tesu Mahāmoggallāno tuṇhī nisīdi. Āyasmā pana Sarīputto āyasmā samāpajji – tập chú giải Phật Tự Thuyết (Udāna) trang 308). Ta còn thấy nhắc đến nhiều hơn trong tập Chú Giải cho là hiện trạng Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) đã rút vào nhập thiền Jhana chính là thiền chứng (samāpatti) gọi là Upekkha-Brahmavihāra xã phạm trú. Tuy nhiên, có một số soạn giả cho là hiện tượng đó chính là Saññāvadayuitanirodha, có nghĩa là biệt thọ và tưởng. Nhưng cũng có một số soạn giả đưa ra ý kiến chúng ta gọi điều đó là Phalasamāpatti (thiền Quả) dựa trên Thiền Jhana Vô Sắc Giới (formless Absortion) trên cơ sở điều này chỉ căn cứ trên ba vô sắc giới này mà thân xác có thể hoàn toàn được bảo bệ khỏi mọi điều hãm hại và hiểm nguy.

Trưởng Lão Sañjiva.

 Đang khi ngài Trưởng Lão còn ngồi nhập thiền diệt thọ tưởng (Nirodhasamāpatti). Một số người chăn bò cứ tưởng người đã chết, liền chất đống cỏ khô và củi cùng với phân bò lên người và rồi nổi lửa đốt để có thể hoả táng xác của người. Nhưng hóa ra ngay cả một sợi vải y cà sa của ngài cũng không bị ngọn lửa thiêu rụi (đừng nói gì đến thân xác của ngài) đây lại là một trường hợp khác nữa về Samādhivipphāra Iddhi tức là Sức Mạnh Bảo Vệ Do Thiền Định đem lại như là kết quả của thiền chỉ (Samatha) đem lại thông qua sức mạnh thiền chứng liên tục (samāpatti) hay miệt mài thiền sâu rộng.

Đây là một bài tường thuật ngắn về Trưởng Lão Sañjīva trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) để minh hoạ một sự kiện làm thế nào một sức mạnh như vậy có thể tạo ra áo giáp bảo vệ cho ngài. Chi tiết này cũng được nhắc đến với nhiều chi tiết hơn được tìm thấy trong Kinh Māratajjanīya trong tác phẩm Mūlapaṇṇāsaka thuộc Trung bộ Kinh (16/602 số 559. chuyện kể được ghi lại như sau:

Đã có thời Trưởng Lão Sañjīva đang rút vào nhập thiền Saññāvedayitanirodha (Diệt thọ tưởng) dưới bóng cây cổ thụ, có một đám người chăn bò, chăn chiên, chăn cừu, những dân cày ruộng và những người du hành, nhìn thấy người ngồi ở đó cứ tưởng là người đã chết. Họ kháo nhau. “Ôi các bạn ơi, thật kỳ lạ, vị sa môn này đã chết. chúng ta hãy hỏa táng ngài đi.” Rồi họ gom một ít rác, củi khô và cả phân bò chất đống lên người vị Trưởng Lão và nổi lửa đốt. Vào buổi sáng, vị trưởng lão xuất thiền (samāpatti, hay là thiền chứng) rũ bụi y cà sa, mặc lại và cầm bát khất thực rồi đi vào ngôi làng kế bên để xin khất thực.

Lúc này những người dân đã hoả táng người, nhìn thấy liền lên tiếng nói với nhau. “Thật là tuyệt vời, các bạn ơi, vị sa môn này đã chết đang khi hành thiền ở đó, lại sống lại, hiện đang sống động trước mắt chúng ta.(nghĩa đen, nhưng lúc này, ngài nhập tâm) “Chính do lời kinh ngạc này mà ngài được đặt tên là Sañjīva (có nghĩa là người trở lại từ cõi chết)

Chuyện kể trên do ngài Trưởng Lão Moggallāna kể lại, nhưng lại không diễn ra dưới thời Đức Phật còn sống. Người ta kể lại rằng sự kiện này đã diễn ra trong quá khứ, dưới thời Đức phật tên là Kakusandha. Câu chuyện được kể lại trong Kinh Pali như sau:

Có một lần kia Đức Thế Tôn đang lưu lại tại Khu Rừng Migadāya. Trong vùng Bhesa-kalavana, thuộc thị trấn Suṃsumārragṅra, bang Bhagga. Trưởng Lão Moggallāna lúc đó đang bận bịu hành thiền bách bộ nơi một cánh đồng rộng. Ngay lúc đó Ma-vương (Māra) kẻ độc ác lén thâm nhập vào bụng ngài. Vị Trưởng Lão cảm thấy có điều gì đó quá nặng, giống như một hòn đá hay một cái chảo chứa đầy đỗ trong đó lại nằm ngay trong bụng ngài. Ngài liền đi vào thiền viện và ngồi xuống suy tưởng nhập tuệ giác về điều đang xảy ra nơi ngài. Rồi ngài nhìn thấy Ma-vương (Māra) kẻ xấu bên trong đó. Ngài liền ra lệnh cho Ma-vương (Māra) xuất ra khỏi ngài không được làm hại cho Đức Phật và các vị đồ đệ của ngài. Vì làm vậy sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cả, nhưng lại có thể đem lại một thời gian dài đau khổ cho chính Ma-vương (Māra).

Nhưng Ma-vương (Māra) kẻ xấu, nghĩ vị Trưởng Lo không thể nhìn thấy nó, liền suy nghĩ thêm rằng chính vì sa môn đã là đạo sư lâu năm mà không nhìn thấy nó, huống hồ chi người đồ đệ này dứt khoát sẽ không thể nhìn thấy được (Yopissa so satthā sopi maṃ neva khippaṃ janeyya kuto ca pana ayaṃ sāvako jānissati). 

Vị Trưởng Lão tiếp tục nói hậu quả sẽ vô cùng tai hại nếu như ma-vương (Māra) cứ tiếp tục ẩn mình như thế, rất có thể ngài sẽ biết được điều đó. Lúc này ma-vương (Māra) biết được nó không thể lừa gạt vị Trưởng Lão được nữa liền xuất ra khỏi miệng Trưởng Lão và đứng kế gần ngay cửa ra vào.

Trưởng lão Moggallāna nhìn thấy điều đó đã cảnh cáo nó đừng có nghĩ là người đã không nhìn thấy. Rồi ngài nói với kẻ xấu câu chuyện trong quá khứ như dưới đây:

Vào thời xa xưa tôi thường là một kẻ xấu có tên là Dūsī. Cùng với người em gái tên là Kālī. Nhà ngươi là con trai em gái ta, và chính vì thế nhà ngươi là cháu của ta. Điều đó diễn ra vào thời có một Đức phật tên là Kakusandha, có hai người đồ đệ rất tốt lành tên là Vidhura và Sañjīva, người thứ nhất có tài thuyết pháp rất giỏi. Thế nên được gọi là Vidhura [5] còn người kia luôn luôn chỉ thích rút vào nhập thiền Jhana đạt đến độ gọi là Saññāvedayitanirodha (Diệt thọ tưởng) bất kỳ khi nào ngài đến cánh rừng hay đến bóng cây, hay một ngôi nhà bỏ hoang nào đó, ngài đều có thể thực hiện được điều đó một cách dễ dàng và như ý muốn. Chính vì thế một lần kia đang khi ngài ngồi trú hiện trạng thiền Jhana sung sướng cao độ dưới bóng cây. Có một số người thấy ngài cứ tưởng ngài đã chết. Chính vì thế họ đã gom rác, củi và cả phân bò và chất đống lại trên người rồi nổi lửa đốt để thiêu xác ngài. Nhưng ngài chẳng hề hấn gì cả. Ngay cả y cà sa của ngài cũng không hề bị cháy sém. 

Đó chính là chuyện kể trích từ Kinh Pali liên quan đến Trưởng Lão Sañjīva . Mục tiêu là tỏ cho thấy câu chuyện không diễn ra dưới thời Đức Phật. Nhưng tuy nhiên lại diễn ra vào một thời xa xưa. Sự kiện cho thấy điều này là có thật cho dù đến cả thời đại ngày nay nữa. 

Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Định Về Phía Trưởng Lão Khāṇukoṇḍañña

Trưởng Lão Khāṇukoṇḍañña

 Thường có thói quen rút vào nhập thiền định gọi là Thiền Chứng (samāpatti). Thế rồi một đêm nọ đã xảy ra một sự kiện, khi Trưởng Lão đang mải mê nhập Thiền Chứng (samāpatti) như thường lệ, có một bọn cướp (thực tế gồm tới 500 tên) [6] đội trên đầu rất nhiều của cải cướp được, đi đến một địa điểm đã ấn định. Nhận thấy đã đi khá xa địa điểm gây án, bọn cướp suy nghĩ có lẽ đã được an toàn và muốn nghỉ ngơi đôi chút. Nhìn thấy vị Trưởng Lão trong bóng tối, chúng tưởng lầm ngài là một gốc cây, vì vậy cả bọn chất đống toàn bộ chiến lợi phẩm cướp được lên đầu Trưởng Lão, một khối lượng xem ra rất nặng. Sau khi đã nghỉ ngơi một thời gian khá lâu, bọn chúng đồng ý lên đường và cả bọn đã lấy toàn bộ số đồ cướp được khỏi vị Trưởng Lão, mà họ cứ tưởng là một vật vô tri vô giác gì đó. Đến lúc này, khi bọn chúng vừa định lấy đi của cướp được cuối cùng chúng vứt bỏ lên đầu ngài trước đó, thì chính xác lúc đó trưởng lão quyết định xuất khỏi Thiền Chứng (samāpatti). Nhìn thấy “gốc cây” động đậy. Bọn chúng vô cùng khiếp sợ, cứ tưởng là ma hiện hình. Và thốt lên những lời hết sức hoảng hốt. Nghe thấy vậy, Trưởng Lão liền nói với bọn chúng., “Đừng sợ, những người anh em, tôi là một vị tỳ khưu” với những lời đầy an ủi đó, bọn cướp mới bớt sợ và hoàn hồn, nhưng lại hết sức kinh ngạc do sức mạnh che chở của ngài. Bọn cướp hết sức ấn tượng và xin được nhận thọ Đại Giới, sau đó cả bọn đều đạt đến Bậc A-la-hán cùng với Tứ Vô Ngại Giải (paṭisambhidā) 

Điều trên đây cho thấy Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Chứng (samāpatti) đã giữ cho ngài khỏi bị hại cho dù biết bao nhiêu vật nặng chất đống lên đầu ngài. Đây là bài tường thuật ngắn tìm thấy trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/210). Nhiều chi tiết khác có thể tham khảo trong đoạn bốn tác phẩm Pháp Cú Kinh (Dhammapada) trang 128.

Bà Uttarā Và Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Định Bà

Những nữ thinh văn thường gọi Uttara là con gái của nhà triệu phú tên là Puṇṇa, Bà là vợ của một người triệu phú con trai của Sumana sống tại thành phố Rājagaha. Bà mong muốn sống trong riêng tư để nàng có thể cống hiến nhiều thời gian hơn vào việc thực hiện nhiều việc công đức, nàng đã thuê một người gái điếm tên là Sirimā để thay mình phục vụ cho chồng bà. Điều này được thực hiện trong một thời gian cho đến khi Sirimā người gái điếm được thuê trở nên ghen tuông với bà Uttarā và muốn trở thành bà chủ trong gia đình. Một ngày kia nàng đã đổ nguyên một bình nước nóng đang sôi lên đầu Uttarā , lúc bà vừa mới rút vào nhập thiền định và tỏ lòng từ tâm với Sirimā . Nhờ sức mạnh bảo vệ của thiền định, bình nước nóng đang sôi đã trở thành nước lạnh và làm mát giống như những giọt nước rơi từ trên chiếc lá sen khi đụng phải đầu Uttarā. Chính vì thế, đây là một ví dụ điển hình khác nữa minh chứng cho sức mạnh Thiền Định trong lãnh vực này. Đây chính là phép Thiền định Vipphāra dành cho bà Uttarā 

Chi tiết của câu chuyện trên có thể tìm thấy trong đoạn thứ sáu trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) trang 165

Chuyện kể về cuộc đời của bà Uttarā

Trong thành phố Rājagaha có một nhà triệu phú tên là Sumana. Cha của bà Uttarā tên là Puṇṇa, là một người rất nghèo chỉ là một trong số những người đầy tớ của Sumana. Trong nhà của người triệu phú có ba người đầy tớ tên là Punna, vợ của ông và con gái của hai người là Uttarā .

Một ngày kia nhà vua xuống chỉ yêu cầu toàn dân phải ngừng sản xuất để tham dự lễ hội kéo dài bảy ngày. Nghe chiếu chỉ của nhà vua, Sumana nói với Puṇṇa, nàng hỏi ông xem hai người có thể tham gia lễ hội với những người khác hay không hay ông chỉ muốn đi làm thuê. Puṇṇa trả lời theo Lễ hội chỉ đem hiệu quả tốt cho những người giàu có, trong khi đó chính ông phải lo chạy ăn từng bữa, chính vì thế ông muốn có vài con bò để đi cầy còn hơn là đi tham gia lễ hội. Nghe thấy vậy Sumana liền cho Puṇṇa một cặp bò khoẻ mạnh để ông đi cầy ruộng, trước khi ra đồng đi cấy Puṇṇa đã nói với vợ sửa soạn đồ ăn cho ông gấp hai lần bình thường và rồi đem ra đồng cho ông. Nói đoạn ông đi đồng cấy ruộng

Trưởng Lão Xá-Lợi Phất đến trợ giúp Puṇṇa

Vào thời điểm đó sau khi đã rút vào nhập thiền Diệt Thiền Chứng (Nirodha samāpatti) trong bảy ngày, Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) đã xuất thiền và dùng phép Nhãn Thông nhìn thấy Puñña thông qua thiên nhãn, ngài suy nghĩ thêm một chút và nhìn thấy Puñña đã được đầy đủ đức tin và đã được ban cho khá nhiều của cải qua thực hiện bố thí cho ngài (tức là cho vị Trưởng Lão)

Biết vậy Trưởng Lão liền mặc y cà sa và lấy bát khất thực rồi tiến ra nơi Puṇṇa đang đến để cầy ruộng. Ngài đứng đợi người nghèo khổ đó gần một bụi cây sát ngay bên một chiếc hồ. Nhìn thầy trưởng lão đứng đó, Puṇṇa liền tiến lại gần, bỏ cầy xuống và thụp lạy trước mặt ngài và nhìn thấy Trưởng Lão đưa mắt về phía bụi cây, như thể Trưởng Lão muốn có được một ít cành cây để xỉa răng. Chính vì thế ông đã cắt một ít cành và dâng cho Trưởng Lão (vì ông biết một tỳ khưu không được phép chặt cây ngay chỉ một cành cây hoặc một nhánh cây con.)

Rồi sau đó Trưởng Lão lấy ra trong bát khất thực một miếng vải dùng để lọc nước và đưa cho ông. Puịịa hiểu ngay Trưởng Lão muốn có ít nước để uống. Chính vì thế Trưởng Lão đã ra hiệu cho ông hiểu như thế.

Rồi Trưởng Lão suy nghĩ, nếu ngài có thể đi đến nhà người nghèo ngài có thể nhờ bà vợ của người đó để bà không thể tránh không gặp được ngài. Khi qua phép nhãn thông Trưởng Lão nhìn thấy vợ của người nghèo đã đi ra ngoài, ngài liền chờ bà ta trên đường đi.

Vợ của Puṇṇa dâng của Bố Thí cho Trưởng Lão Sārīputta

Trên đường mang đồ ăn cho chồng, bà đã nhìn thấy Trưởng Lão, Vợ của Puṇṇa suy nghĩ trong lòng, trước kia đôi khi nàng đã có dịp làm việc thiện nhưng lại không gặp được Trưởng Lão; rồi lúc nàng gặp được các Trưởng Lão, nhưng lại chẳng có gì để dâng cho ngài. Nhưng lần này tình cờ gặp Trưởng Lão và có chút đồ để dâng cho ngài, nàng bắt đầu suy tính: “Có lẽ Trưởng Lão muốn nhận đồ dâng cúng hèn mọn của mình chăng.” Nàng đến quì trước Trưởng Lão và nói, “Mong rằng ngài Trưởng Lão không coi đây là của bố thí thô thiển hay hoàn thiện, mong rằng ngài chấp nhận của bố thí này từ tay kẻ nô lệ của ngài”

Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) giơ bát khất thực ra, nhưng khi nàng đã dâng cho ngài một nửa số đồ ăn, ngài liền lấy tay che tô khất thực lại như ra dấu nói với nàng là đủ rồi, vợ của Puṇṇa thấy thế liền nói với ngài Trưởng Lão, “Kính ngài Trưởng Lão, tôi không muốn lượng đồ ăn này được chia làm hai đâu, ngài có thể không chúc lành cho kẻ nô lệ này trên đời này. Nhưng xin ngài hãy chúc lành cho nó nơi cuộc sống mai hậu” Nói đoạn, nàng thấy bát khất thực lại mở ra một lần nữa, rồi nàng đã đổ hết số đồ ăn nàng đã sửa soạn cho chồng nàng vào bát khất thực của ngài trưởng lão, đồng thời thực hiện lời ước, nói rằng, “Mong rằng tôi được thông phần vào Phật pháp của ngài đã thể hiện được.”

Trưởng Lão lên tiếng “Mong rằng được như vậy” và khi còn đứng đó ngài đã nói lên lời khen ngợi của bố thí của nàng, sau đó ngài đi đến chỗ có nước và dùng bữa.

Vợ của Puṇṇa trở về nhà và lại sửa soạn bữa ăn cho chồng lần thứ hai, lúc này chồng nàng đã cảm thấy cơn đói giằn vặt. Nghĩ rằng chàng không thể chịu đựng được hơn nữa. chàng tháo bò ra khỏi cày và nằm nghỉ dưới bóng cây gần đó. Nhìn về phía mà chàng biết là nàng sẽ đến gặp chàng.

Vào lúc đó vợ của Puṇṇa, với số đồ ăn đã sửa soạn, nhìn thấy chàng đang ngồi chờ, liền nghĩ, “Chàng đang ngồi chờ ta với cơn đói giằn vặt dữ dội. Điều gì sẽ xảy ra nếu chàng la rầy vì sự chậm trễ của ta? chàng sẽ đánh ta với cây gậy thúc bò thì sao? Rồi lúc đó ta có phân bua điều gì cũng chỉ vô ích. Tốt hơn hết ta nói thật với chàng thì hơn” Nghĩ thế, nàng liền nói cho chàng biết: nàng rất vui mừng vì đã bố thí cho ngài Trưởng Lão và mong rằng điều nàng làm sẽ không trở thành vô ích. Rồi nàng tiếp tục nói, “Thực tế nàng đã sửa soạn đồ ăn cho chàng ngay từ buổi sáng, nhưng khi gặp Trưởng Lão Xá-Lợi Phật (Sārīputta) trên đường đưa cơm cho chàng, nàng đã quyết định dâng cho Trưởng Lão toàn bộ số đồ ăn đó và quay trở về nhà nấu đồ ăn khác cho chàng đây. Đó chính là lý do nàng đã chậm trễ. Nàng muốn chàng hãy vui mừng vì hành vi chậm trễ của nàng”.

Nghe thấy vậy, người chồng không tin nổi vào tai của mình và yêu cầu nàng nhắc lại một lần nữa. Sau khi đã kể câu chuyện bố thí cho vị Trưởng Lão một lần nữa, chàng nói với vợ, nàng đã làm một điều thật là tuyệt vời đến nhường nào; còn đối với chàng, chàng cũng đã dâng cho ngài một vài nhánh cây nhỏ để làm tăm sỉa răng cùng với một ít nước. Chuyện kể của vợ đã khiến cho chàng vô cùng sung sướng, nhưng vì phải nhịn đói trong một thời gian dài nên chàng mệt lả và nằm ngả vào lòng vợ và ngủ thiếp đi.

Việc bố thí của hai vợ chồng Puṇṇa đã đem lại kết quả ngay hôm đó

Vào sáng sớm hôm sau, toàn bộ vùng đất người nghèo khổ cầy ngày hôm trước đã trở thành vàng ròng hết. Ngay cả bụi đất cũng vậy, chất đống cao cả thước, [7] trông giống như một đống hoa rất đẹp. Sau khi tỉnh giấc, chàng nhìn thấy toàn bộ cánh đồng của mình đã biến thành vàng, chàng liền nói với vợ trong kinh ngạc, “Tại sao anh nhìn thấy đất đã trở thành vàng? Có phải vì anh đã dùng bữa quá trễ khiến mắt hoa lên chăng?”

Nhưng vợ chàng trả lời nàng cũng đang nhìn thấy y hệt như chàng vậy. Puṇṇa đứng dậy và nhặt lên một cục vàng, chàng cho là phải là cục đất thì phải. Chàng đập vào tay cầm của cầy xem cục đất có vỡ tan ra từng mảnh không. Nhưng quả thật đó vẫn là cục vàng nguyên vẹn. Chàng nghĩ “Ôi thật tuyệt vời làm sao: việc bố thí của chúng ta cho Trưởng Lão Tướng Soái đã đem lại kết quả tốt. Nhưng làm sao chúng ta có thể giữ được số vàng to lớn này? Chàng lấy đầy một mâm vàng và đến xin được tiếp kiến hoàng thượng. Sau khi được phép triều yết, chàng quì lạy nhà vua và dâng cho ngài một mâm đầy vàng. Khi Đức vua hỏi sao chàng lại có nhiều vàng đến thế, để trả lời chàng kể lại làm thế nào khu đất chàng cầy ngay hôm trước đã biến thành vàng. Rồi chàng yêu cầu nhà vua sai quân lính thu gom số vàng đó đem về cung. Điều này xảy ra là vì cả chàng cùng với vợ đã dâng một ít đồ dùng và thức ăn cho Trưởng Lão Thống Soái của đoàn Phật Pháp.

Nghe thấy vậy nhà vua hết sức vui mừng, ngài vô cùng thấm thía và hỏi Puṇṇa xem chàng muốn làm gì với số vàng nhiều đến như vậy. Puṇṇa lên tiếng tâu đức vua, chàng muốn nhà vua ra lệnh cho quân lính đem xe ra và thu hết số vàng đó đem vào hoàng cung. Nhà vua làm y như lời chàng. Nhưng khi các vị cận thần đang thu lượm vàng chất lên xe, họ nói với nhau, “Đây là vàng của nhà vua.” Ngay tức khắc vàng đã biến thành đất. Không biết làm thế nào, họ chạy về báo cho nhà vua và tường trình công việc lại cho ngài nghe. Nhà vua nói ‘Đến nước này, các ngươi đã nói gì khi thu gom vàng chất lên xe?” họ bảo, “Chúng thần nói số vàng này thuộc về hoàng Thượng.” Nhà vua chỉ cho họ biết lỗi của họ, rồi bảo họ hãy quay trở lại và lượm vàng chết lên xe thì nói rằng, “Vàng này thuộc một người tên là Puṇṇa ”.

Họ làm y như vậy và tất cả đều diễn ra rất tốt đẹp. Họ quay trở lại hoàng cung với toàn bộ số vàng chất đống bên ngoài sân hoàng cung.

Puṇṇa được chỉ định làm nhà triệu phú thành phố

Nhà vua hạ chiếu cho toàn dân thu gom vàng về hoàng cung, rồi hỏi xem trong thành phố này họ biết ai sở hữu nhiều vàng bằng Puṇṇa hay không. Khi nghe họ trả lời phủ định. Nhà vua liền hỏi họ, “Thế các khanh nói cho trẫm biết phải ban tặng điều gì cho Puṇṇa đây?” Dân chúng trả lời trong trường hợp như vậy hoàng thượng nên ban tặng cho ông ấy một tước vị cao nhất trong hoàng cung. Nhà vua đồng ý và ban tặng cho Punna tước vị Bahudhana, tức là trưởng kho bạc (setthi), nhà triệu phú có nhiều tiền của. Hoàng thượng còn ban tặng cho ông một chiếc lọng hoàng gia cùng với nhiều châu báu khác. Đến đây người dân cày nghèo khổ mới thưa với hoàng thượng “Xưa rầy tôi vẫn ở nhờ nhà của người khác, mong rằng hoàng thượng ban cho tôi một nơi ở khác để sống về hướng nam hoàng cung”. Tại đó Đức vua đã ra lệnh xây cho chàng một toà biệt thự. Khi ngôi nhà hoàn tất, chàng đã ban của bố thí và các đồ dâng cúng khác cho Đức Phật và các vị tỳ khưu của ngài trong vòng bảy ngày. Đức Phật rất khen ngợi lòng từ bi của chàng và thuyết pháp cho chàng về Anupubbīkathā, có nghĩa là năm pháp tuần tự liên quan đến việc tiến bộ là quan trọng đến nhường nào. Sau đó Punna cùng với vợ và con gái là Uttarā đều đạt đến Quả Nhập Lưu.

Con Gái Puṇṇa cưới con trai Sumana làm chồng

Sau này nhà triệu phú Sumana (đã có thời làm thầy dạy cho Puṇṇa) liền hỏi con gái của Puṇṇa làm vợ cho con trai mình, nhưng Puṇṇa đã từ chối. Khi Sumana nhớ lại công chăm sóc của ông một thời đã dành cho ông.Puṇṇa trả lời, nói rằng, “Tôi đã dâng con gái mình cho Tam Bảo rồi, trong khi đó thì con trai của ngài lại đi theo một niềm tin khác, điều này chính là lý do tôi không thể gả con gái cho Sumana, con trai của ngài được.”

Tuy nhiên, sau này với lời khuyên răn và nhiều nhà triệu phú trong thành phố đã khuyên răn, tất cả đều thúc dục chàng đừng có cắt đứt liên lạc và phụ lòng tốt của Sumana. Trước lời khuyên của họ Puṇṇa đã đồng ý và gả con gái cho con trai Sumana vào ngày rằm tháng Rằm Tháng Bảy (Asālha) âm lịch.

Còn đối với Uttarā , con gái Puṇṇa, sau khi rời khỏi nhà cha mẹ đến sống với chồng, nàng đã hoàn toàn cắt đứt liên lạc với các tỳ khưu và tỳ khưu ni trong Phật giáo; và chỉ khi nào có cơ hội để bố thí và nghe thuyết pháp, nàng mới cơ hội gặp lại được họ. Sau khi đã dọn đến ở nhà chồng được hai tháng rưỡi, biết rằng chỉ còn nửa tháng nữa là mùa An Cư Kiết Hạ sẽ kết thúc, nàng đã gửi tin đến cho cha nàng, phàn nàn là tại sao cha lại giam tù nàng như vậy. Nàng nói, “Tốt hơn hết cha nên làm cho nàng xấu đi và tìm cách biến khuôn mặt của nàng trở thành dị dạng và để cho nàng hầu hạ người khác còn hơn để cho nàng ở trong gia đình một người theo tà kiến như vậy. Nàng cho biết, kể từ khi nàng dọn về nhà chồng, nàng chưa bao giờ có dịp làm điều công đức, ngay cả việc gặp gỡ với các vị tỳ khưu cũng chẳng được.

Tuy nhiên, Puṇṇa rất khó chịu khi nghe hoàn cảnh khổ sở của con gái mình, liền nghĩ cách làm sao để làm giảm nỗi thống khổ không đáng con gái mình đang phải gánh chịu. Ông sai đem đến cho con gái một món tiền trị giá 15.000 Kāhapaṇa, nói cho nàng là hãy thuê một gái điếm nổi tiếng tên là Sirimā để phục vụ cho chồng, để nàng có cơ hội tích lũy nhiều việc công đức trong Phật giáo.

Uttara đã thực hiện y như lời cha nói. Còn Sirimā cũng sẵn lòng đồng ý như vậy. Uttarā liền dẫn Sirimā đến cho chồng và cho chàng biết ý định của mình. Còn con trai Sumana, nhìn thấy Sirimā , một cô gái rất đẹp, đã sẵn lòng chấp nhận lời đề nghị đó.

Uttarā có cơ hội thực hiện các việc công đức

Với sự đồng ý của chồng nàng như vậy, Uttara sai người đi mời Đức Phật, nói rằng nàng mong muốn Đức Phật và các vị tỳ khưu đến cư ngụ nơi nhà nàng trong mười lăm ngày trước khi mùa An Cư Kiết Hạ kết thúc. Đức Phật đồng ý. Nghe biết điều đó đã khiến cho Uttarā hết sức vui mừng và từ thời gian đó trở đi nàng luôn bận bịu sửa soạn đồ ăn cho Đức Phật và các vị tỳ khưu của ngài.

Một ngày kia, chồng của Uttarā muốn biết vợ mình đang làm gì vào ngày Mahāpavāraṇā (tức là ngày cuối của ba tháng An cư Kiết hạ). Liền đứng ở cửa sổ và nhìn vào nhà bếp, chàng thấy vợ mình nhễ nhãi mồ hôi, than bụi bám đầy và lấm lem với than và bồ hóng chạy tới chạy lui ra lệnh cho các đầy tớ. Chàng nghĩ, vợ mình thật điên mất rồi. Với một gia tài to lớn đến như vậy mà lại lánh xa và còn vui vẻ đi hầu hạ cho mấy nhà sư. Lúc này còn bị lấm lem bồ hóng và bụi bậm như thế nữa.” Chàng cười toáng lên rồi bỏ đi.

 Lúc đó Sirimā đứng gần con trai của nhà triệu phú, rất ngạc nhiên thấy chàng đứng đó và cười rất tươi. Nàng nhìn thấy từ phía cửa sổ và nhìn thấy Uttarā, nhận ra điều gì làm cho chàng cười vui vẻ đến thế. Nàng đã nổi cơn ghen, vì từ hai tuần lễ được sống trong sự giàu sang huy hoàng của căn nhà này, nàng đã siêu lòng và quên mất nàng được thuê đến ở đó như là một tình nhân cho chồng nàng Uttarā. Nhưng lại bị cảnh giàu sang phú quí thôi miên và kết quả là nàng muốn trở thành bà chủ căn nhà này. Nàng đã nghĩ ra một kế hoạch làm cho Uttarā đau khổ.

Rời khỏi chỗ đang đứng, nàng xuống bếp và nhìn thấy có một nồi sữa đang sôi trên bếp. Sau đó nàng tiến thẳng đến Uttarā. Nhìn thấy con hầu tiến lại, nàng biết điều gì sẽ xẩy đến cho nàng, nhưng nàng đã tỏ lòng từ tâm ngay lập tức đối với Sirimā. Nghĩ rằng Sirimā lâu nay nàng hầu cho chồng mình đã làm điều tốt cho nàng. Như vậy một công việc mà cả vũ trụ đều vui mừng và cõi Phạm Thiên cũng trở nên vui mừng không gì sánh nổi, thông qua công việc của Sirimā nàng có cơ hội thực thi bố thí và nghe thuyết pháp. Chính vì vậy mà nàng hết sức vui mừng không cảm thấy sân hận điều gì cả. Còn Sirima, nàng đã dùng nguyên một nồi sữa sôi đổ lên đầu nàng vì muốn làm cho nàng bị phỏng nặng. Nhưng liệu nàng có suy nghĩ đó hay không, mong rằng nồi sữa sôi đó không khiến cho nàng có mảy may làm hại đến cho người khác. Với quyết tâm đó, thì lượng sữa sôi tưới lên đầu nàng đã biến thành những giọt nước lạnh làm cho nàng thêm tươi mát.

Nhìn thấy Uttarā không hề hấn gì, Sirimā nghĩ nồi sữa không đủ nóng, chính vì thế nàng quay lại bếp một lần nữa. Nhưng lần này thì những người bầy tôi của Uttara đã nhìn thấy những gì đã xảy ra trước đó, liền chạy lại với một người đàn ông. Hô toáng lên, “Biến đi, nhà ngươi không thể làm hại mẹ đỡ đầu của chúng ta được.” Bọn đầy tớ của Uttarā đã đánh gục Sirima nằm sóng soài trên sàn nhà. Cuối cùng chỉ đến lúc nàng Uttaraã có thể thuyết phục được đám đầy tớ thì họ mới dừng tay và nàng liền hỏi xem Sirimā , nàng đã gây ra những hành vi xấu xa như vậy với mục đích gì. Nhìn thấy Sirimā vẫn giữ thinh lặng, nàng truyền đem nước ấm tắm cho Sirima nước và xức loại dầu thơm hảo hạng cho nàng “khiến cho nàng được thanh tịnh cả trăm lần khá hơn.”

Sirimā xin lỗi Uttarā

Lòng nhân ái từ mẫu của Uttarā đã khiến cho Sirimā suy nghĩ lại. Nàng nhận ra mình chẳng là gì cả ngoại trừ chỉ là một người ngoài ‘được thuê để tạm thời chăm sóc cho chồng nàng Uttarā. Mình đã bất đồng thực hiện những hành vi sai quấy chống lại Uttarā, ngoài việc đã cứu nàng khỏi bọn đầy tớ hành hung đánh đập, lại vẫn còn tỏ ra hết sức khoan nhượng đối với nàng. Sirimā nghĩ trong tâm “Liệu tôi có nên xin lỗi nàng hay không?. Đầu tôi như thể tan ra từng mảnh” Nghĩ vậy nàng liền quì gối trước mặt Uttarā và nói” Hỡi người mẹ thánh thiện, mong rằng mẹ tha thứ cho tôi những gì tôi đã gây ra cho mẹ.”

Nghe nói vậy, Uttarā nói nàng còn có người cha và nếu cha nàng cũng tha cho nàng thì nàng rất hoan hỷ cũng làm như vậy. Vì không biết ai là người Uttarā muốn ám chỉ, khi nàng nói đến người cha của nàng, Sirimā nói nàng sẽ chạy lại gặp Puṇṇa người triệu phú ngay lập tức, vì ông là người cha của nàng và sẽ xin lỗi ngài. Nhưng Uttarā đã chỉnh nàng nói rằng, “Puṇṇa là cha ruột của tôi trong vòng luân hồi sinh tử. Điều này sẽ còn tồn lại nơi “cha tôi” trong cõi biến đổi luân hồi xấu xa. Nếu cha tôi tha thứ cho cô thì tôi cũng sẽ làm như vậy.

Được hỏi ai là người cha của nàng theo nghĩa thứ hai này. Uttarā nói ngài chính là Đức Phật Toàn Giác. Khi Sirimā nói nàng không quen với người đó. Uttarā an ủi nàng cho biết chính nàng sẽ giới thiệu với ngài. Khi Đức Phật đến đây vào ngày hôm sau. Rồi nàng còn khuyên Sirimā sửa soạn bất kỳ của bố thí nào nàng muốn dâng theo như ý muốn của nàng.

Sirimā xin lỗi Đức Phật 

 Sirimā đồng ý tất cả những điều kiện Uttarā đề ra và trở về soạn đồ cúng cho Đức Phật và các vị tỳ khưu của ngài. Ngày hôm sau, khi Đức Phật đến nhà Uttarā , Sirimā đã phủ phục dưới chân Đức Phật. Ngài liền hỏi nàng điều gì diễn ra thế, nàng kể lại tất cả những nghiệp chướng xấu xa nàng đã làm và nói ra hết những điều kiện Uttarā yêu cầu để được nàng tha thứ đó là: nếu Đức Phật cũng đồng ý tha thứ cho nàng thì Uttarā cũng sẽ làm như vậy.

Quay lại với Uttarā, Đức Phật hỏi xem điều Sirimā nói có đúng hay không. Khi Uttarā trả lời là đúng, Đức Phật liền hỏi thế nàng nghĩ như thế nào đang khi Sirima đổ sữa nóng lên đầu. Uttarā trả lời Đức Phật cho biết, nàng nghĩ đến việc làm lớn lao Sirimā đã làm thay cho nàng trong hai tuần qua, nhờ Sirimā mà nàng mới cho cơ hội và điều kiện được bố thí và nghe những lời dạy của Đức Phật. Rồi nàng quyết tâm dựa trên lòng “Từ Tâm trung kiên” của nàng. Chính vì điều này mà nàng đã không bị hề hấn gì cho dù Sirimā có đổ sữa đang sôi lên đầu nàng.

Nghe thấy vậy Đức Phật hết sức ca ngợi Uttarā, nói rằng “Con đã làm rất tốt, Uttara, con đã hành động thật là tuyệt vời, chính do Vô Sân Hận con người ta có thể chiến thắng Sân Hận của người khác. Cũng vậy trong trường hợp người khác xúc phạm đến mình, con cũng có thể chiến thắng người đó bằng không lăng mạ người đó, rồi trong trường hợp một người khốn khổ thì bạn cũng chỉ chiến thắng họ bằng của bố thí mà thôi, còn đối với một người nói dối, thì bạn cũng chỉ chiến thắng họ bằng cách nói thật mà thôi. Nói đoạn, Đức Phật thốt lên một bài kệ sau đây.

Akkhodhena jine kodhaṃ Asādhuṃ sādhunā jine
Jine kadariyaṃ dānena Saccenālikavādinaṃ

“Chiến thắng sân hận bằng vô sân hận; chiến thắng điều xấu bằng điều tốt; chiến thắng bỏn xẻn bằng bố thí, và sai lạc bằng lời chân thật.”

Vào cuối bài thuyết pháp Sirimā và toàn bộ đoàn tùy tùng gồm năm trăm tớ gái đã đạt Quả Nhập lưu.

Đây chính là chuyện kể về bà Uttarā như được thuật lại trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada). Hình như có một số đoạn xem ra không thể tin nổi. Đặc biệt là một vài con số. Những điểm này sẽ được thảo luận đến sau này cùng với việc giải thích những điều khác. Trong lúc này một số bài tường thuật khác liên quan đến phép lạ (thần thông) được nói đến trong Kinh Phật sẽ được giới thiệu.

Sức mạnh thiền định bảo vệ cho hoàng hậu Samāvatī

Samāvatī là một trong số hai hoàng hậu của nhà vua Udena, hoàng hậu còn lại tên là Māgandiyā. Lúc này vì cha của Māgandiyā muốn cho con gái của ông trở thành hoàng hậu nhiếp chính duy nhất, nên ông đã bịa ra một âm mưu để thực hiện mục tiêu này. Ông đã lệnh cho con gái phải kiên trì để một con rắn độc vào đàn Hạp của nhà vua và nói “ Tâu bệ hạ, thần nghe biết Samāvatī đang cố tâm giết hại bệ hạ, bằng cách để một con rắn độc vào đàn Hạp của ngài.” Để chứng minh lời nói của nàng, nhà vua liền đi kiểm tra cây đàn Hạp của ngài và phát hiện ra có con rắn độc trong đó – ngài nổi giận đùng đùng. Nghĩ đây là âm mưu của Samāvatī muốn hãm hại nhà vua. Ngài liền ra lệnh cho Samāvatī, cùng với đoàn tuỳ tùng, đứng ra vùng đất trống rồi bắn tên có tẩm thuốc độc giết hết. Trong khi đó nàng Samāvatī cùng với đoàn tuỳ tùng của nàng lại rất nổi tiếng vì lòng từ tâm đối với nhà vua. Thình lình đã tạo ra một phép lạ (thần thông) khiến cho nhà vua không thể bắn cung tẩm thuốc độc của mình, và cũng không thể bỏ cung xuống. Chính vì thế nhà vua cứ đứng yên, run rẩy vì sợ. Samāvatī hỏi xem nhà vua có đau khổ không. Khi nhà vua trả lời là có, nàng liền nói cho nhà vua đặt cây cung xuống đất ngay dưới chân của mình. Rồi Samāvatī giảng giải cho nhà vua mà rằng, “một người không thể làm hại ai mà không thể bị hại.”

Nhà vua không thể bắn cung ra khỏi cây nỏ được coi như là một phép lạ (thần thông) về sức mạnh bảo vệ thiền Định (samādhi) đem lại. Đây chính là câu chuyện của nàng Samāvatī được kể ngắn gọn trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Nhiều chi tiết khác nữa có thể được tìm thấy trong phần thứ hai Pháp Cú Kinh (Dhammapada) trong đó người ta tìm thấy một số ít khác biệt liên quan đến một số chi tiết nhỏ. Những ai muốn biết các chi tiết đó có thể tham khảo nguồn tư liệu trên.

Phép thần thông bậc thánh (Ariya thần thông - iddhi)

 Tức là phép lạ (thần thông) của các bậc thánh. Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) các phép thần thông hay phép lạ (thần thông) này thuộc các thiền sinh muốn tự luyện tâm của mình để thể hiện được lòng ghê tởm các sự vật (được coi như là) không ghê tởm; và cũng thể hiện được tính không ghê tởm các sự vật đó được coi như là đáng ghê tởm.

Thêm vào đó, có các trích đoạn trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) được kể lại sau đây:

“Phép thần thông thánh đệ tử gì? Nếu một vị tỳ khưu trong tăng già muốn thực hiện một lời ước, “Mong rằng tôi quyết tâm không ghê tởm điều đáng ghê tởm” người đó có thể làm được như vậy v.v... được chánh niệm và tự chủ, diệt khỏi những điều ghê tởm.” (khu. Pa. 31/599)

Đây là một đoạn ngắn được trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) trong khi đó còn được mô tả trong Kinh Phật lại gồm nhiều, có nhiều chi tiết hơn. Nói tóm lại, người ta có thể nói rằng một khi có liên quan đến cảnh sắc, cảnh thinh cảnh khí, cảnh vị và xúc cảm, một vị cảnh sắc có thể thấy ghê tởm như là điều không ghê tởm và ngược lại. Điều này có thực trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi và mọi lúc.

Trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidamagga) từ ‘Paṭikūla’được giải thích có ý nghĩa là “điều không ai ưa thích” trong khi đó điều gì không phải là ‘Paṭikūlalại là điều được mọi người ưa thích. Những đoạn sau đây được trích dẫn nhằm phục vụ những ai hiểu được Pali:

Katamā ariyā iddhi? Idha Bhikkhu sace ākankhati paṭikūle appaṭikūasaññī vihareyyanti appaṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākankhati appaṭikūla paṭikūlasaññī vihareyyanti paṭikūlasaññī tattha viharati.

Sace ākankhati paṭikūle ca appaṭikūle ca appaṭikūlasaññī vihareyyanti appaṭikū – lasanni tattha viharatiṣace akankhati appatikule ca patikule ca appatikulasanni vihareyyanti patikulasanni tattha viharati.

Sace ākankhati paṭikūle ca appaṭikūle ca tadubhayaṃ abhinivajjetvā upekkhake vihareyyaṃ sato sampajāneti upekkhale tattha viharati sato sampajano.

Kathaṃ paṭikūle appaṭikūlassaññī viharati Itthasmiṃ vatthusmiṃ asubhāya vā pharati aniccate vā upasanharati evaṃ appaṭikūle paṭikūlasaññī viharati etc…

Kathaṃ appaṭikūle paṭikūlasaññī viharati, Itthasmiṃ vatthusmiṃ asubhāya vā pharati aniccato vā upasaṃharati evaṃ appaṭikūle paṭikūlasaññī viharati etc…

Từ những đoạn trên, chúng ta có thể học biết được một thánh đệ tử, nhìn thấy một cô gái đẹp, có thể nhận ra pháp ghê tởm nơi cô gái đó. Mặt khác, khi nhìn thấy một bà cụ già với da dẻ nhăn nheo – cảnh tượng đó thường được coi như là ghê tởm. Ngài có thể một lần nữa thể hiện được lòng không ghê tởm trước một cảnh tượng như thế (có nghĩa là không bị lôi cuốn tới cảm nghĩ ghê tởm vì cảnh tượng đó.). Điều này cũng đúng trong trường hợp về thức ăn hay bất kỳ điều gì khác. Trong đó thánh đệ tử không bao giờ cảm thấy thích thú hay gớm ghét bất luận điều gì mình nhìn thấy hay cảm nghiệm thấy do bất kỳ giác quan nào của người đó. Chính vì thế Phép Thần Thông bậc thánh, là sức mạnh kỳ diệu là đặc tính của một vị tôn giả vậy.

Còn ngược lại sức mạnh đặc biệt hay ngoại lệ này, chúng ta nên lưu ý đến một điều đối với người đời bình thường đây là điều khó lòng thực hiện được. Ngay cả trong những vấn đề đơn giản như thức ăn, phải khó khăn biết mấy lúc phải đem lại những cảm nghĩ sảng khoái hay ngay cả cảm nghĩ không sướng, không khổ từ thực phẩm người đó thường không thích. Một ví dụ khác cho thấy có nhiều người phải ngủ ở một nơi xa lạ hay không quen, họ đều cảm thấy khó ngủ hay ngay cả không tài nào ngủ được. Để ngủ được ở đó cho dù thật sự là không có gì khó chịu cả. Cũng như vậy, quần áo không có gì gây khó chịu cả, nhưng cũng có thể trở thành không thể chịu nổi đối với một số người đã dính mắc mạnh mẽ với một vật mà họ thích. Đây là những ví dụ đối với những người không thể kiềm chế được tâm, làm nô lệ cho những tham lam và ước muốn của mình. Một thái độ tâm như vậy không bao giờ xảy ra nơi các vị thánh đệ tử của Đức Phật, có thể biết, nghĩa là họ biết cách để có thể rút ra được lợi ích từ bất kỳ điều gì xảy ra. So với những người đời thường với một tâm bị nô dịch, đây thực sự là một phép lạ (thần thông) hay là thành công ngoạn mục vậy.

Còn nhiều lời giải thích trích từ trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cần được lưu ý đến như sau.

Trước bất kỳ điều gì dễ chịu hay khó chịu (có nghĩa là ghê tởm hay hấp dẫn) vị thánh đệ tử vẫn luôn có thể tỏ thái độ dửng dưng (không sướng không khổ), vẫn thản nhiên như không (upekkhā hay là xả, không cảm thấy bị xáo trộn gì cả hay mất bình thản do sự ghê tởm hay những điều gì khác. Một ví dụ được ghi lại về điểm này như sau:

“Nếu một vị tỳ khưu trong tăng già này muốn loại bỏ cả hai (khía cạnh cảm xúc và tình cảm.) tức là cảm nghĩ ghê tởm hay hấp dẫn. Do đó mà được phú cho đặc tính phi lạc, phi khổ dựa trên niệm và tự kiềm chế, vị đó cần phải làm gì?”

“Một vị tỳ khưu trong tăng già này, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân tiếp xúc và cảm nghiệm được cảm thọ hay ý nghĩ bằng tâm. Không bị xáo trộn do tham dục và ác cảm, cảm giác phi lạc phi khổ để ghép lại với niệm và kiềm chế (điều này thấy từ bỏ được cả hai khía cạnh cảm xúc và tình cảm.)

Đoạn Pali viết về những vấn đề này như sau: Idha Bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā etc. Manasā dhammāram maṇaṃ viññāya neva sumano hoti na dummano upkkhako viharati sato sampajāno. Evam Paṭikūle ca appaṭikūle ca tadubhayaṃ abhivi vajjetvā upekkhako viharati sato sampajāno. Ayaṃ ariyā iddhi” (Khu. Pa. 13/600)

Điều đáng lưu ý ở đây chính là sự kiện IDDHI, trong tiếng Thái thường được dịch bằng cách ám chỉ đến các phép lạ (thần thông) hay là những Thần Túc Thông, nói một cách chính xác, được dùng trong tiếng Pali để ám chỉ từ Ijjhana có nghĩa là thành công. Các vị thánh đệ tử thường đạt đến thành công trong lãnh vực này. Trong khi đó người đời thì không làm được điều đó. Chính vì thế, dưới mắt người đời điều đó được coi như là một ‘phép lạ (thần thông)’ hay là ‘một điều tuyệt vời’ là bản chất của vị thánh đệ tử.

Kammavipākajā Iddhi: Đây là phép thần thông (iddhi) do kết quả của những hậu quả nghiệp chướng hay (quả báo) ở đây điều này được giải thích bằng cách đưa ra ví dụ như chim có thể bay trong không gian nhờ vào những đôi cánh. Đó chính là vì hậu quả nghiệp chướng của loài chim. Trong việc xác định sự thật này, các đoạn trích từ trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) lại được trích như sau: “Thần thông của loài chim, các chúng sanh thần tiên, một số người và một số ma đói (vinipātika) (Ma đói là các thần thông như là kết quả của nghiệp chướng “- Khu, Pa, 31/600 (Katamā kammavipākajā iddhi? Sabbesam pakkhīnaṃ sebbesaṃ devānaṃ ekaccānaṃ manussānaṃ ekaccānaṃ vinipātikānaṃ ayaṃ kammavipākajā iddhi).

Cũng nên chú ý la, chim có thể bay trên không nhờ đôi cánh – vẫn thường đuợc coi là bản chất của loài chim. Ơ đây lại được coi như là một loại thần thông. Còn đối với Chư thiên (Devata) hay các chúng sanh thần tiên. Điều này lại được thấy có các loài gọi là Akāsaṭṭhā devatā, cũng có khả năng bay như là loài chim. Tuy nhiên, còn có một số khác được gọi là Rukkha devata, theo nghĩa đen có nghĩa là devatā sống ở các cây và Bhumma devatā, nghĩa đen là các devatā sống ở đất. Điều đó không trực tiếp được nói đến như có thể bay được. Nhưng xét các từ Sabbesaṃ ở tiếng Pali có nghĩa là ‘tất cả’điều này có thể phỏng đoán được là các loại Chư thiên (Devatā) cũng có thể làm được cùng những điều đó. Đây là điều được đề cập đến như là thần thông (iddhi) là kết quả của nghiệp chướng mà ra.

Khi ta nói rằng một số người có khả năng bay trong không gian muốn ám chỉ những ai ngay từ đầu của kiếp người này hay từ đầu đại kiếp này, Khi họ vẫn mới đạt được có một nửa qui trình biến hoá từ thân xác tinh tế sang thân xác thô thiển. Những chi tiết về điều này được đề cập đến trong Kinh Aggañña (Di. Pa. 11/51).Từ ‘vinipātika’ có thể ám chỉ một số Ma Đói (peta) được gọi là Nữ Dạ-xoa (yakkha) có tên là Piyaṇkaramātā, Uttaramātā, Pussamittā vā Dhammaguttā hay một số loại khác. Tuy nhiên, còn có một số chi tiết khác được nêu lên, ngay cả trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) và cho đến giờ vẫn chưa thể khám phá ra hết. Nhưng nhờ những giải thích đó cho thấy rằng số Dạ-xoa (yakkha) hay ma quỉ có thể được liệt lê vào loại ‘vinipātaka” này, thường được ám chỉ các ma đói hay là Peta ngạ quĩ.

Có một số điểm tôi muốn nêu ra đây thuộc quan điểm của một số học giả như sau:

1. Ta có thể coi như là phép thần thông hay không trong trường hợp liên quan đến hiện tượng do hậu quả nghiệp chướng mà Đức Phật đã biết nói và biết đi ngay từ ngày đầu tiên mới sinh ra?

2. Và liệu cũng giống như vậy khi đề cập đến hồi Đức Phật có thể nhập vào hiện trạng thiền Jhana ở tuổi lên bảy không? Vào lúc cha ngài làm nghi thức cầy ruộng, Ngài đã biến thành một bóng mát, rồi ngồi thiền dưới bóng cây đó, bất động không biết gì đến dòng thời gian đang trôi qua.

Trong lúc đó vẫn còn những điểm được đệ trình về quan điểm của các vị học giả. Tôi sẽ thảo luận đến trong những thời gian tới đây.

Puññavato Iddhi: các phép lạ (thần thông) nhờ sức mạnh các việc công đức. Được giải thích như sau: Những ai đã tích luỹ được nhiều việc công đức như Chuyển Luân Vương (cakkavatti) có thể bay trên không được liệt kê vào những phép thần thông thuộc loại này. Vẫn còn nhiều đoạn khác nữa được trích từ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) như sau: “Phép Thần thông thuộc những ai tích tụ được nhiều việc công đức là gì? Một vị Chuyển Luân Vương có thể bay trên không, cùng với bốn hạng binh lính. Ngay cả người chăn bò và người giữ ngựa cũng có khả năng di chuyển trên không. Thần thông của những chủ gia nhân tên là Jotika, Joṭila Ghosaka và Meṇḍaka cũng thuộc cùng loại này --- (Khu. Pa, 31/ 600). Những đoạn Pali được ghi lại như sau: Katamā puññavato iddhi? Rājā cakkavatti vehāsaṃ gacchati saddhim cāturañginīyā senāya antamaso assabandhagobandhapurrise upādāya Jotikassa Gahapattissa puññavato iddhi. Jaoṭilassa gahapatissa Puññavato idddhi. Meṇḍakassa gahapatissa paññavato iddhi. Ghosakassa gahapatissa Puññavato iddhi. Pañcaññaṃ, mahāpuññānaṃ puññavato iddhi. Ayaṃ puññavato iddhi.

Còn có nhiều giải thích thêm nữa do Trưởng Lão Buddhaghosa viết về hiệu quả những hiệu quả tối thượng, đối với kết quả của việc trưởng thành trong các việc công đức sau khi đã tích luỹ được gọi là các phép lạ (thần thông) thông qua sức mạnh những việc công đức đó (Sañkhepato pana paripākaṃ gate puññasambhare ijjhanakaviseso puññavato iddhi Vi. 2/213)

Sau đây là tiểu sử ngắn của các chủ gia kể trên và những việc công đức của họ mạnh mẽ đến nhường nào.

a. Jotika có một lâu đài bằng đá quý và 64 cây như ý (kapparukkha)từ đất nẩy sinh ra.

b. Sa môn Tóc Rối (Jaṭila), có một núi bằng vàng cao khoảng ….mét thình lình xuất hiện.

c. Ghosaka đã sống sót sau bảy lần bị hại, cả bảy lần đều không bị hề hấn gì. Cuối cùng ông đã trở thành một nhà triệu phú.

d. Meṇḍaka được giáng phúc với một con dê có bảy viên ngọc quý xuất hiện ngay luống cầy đầu tiên trên cánh đồng của ông.

Năm nhân vật thực hiện công đức siêu phàm

Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) chỉ ra năm nhân vật có được kho tàng công đức siêu phàm. Tên của họ được ghi lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) như là những thành viên thuộc nhóm triệu phú Meṇḍaka tức là, nhà triệu phú Meṇḍaka, vợ của ông là Candapadumasiri, nhà triệu phú Dhanañjaya con trai của ông, Sumanadevi, con dâu của ông và Puṇṇa là tên đầy tớ của ngài nữa.

Lý do họ trở thành triệu phú được ghi lại như sau:

1. Meṇḍaka. Một lần kia ông đang đang ngồi gội đầu và ngước mắt nhìn lên trời bỗng xuất hiện trong 1.250 kho thóc nhà ông một lượng lúa mì đỏ rơi từ trời xuống làm đầy ấp tất cả các kho lẫm đó (Tesu pañcasu seṭṭhissa sīnsanahātissa ākāsaṃ ullokanakāle aḍḍhaterasakoṭṭhasa hassāni ākāsato rattasālīnaṃ pūrenti – vi. 2/ 213)

2. Candapadumasiri, vợ của ông có thể nuôi sống toàn bộ dân chúng cõi Diêm Phù Đề (Jambūdīpa) chỉ có một nồi cháo trắng duy nhất mà thôi. . . . thực phẩm trong nồi đó không bao giờ cạn kiệt

3. Dhanañjaya. con trai của ông, có thể phân phát miễn phí cho toàn bộ dân chúng thuộc Diêm Phù Đề (Jambūdīpa) với một túi tiền 1000 kahāpaṇa, tiền trong túi của ông không bao giờ hết.

4. Sumanādevī, con dâu của ông có thể phân phát cùng một cách như vậy cho dân chúng thuộc cõi Diêm Phù Đề (Jambūdīpa) với chỉ một nồi cơm nấu chưa sôi.

5. Puṇṇa, người đầy tớ của ông, đã cầy thửa ruộng với chỉ một luống cầy duy nhất, rồi sau đó đã mở rộng thành mười bốn luống, với bảy luống cầy mỗi bên.

Đây là những bài tường thuật ngắn về những người đã đọc được kho lẫm công đức siêu phàm, đang khi đó còn nhiều chi tiết khác nữa có thể tìm thấy trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada). Bài tường thuật liên quan đến Sa môn Tóc Rối (Jaṭila), và Jotika nhà triệu phú là những cốt chuyện dài tới tám chương. Tuy nhiên nhiều bài tường thuật xem ra không thể tin được. Tôi sẽ nói đến vấn đề này sau, với những bài tường thuật khó tin như vậy trích từ nhiều nguồn khác nhau cần phải được thảo luận cách tự do thoải mái và kỹ lướng hơn.

Vijjāmayā iddhi: các phép lạ (thần thông) được thực hiện bằng bùa mê hay hiện thân (incarnations). Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) có kể lại phép thần thông này thuộc về những người có học thức cao về sức mạnh cầu kinh, bùa mê ,về lên đồng. Như là ‘Vidyādhara’. Tiếp theo sau đây tôi xin trích một đoạn trong Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidāmagga) bàn về hậu quả cho là điều này nói về một loại người được gọi là Vidyādhara họ có thể đọc các lời bùa chú, có thể di chuyển trên không, hay tạo ra được hình ảnh những con voi trên không v.v… (Katamā vijjāmayā gacchanti ākāse iddhi? Vijjādharrā vijjaṃ parijapetyvā vehāsaṃ antalijhe hatthimpi dassenti ratthaimpi dassenti vividdhampi senābyūhaṃ dassenti. Ayaṃ vijjāmayā iddhi (Khu. Pa. 31/161).

Thật đáng tiếc ta chưa bao giờ đề cập đến điều này, cho dù trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) hay là trong Paramatthamañjusā. Loại con người nào được gọi là Vidyādhara. Chính vì thế chúng ta không thể biết được họ là con người hay là vật vô hình được gọi chung là Hóa Sinh (Opapātika). Một sự kiện không may mắn hơn nữa trong các tập Chú Giải về Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) không thấy in sang tiếng Thái. Cho đến giờ tôi chưa có thì giờ để tham khảo các chú giải bằng tiếng Miến Điện. Trong khi đó vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ chưa được giải thích cho đến khi tôi có được cơ hội thuận tiên hơn.

Tattha tattha ijjanatthena iddhi: Không giống các loại thần thông (iddhi) gây ấn tượng mạnh như ở trên, thần thông (iddhi) này bao hàm thành công trong bất kỳ loại công việc nào đó được thực hiện một cách chính đáng.(tena tena pana sammāpayogena tassa tassa kammassa ijjhanaṃ tattha tattha sammāpayogapaccayā ijjhanatthen iddhi). Điều này bao gồm một diện rộng về ý nghĩa, ám chỉ thành công người nào đó thực hiện một cách bền bỉ và chính đáng. Các đoạn trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) được trích cho thấy hiệu quả như sau:

Việc khước từ mọi cảm khoái dục lạc (thí dụ thế) được hoàn thành do việc tu luyện Nekkhamma, điều này phải được theo đuổi một cách chính đáng. Thành công trong lãnh vực này cũng được coi như là một loại thần thông (iddhi). Từ Pali ‘iddhi’ có ý nghĩa tương đương với từ tiếng Phạn “Riddhi” có nghĩa là ‘thành công’

Giống như vậy, việc loại bỏ sân hận cũng được đạt đến qua vô sân, loại bỏ được thuỵ miên và hôn trầm lại thông qua tu luyện tưởng ánh sáng v.v… và loại bỏ được toàn bộ những phiền não là điều chỉ đạt đến được thông qua thánh đạo của một vị A-la-hán. Toàn bộ những vịêc này đều phải được thực hiện một cách chính trực. Mỗi thành tích trong lãnh vực này chính vì thế được coi như là thành công, từ ‘thần thông (iddhi)’ theo nghĩa đen được dịch là ‘thành công.’

Như vậy đây là cách dịch thoáng từ các đoạn trong tiếng Pali chứ không phải dịch sát nghĩa từng chữ. Điều này chắc chắn sẽ làm cho độc giả lẫn lộn cho là không quen với cấu trúc và văn phong Pali. Tuy nhiên, đối với những ai muốn tham khảo bản văn nguyên thuỷ toàn khối tôi xin trích đoạn sau đây bằng tiếng Pali:

 Kathaṃ tattha tattha sammappayogapaccayā ijjhanaṭṭhena iddhi? Nekkammna kāmchandassa pahānaṭṭho ijjhatīti. Tattha tattha sammappayogapaccayā jijjhanaṭṭhena iddhi. Abyāpādena byāpādassa pahānaṭṭho ijhatīti ect…. Alokasaññāya thīnamiddhassa ect,,, arahattamaggena sabbakilesānaṃ pahānaṭṭho ijjhatīti. Tattha tattha sammappayogapaccayā ijjhanaṭṭhena iddhi Imā dasa iddhiyo (Khu. Pa. 31/601)

Từ những gì chúng ta đã thảo luận cho đến giờ. Chúng ta có thể kết luận là thần thông (iddhi) mang ý nghĩa nào đã dần được hiểu như là sức mạnh lạ kỳ và ấn tượng, còn mang một ý nghĩa khác nữa đó là một thành công nơi bất kỳ một lãnh vực nào, gồm cả khía cạnh trong đời (đối lại với lãnh vực tu trì) và hiện thế. Thể hiện những khả năng không mang tính cách lạ lùng và gây ấn tượng mạnh gì cả. Thí dụ như khả năng bay nơi loài chim. Cũng được coi như là một loại thần thông (iddhi) các chúng sanh chư thiên xuất phát từ chính bản chất của nó có thể di chuyển trên không cũng được coi như là có được iddhi, được gọi là Kammavipākajā --- một điều được coi như là kết quả của các thành quả nghiệp chướng. Một ví dụ khác nữa, một số người lại có những người đuợc sinh ra trong một gia đình giàu có, dùng bữa bằng thìa vàng thìa bạc, như một số người thường gọi như vậy. Đây cũng là kết quả của puññaiddhi iddhi, tức là sức mạnh do các việc công đức đem lại. Điều cuối cùng, bất kỳ ai thực hiện bất kỳ điều gì cũng được coi như là đắc được thần thông (iddhi).

Với toàn bộ những trường hợp kể trên, ta thấy rằng điều được coi là “sức mạnh kỳ diệu’ lại là những điều hết sức siêu nhiên và không thể thực hiện được một cách bình thường. Đây chính là một tiến trình bình thường của luật nhân quả. Chim bay được là do một vài hiệu quả nơi một số nguyên nhân nào đó trong quá khứ. Một số người có thể thực hiện được một vài việc thần túc thông (psychic feats) như tự biến mất, biến đổi được thân xác của mình thành những hình dạng nào đó, bay bổng lên trên không, đi trên nước cũng vậy là do những “hậu quả tự nhiên” của một số nguyên nhân họ thường tu luyện được trong quá khứ mà chẳng ai biết được trong một quá khứ xa xưa, mà nhiều người khác không thể thực hiện được hay không thể có được như thế. 

Tóm lại, khả năng vẫn tồn tại ở đó, cho dù những điển hình thì hơi hiếm, trừ một vài trường hợp như nhà triệu phú Jaṭila và Meṇḍaka , số lượng nơi một số trường hợp được đề cập đến có thể hơi phóng đại. Nhưng xét cho cùng, toàn bộ câu chuyện không thể được coi là bịa đặt một cách thẳng thừng hay là điều bịa đặt một cách tuyệt vời cũng vậy. 

Vì liên quan đến đề mục thứ mười kể trên, hình như là điều thường xảy ra nhất, trong khi đó Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) lại chỉ trưng ra việc loại bỏ được các phiền não, thì tập Chú Giải tác phẩm này hình như xuất hiện trước thời Trưởng Lão Buddhaghosa và cũng được ngài trưng ra sau này. Ý nghĩa lại ám chỉ những công việc ngoài đời thông thường nhất, kể cả nghề thủ công như là tổ chức thành lập trại lính chẳng hạn, biến chúng giống như một đoàn du mục gồm nhiều chiến xa hay thực hành chữa trị bệnh tật, nghiên cứu Kinh Vệ Đà, hay Kinh Tạng, hoặc ngay cả các công việc nhà nông như cầy bừa, gieo hạt. Thành công trong bất kỳ công việc nào như vậy cũng được coi như là thần thông (iddhi) vậy.—(Vi. 2/214)

Hơn thế nữa, theo tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thì mười tiết mục thần thông (iddhi) kể trên, chỉ có thần thông (iddhi) Adhiṭṭhāna (tức là các phép lạ (thần thông) thực hiện được qua quyết tâm) mang đúng ý nghĩa của từ Pali Iddhividhāya mà thôi. Nhưng theo nghĩa trên, phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) và Phép Ý Sinh Thân (Manomaya iddhi cũng phải được kể trong đó (Iti imāsu dasasu Iddhīsu iddhividhāyāti imasmiṃ pade adhiṭṭhānā iddhi yeva āgatā, Imasmiṃ panatthe vikubbanā-iddhi. Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi-yo icchitabbā eva.—Vi, 2/214)

Từ IDDHIVIDHĀYA, vì trong Tam Tạng (Tipiṭaka) ám chỉ điều Đức Phật đã nói trong đoạn mở đầu về hậu quả cho là khi một chư vị tỳ khưu đã có tâm ổn định, và được thanh tịnh v.v… vị đó có thể hướng tâm tới phép thần thông Vidhāya để có thể sản sinh ra nhiều phép lạ (thần thông), được xếp thành mười loại như đã nói ở trên.

 Mười mục phép lạ (thần thông) này được nói tới ở trên chính là sản phẩm của phép quyết định (Addhiṭṭhāna), có nghĩa là do Quyết tâm mà ra. Những phẩm chất không thể thiếu để thực hiện các phép thần thông này cũng đã được nhắc đến ở trên. Một thiền sinh thiếu mười mục tiên quyết đó sẽ không bao giờ có khả năng này. Ngoài mười đề mục đó còn có hai mục: phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) có nghĩa là biến đổi thành thân thể và Phép Ý Sinh Thân (Manomaya iddhi) nghĩa là chiếu rọi ra tỏ bầy ra thân xác cõi trời (astral body) cũng phải được liệt kê vào phạm trù này. Chính vì vậy người ta nói rằng các phép thần thông (iddhi) được nói đến trong Kinh Pali nằm trong nhóm mười đầu tiên, cộng với hai phép thần thông khác nữa được nhắc đến ở trên.

Còn bảy loại thần thông (iddhi) khác đó là Samādhi Vipphārā có nghĩa là sức mạnh bảo vệ Thiền Định và Ñāṇavipphārā có nghĩa là sức mạnh bảo vệ do tuệ giác lại không đòi hỏi bất kỳ thành tích nào thuộc tám Thiền Chứng (samāpatti) vá tám đề mục (Kasinā) nào; cũng không cần phải tiến hành mười bốn bước như đã mô tả ở trên. Đối với những Vô Ngại Giải Đạo (paṭisambhidā) liên quan đến thiền định.

Tuy nhiên, thành tích thuộc do nhóm thần thông (iddhi) trên vẫn đòi hỏi phải tích luỹ được những công đức để tạo ra những tiềm năng to lớn đó. Sẵn sàng cho giây phút trưởng thành trong cuộc sống hiện tại. Một ví dụ điển hình nổi bật nhất có thể thấy được nơi Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta.) ngài không cần đến bất kỳ luyện tập gian khổ nào và việc kiên định liên quan đến thiền định trong cuộc sống của ngài. Sau khi đã nghe lời Đức Phật dạy và đạt đến bậc A-la-hán thì ngài đã có thể thực hiện được những phép lạ (thần thông), đồng thời cũng như là một ân huệ ngài có được. Trưởng Lão Bākula lẽ ra phải chết ngay từ khi bị nuốt vào trong bụng cá. Và thầy Sa-di Saṇkicca (Samanera) cũng phải chết trong bụng mẹ. Trong những trường hợp kể trên, chính do những công đức được tích lũy từ trước thuộc hạng siêu đẳng đã dành cho các ngài sức mạnh bảo vệ chống lại mọi hiểm nguy ngài gặp phải đang khi tiến tới bậc A-la-hán. Ta cần lưu ý một điều là những công đức đó gồm sự tích lũy mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) hay là những Ba la mật. Mỗi thứ đó đều kèm theo với mức độ cao nhất được gọi là Paramattha, có nghĩa là điều tuyệt hảo, không loại trừ khi cần thiết ngay cả phải hy sinh đến tính mạng mình.

Mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) hay mười pháp Ba la mật 

Mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) hay mười pháp Ba la mật gồm: Bố thí (Dāna),trì Trí giới (Sila), Xuất gia (Nekkhamma) Trí Tuệ (Paññā) Tinh Tiến (viriya), Nhẫn nại (khanti) chân thật (Sacca) quyết định (Adhiṭṭhāno), tâm từ (metta) và xả (Upekkhā). Thiếu một số lượng cần thiết và cường độ nhất định trong số mười điều trên, một thiền sinh không hy vọng có thể đạt đến thánh đạo và thánh quả. Liên quan đến xuất gia Ba la mật (Nekkhamma) hay là Lánh Tục. Cần lưu ý một điều là từ đó ám chỉ việc thực hiện cuộc sống vô gia cư, đạt được thiền Jhana và Thiền Chứng (samāpatti) ; gồm cả việc đạt đến những phép lạ (thần thông) hay là Thần thông (Abhiññā) trên bình diện hiệp thế. Để làm được điều này cần phải tích luỹ được nhiều công đức ở hàng trăm hàng ngàn kiếp trước. Còn đối với Trí Tuệ Ba-la-mật (parami) Tuệ (Paññā) hay tuệ giác, ngoài ý nghĩa là kinh qua được những tài khéo và kiến thức khoa học ở các tiền kiếp, cũng còn ám chỉ việc học tập và nghiên cứu những lời dạy của Đức Phật trong quá khứ, với điều kiện là đạt đến được thánh đạo và thánh quả thuộc bậc A-la-hán nếu không bị chết trước khi đạt đến những thành tích đó. Đó chính là lý do tại sao trong cuộc đời cuối cùng này chỉ cần học tập ngắn ngủi và tóm lược cũng đủ để người đó đạt đến bậc A-la-hán. Đây chính là trường hợp một số người hay nhiều thiền sinh, cho dù họ rất thông thạo những lời dạy của Đức Phật liên quan đến đa văn và trí tuệ, nhưng không thể đạt đến bậc A-la-hán cách này cách khác. Cho dù họ có bận bịu cố tâm tập luyện trong cuộc sống này và vẫn không đạt đến kết quả gì. Tuy nhiên những điều đó không thể mất đi được. Những hậu quả do toàn bộ những tu luyện đó vẫn còn đó chờ cho đến ngày trưởng thành, khi thời gian chín mùi để cho mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) đó được cân bằng và vững chắc trong việc tu luyện và phát triển. Đây chính là lý do tại sao các thiền sinh đã thực hiện được những hành vi công đức cùng lúc và cùng mục tiêu mà vẫn không thể đạt đến được những loại thành quả khác nhau.

Tóm lại, có sáu loại Thần thông (Abhinna) được Đức Phật mô tả như sau:

1. Thần Túc Thông (Iddhividhi): tức là thực hiện được những phép lạ (thần thông) và những việc phi thường.

2. Thiên Nhĩ Thông (Dibbasota)

3. Tha Tâm Thông hay là đọc được suy nghĩ của người khác (cetopariyañāṇa)

4. Nhớ Lại Tiền Kiếp (Pubbenivāsānussatiñāṇa)

5. Thiên Nhãn thông, hay là nhìn thấy các chúng sanh sinh và diệt.(cutūpapātañāṇa)

6. Tuệ giác nhờ đó toàn bộ những lậu hoặc hay những thụy miên phiền não đều bị tận diệt đến tận gốc rễ. (Asavakkhaytañāña) - Lậu Tận Thông.

Về sáu điều đề cập đến ở trên, từ mục một đến mục năm được sắp vào loại vẫn còn thuộc góc độ hiệp thế, trong khi đó mục thứ sáu lại được coi như là siêu nhiên hay là siêu thế (Lokuttara). Lý do là vì các thầy Rishi hay là các vị sa môn khổ hạnh trước thời Đức Phật cũng được biết đến là đã đạt đến thành quả thực hiện được một số phép Thần Thông (Abhiññā) thuộc năm mục kể trên, cho dù sự thật là họ vẫn chưa đạt Thánh Đạo và Thánh Quả thuộc bất kỳ loại nào. Thực vậy các “vị thánh” thuộc các tôn giáo khác với Phật giáo cũng đã thành công trong việc thực hiện được một số hay rất nhiều phép lạ (thần thông) như vậy. Điều chúng ta còn phải chấp nhận là ở vào thời điểm khi thế giới này vẫn chưa có được giáo lý của Đức Phật, thì vẫn có khả năng cho một số thiền sinh có quyết tâm cao hay ý chí mạnh mẽ đạt được thành công trong năm Thần thông (Abhiññā) thuộc góc độ hiệp thế trên.

Điều đã được thảo luận kỹ cho đến giờ phút này chính là Phép Thần Thông (Abhiññā) Nhớ Lại Tiền Kiếp; Phép Thiên Nhãn, Phép tự phát ra thân xác cõi trời. Đề tài lúc này ta đang đã nghiêm cứu, nghĩa là Thần Túc Thông (Iddhividhi) tức khả năng thực hiện được một số phép lạ (thần thông) hay những việc phi thường (thần túc thông) (psychic feats). Tôi sẽ đề cập đến nhiều hơn trong tập tới đây viết về Thiên Nhĩ Thông (Dibbasita), tâm thông và tuệ giác nhờ đó có thể tận diệt được toàn bộ những lậu hoặc hay những thụy miên phiền não. Như những gì đã được bàn đến. Lại còn có đề tài Phép hóa tâm thông (Phép ý sinh thân - Manomaya iddhi) tức là toát ra được thân xác cõi trời cũng được thêm vào để làm trọn con số sau đề mục. Chính vì thế trong sáu đề mục Thần thông (Abhiññā) ta không thấy đề cập chi đến việc toát ra được thân xác cõi trời (astral body).

Tại sao Nhớ Lại Tiền Kiếp lại xuất hiện đầu tiên? 

Lý do vì sao tôi bắt đầu với loạt bài Nhớ Lại Tiền Kiếp. Chính là vì tôi đã thu thập được một số dữ liệu đủ để bắt đầu với Phép Thần thông (Abhiññā) này đầu tiên. Còn có một số công trình khác thuộc loại này đã được biên soạn, hay trích dịch từ Giới luật và Kinh Phật, trong khi đó cho đến giờ vẫn chưa có được những sự kiện và dữ liệu đủ để xác định được pháp của Đức Phật. Điều này khẳng định những gì tôi đã thấy và biết được cho đến giờ. Chính vào năm Phật Lịch 2522 khi tôi có dịp hành hương đến các ngôi chùa Phật giáo tại Ấn độ cùng với Cô Sriphen và đã thu được một số dữ liệu. Thế nên tôi đã quyết định viết Tập sách Abhiññā này trước.(chi tiết về cuốn sách này đã được biên soạn trong tác phẩm về Ngôi nhà của các phép lạ (thần thông) này có tựa đề là “ĐẾN VÙNG ĐẤT PHẬT” (TO THE LAND OF THE BUDDHA) hiện đã được dịch sang tiếng Anh).

Các phép lạ (thần thông) được gọi là THẦN TÚC THÔNG (IDDHIVIDHI) 

Các phép lạ (thần thông) thuộc loại Thần Túc Thông (Iddhividhi) đã đặt ra một vấn đề sống còn và phức tạp. Thường thường đa số các Nhà văn Phật giáo rất ngại đụng đến những vấn đề này, vì cảm thấy đó là vấn đề hết sức tế nhị và như vậy sẽ tự đặt mình vào những mạo hiểm không cần thiết, đó là sẽ bị công kích một cách mỉa mai. Cho dù sự kiện này chính họ cũng có khuynh hướng chấp nhận, ít nhất là một phần trong số những gì được để cập và mô tả trong các bản Kinh Phật. Lý do là vì những điều được thực hiện trong đó nói theo kiểu khoa học đều không thể tin nổi. Chính vì thế đa phần các trường hợp chúng được coi như chẳng là gì cả ngoài một loại hình văn phong được gọi là nhân cách hoá và như vậy được giải thích là đã trở thành lời Phật Pháp dạy, không liên quan đến riêng ai và hoàn toàn trừu tượng. Qua những lý lẽ mang tính trường phái và thiện ý đó, bất kỳ chân lý nào cũng đều có những mất mát đáng tiếc nếu đi đến kết luận một cách vội vã.

Một lý do khác nữa có thể là thiếu những lý do thực tế trong cuộc sống để nhằm chứng thực cho sự thật nơi các phép lạ (thần thông) như vậy. Do đó điều này giống như đưa ra những định lý hình học mà thiếu cách chứng minh sự thật đó để đi đến Q.E.D cuối cùng có thể thoả mãn được các học giả và những nhà tư tưởng trí thức. Là người ta vẫn muốn có một tôn giáo khoa học hay một lời phán quyết của các nhà khoa học. Kết quả là có một số các Phật tử trí thức cứ muốn coi khía cạnh tín lý này như là điều gì đó đáng bỏ đi, là thứ rác rưởi, phê phán những tác giả cổ xưa như là những phương tiện để cạnh tranh với các tôn giáo khác và biến phật giáo sống sót sau cuộc khủng hoảng của thời đó.Thực tế có một số học giả tỏ ra thích điều họ tin như những gì trung đạo, cho là những bài tường thuật về các phép lạ (thần thông) ngay cả nếu như chúng đáng tin cậy hay có thực cũng không có liên quan gì đến giáo lý và những thực hành Đức Phật đã dạy, và tốt hơn là cứ để yên đừng đụng tới hay thảo luận đến làm gì. Các đề mục đó không liên quan gì đến việc tập luyện diệt dục hay khử trừ các phiền não cả, chính vì thế mà họ đồng ý và điều có ý nghĩa hơn là Đức Phật cảnh giác chúng ta trong kinh Kalama, đừng có tin vào những bản văn hay kinh sách và cho dù thực tế là họ vẫn trích Kinh Phật. Chẳng là gì hơn là Kinh Phật được ghi chép lại mà họ lại cấm những người khác không được trích dẫn sao.

Còn đối với tôi, đây chính là một niềm tin từ lâu tôi thường ấp ủ là từ một góc độ tổng thể. Các bài tường thuật về các phép lạ (thần thông) đó cơ bản phản ánh những câu chuyện có thật. Điều cần được kỳ vọng ở đây chính là những con số nói trong đó không được coi như là những giá trị số học có giá trị trên danh nghĩa mà thôi, ta có thể nói như vậy. Thí dụ như câu. “Có năm trăm kẻ cướp” phải được hiểu theo kiểu nghĩa thành ngữ, không hàm chứa con số chính xác là năm trăm người, như con số đã đưa ra. Điều này cũng được áp dụng trong các giá trị đo đạc khác như thể tích, sức nặng, chiều cao và khoảng cách, kể cả một số chi tiết nhỏ thuộc loại không gian mà nếu hiểu theo giá trị bề ngoài thì có thể biến thành sự phóng đại kỳ cục.

Sri Satya Sai Baba 

Một yếu tố phụ khác nữa cũng động viên tôi đặt niềm tin mạnh mẽ vào khía cạnh này đó là nói một cách sòng phẳng, cuộc viếng thăm chúng tôi thực hiện tới vùng di tích Sri Satya Sai Baba, một số người gọi là kẻ thực hiện phép lạ (thần thông) đương thời. Khi nhìn kỹ và nghiên cứu cẩn thận với con mắt của những người tìm lỗi, nhóm chúng tôi phải đi đến kết luận là thực hiện các phép lạ (thần thông) đó ngài làm bằng nhiều cách khác nhau và nhiều nơi có thể tin được. Không thể được coi đó như là trò mánh khoé của nhà ảo thuật có hạng hay là thuật thôi miên tập thể. Điều này dẫn tôi tới một kết luận tiếp theo: vì chúng ta coi thành tựu của Trưởng Lão Koṇḍaññā sau bài giảng đầu tiên như là một nhân chứng cụ thể của việc Đức Phật đạt đến giác ngộ, thì cũng phải tiếp theo là chúng ta có thể coi Sri Satya Sai Baba như là chứng cứ cụ thể của các khả năng của Đức Phật có thể thực hiện được những phép lạ (thần thông) như đã được ghi lại trong Kinh Phật. Con người “phép lạ (thần thông)” này như ngài thường được gọi như vậy, chính là một ví dụ điển hình trong cuộc sống về khả năng đó. Và như vậy cũng là sự thật của các lời dạy của Đức Phật có liên quan đến Thần Túc Thông (Iddhividhi) hay là các điều phi tường (Psychic feats) những gì ngài Sai Baba đã thực hiện được, chẳng là gì khác hơn là thể hiện các pháp của luật nhân quả trên bình diện siêu nhiên, đang điều hành cái gọi là luật về phía đối tác vật chất. Điều này dùng để khẳng định một trong những lời nói nổi tiếng của Đức Phật như được ghi lại trong câu mở đầu của Pháp Cú Kinh (Dhammapada): ” Tâm là nguồn mạch và cội nguồn mọi pháp. Tâm vượt hơn hẳn. Mọi pháp phát xuất từ tâm mà ra.” Tuy nhiên, các phép lạ (thần thông) do Sri Satya Sai Baba thực hiện như chúng ta đã thấy và biết được có thể vẫn không thể so sánh với những gì của Đức Phật đã làm được. Tuy nhiên,với khả năng là một nhân vật quốc tế còn vượt xa hơn nhiều. Những điều ngài thực hiện trải dài qua mọi thời đại cũng đáng được tìm hiểu vô tư và nghiên cứu nghiêm túc về phía các nhà hoài nghi đích thực.

Trong tác phẩm này không những chỉ có những ghi nhận hay những tường thuật về điều gì được nói đến trong nhiều văn bản đa dạng và một số phần trong Kinh Pali. Không có bất kỳ bình luận nào của tôi, mà vẫn còn cần phải có nhiều không gian cần thiết để nghiên cứu sâu rộng hơn. Điều này sẽ được thực hiện sau này. Rất có thể trong cuốn tiếp theo sau cuốn này. Trong đó phép lạ (thần thông) Thiên Nhĩ Thông (Dibbasita) và biết tâm người khác (tha tâm thông - Cetopariyanana) sẽ được đề cập đến và phần cuối cùng tức là Asavakkhayañāṇa. tức tuệ giác nhờ đó có thể tận diệt được hết tất cả những lậu hoặc hay lậu tận thông. Cho dù có nhiều tình thế và phức tạp đến nhường nào để được bàn đến trong cuốn tiếp theo sau cuốn Thiên Nhĩ Thông (Dibbasota) và biết tâm người khác hay là Tha Tâm Thông (Cetopariyañāṇa)

* * *

 

[1] Một Koti tương đương với mười triệu. 

[2] Bản dịch tiếng Anh cũng được tìm thấy trong tiệm sách Mahamakut, Đường Phra Sumeru, Băng-cốc 10200.

[3] Hòa Thượng Tipitaka Cūlanāga là một trưởng lão người Sri Lanka hầu như được biét sống vào những năm 475-530 trước CN. Ngài là một trong số những đồ đệ của Trưởng lão Tipiṭaka Cūla Sumanathera thuộc thiền viện Dipa. Ngài là người biên soạn nhiều tác phẩm Chú Giải về Luật Tông (Vinaya) và Kinh Phật được ghi lại trong tập Chú gải Uparipaṇṇasaka cho là ngài đã một lần thuyết pháp một bài có rất đông người và cả các chư thiên nữa, khoảng một trăm ngàn người trong số họ đã đạt đến bậc A-la-hán ngay sau bài giảng.

[4] So tassa brahmuno purato rūpaṃ abhinimmināti manomayaṃ rūpaṃ sabbaṇgapaccanaṃ ahīnindriyaṃ.

[5] Theo tập chú giải từ “Vidhura” hàm chứa sự kiện cho là từ thời xa xưa Dhura (trách nhiệm hay là hoạt động) thuyết pháp thì không có người nào vượt trội hơn ngài. (đoạn bằng tiếng Pali cho lời khẳng định này như sau: Vidhura Vigatadhuro. Aññehi saddhiṃ asadisoti attho)

Cuốn tự điển Pali Anh ngữ do bà Rhys Davids cũng đưa ra giải thích này từ tập chú giải: - Chính vì thế tôi quyết định dịch từ mang ý nghĩa là “không ai sánh bằng” lỗi lạc nhất. Hay là không ai sánh bằng. Vì đối với ngài không cần sử dụng bất kỳ cố gắng nào để đạt đến khả năng độc nhất của ngài đó.

Người ta kể lại rằng ý nghĩa căn bản của cả hai từ “tài giỏi” và ý nghĩa của từ ‘Vidhura’ có thể được dùng để thay cho từ ‘Vidura’ có nghĩa là một học giả Ấn Độ hay là người có uy tín trong bất kỳ lãnh vực kiến thức nào. 

[6] Con số ở đây cũng như nhiều chỗ khác, chỉ mang tính cách thành ngữ, chứ không có giá trị con số chính xác tuyệt đối.

[7] Xem phụ chú cuối trang 348-349 bản dịch trang 1 file 8.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Một 2010(Xem: 70792)
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 26990)
21 Tháng Mười Một 2010(Xem: 18835)
20 Tháng Mười Một 2010(Xem: 28931)
20 Tháng Mười Một 2010(Xem: 29270)