Khái Niệm Về Tính Không Nghịch Biện Như Thế

13 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 33720)

KHAÍ NIỆM VỀ TÍNH KHÔNG NGHỊCH BIỆN NHƯ THẾ
Nguyên tác: The concept of emptiness is such a paradox
Tác giả: Sonam Tsomo, Times of India, 28 October 2009
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 04-11-2009

Tân Đề Ly, Ấn Độ - Tính không là khái niệm chìa khóa của triết lý Phật Giáo, một cách đặc biệt hơn trong giáo lý Đại Thừa: “Sắc chính thực là không, và không chính thực là sắc.” Đây là một nghịch biện của khái niệm.

Tính không không nên bị lầm lẫn với không có gì cả (hư vô luận). Tính không là không tự tính nhưng không phải là không có gì cả (tính không là không hiện hữu nhưng không phải là không có gì cả - tính không là không tồn tại nhưng không phải là không có gì cả). Cũng thế, nó không phải là không thực tại. Tính không có nghĩa là một đối tượng, có sinh khí hay không có sinh khí, không có sự hiện hữu một cách độc lập. Nó có ý nghĩa và sự hiện hữu chỉ khi tất cả những yếu tố hay thành phần mà nó được tạo nên hình thành sự vận động và chúng ta có thể hiểu cùng quy cho sự hiện hữu của nó một cách rõ ràng.

Bằng sự giải thích, chúng ta được yêu cầu quán sát một cái tách hay bất cứ một vật chứa nào khác. Có phải cái tách là trống không khi nó không chứa đựng bất cứ chất lõng hay chất rắn nào bên trong nó? Chúng ta nói vâng, nó trỗng rỗng. Nhưng nó thật sự là trỗng rỗng chứ? Không, nó không phải thế, nó đấy không khí. Ngay cả khi chiếc ly ở trong trạng thái chân không, nó không trỗng rỗng. Nó vẫn chứa đựng một khoãng không, sự bức xạ, và có thể là ánh sáng.

Thế cho nên, quan điểm của Đạo Phật khác với thế gian. Chiếc ly luôn luôn đầy ấp điều gì đấy hay thứ khác. Để diễn tả một cách triết lý, chiếc ly là trống không sự tồn tại cố hữu (không có tự tính). Nó đã hình thành sự tồn tại do bởi nhiều điều kiện khác hình thành nên sự vận hành.

Đấy là do bởi những sự phức tạp này mà khái niệm về tính không của Đạo Phật thường bị gán cho là như chủ nghĩa hư vô (không có gì cả). Những nhà học giả cho rằng triết học phương Tây chắc chắn đã đóng một vai trò trong việc tạo nên khái niệm sai lầm này. Chủ nghĩa hư vô như một khái niệm có nghĩa rằng thực tại là không biết và không thể biết, và rằng không có gì tồn tại. Trái lại, khái niệm của Đạo Phật về tính không nói rằng căn bản của thực tại là có thể biết được, và rằng không có trường hợp nào mà khái niệm tính không nên được gán cho ý nghĩa là không có gì cả.

Plato đã có quan niệm rằng có một ý tưởng mẫu mực căn bản trong mọi thứ mà chúng ta có chung quanh chúng ta, cho dù nó là có sinh khí hay không có sinh khí. Cuối cùng, “bản chất của chiếc ly tồn tại một cách thiết yếu trong thế giới của tâm thức.” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, Tính Không là sự vắng bóng của thực tế tuyệt đối hay sự tồn tại độc lập. Nếu một vật tồn tại, đấy là do bởi vài nhân tố khác.

Người ta cũng có thể hỏi: có thể có một hiện tượng nào không có phần tử không? Theo tư tưởng trường pháiTrung Quán, không thể có một hiện tượng nào mà không có phần tử (hay không có hiện tượng nào không có sự cấu tạo) để hình thành sự hiện hữu.

Quyển sách ‘Nghệ Thuật Sống’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho sự hiểu biết của chúng ta về nhận thức thực tại rõ ràng hơn. Ngài nói rằng, “khi tuệ giác nội quán của chúng ta đi vào bản chất của thực tại sâu sắc và gia tăng, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại là điều mà chúng ta sẽ nhận thức những hiện tượng và những sự kiện như một loại vọng tưởng (hão huyền). Và cung cách nhận thức thực tại ấy sẽ thẩm thấu tất cả những tác động hổ tương của chúng ta với thực tại.

Thậm chí chính tự tính không, điều mà được thấy như tính tự nhiên căn bản của thực tại, thì không tuyệt đối cũng không tồn tại một cách độc lập. Chúng ta không thể nhận thức tính không như là một hiện tượng độc lập về căn bản, bởi vì khi chúng ta thể nghiệm tính tự nhiên của thực tại, chúng ta thấy rằng chính tự tính không là một đối tượng. Hãy tìm bản chất của nó và chúng ta sẽ thấy rằng sự tồn tại cố hữu của nó là trống rỗng. Do thế, Đức Phật dạy về tính không của tính không (không không).”

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=6,8650,0,0,1,0
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 6772)
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 5505)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo (Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật. Tánh Không có ý nghĩa cốt tuỷ trong Đạo Phật, nó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác, cũng không giống với Khoa học và nhiều trường phái triết học khác. Đến đây hẳn độc giả cảm thấy rất thắc mắc, rất nghi ngờ vì cảm thấy quá đỗi phi lý, không thể hiểu nổi, không thể tin nổi. Chẳng lẽ cái nhà ta đang ở, cái xe ta đang sử dụng, cơm ăn áo mặc hàng ngày là không có thật sao ?
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5912)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5840)
Tôi cung kính lễ Đức Phật vị vô thượng, và Người giảng pháp tối thượng rằng Tính không, duyên khởi và Trung đạo có cùng một nghĩa.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11353)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ .Điểm xuất phát tốt nhất cho bản giải thích học thuyết là lý thuyết về nhị đế (satyadvaya): một chân lý quy ước thế tục (samvrtisatya) phục vụ như một phương pháp hữu hiệu để đạt đến chân lý tối hậu (paramarthasatya).
16 Tháng Giêng 2016(Xem: 9605)
Do vô minh che lấp, chúng sinh tạo ba hành, nên theo ba hành nghiệp (thân, ngữ, tâm) vào luân hồi sáu cõi.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 5011)