Các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ

17 Tháng Giêng 201615:17(Xem: 11346)

Chr. Lindtner
CÁC THUYẾT PHỤC CHÍNH YẾU VỀ
TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC CỦA NGÀI LONG THỌ
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc  
Bản Anh: Master of Wisdom. Writings of the Buddhist Master Nagarjuna.
Translations and Studies by Chr. Lindtner.
Dharma Publishing. California, 1986, 1997. (trích dịch từ Introduction)

long tho bo tat
Tượng vàng Long Thụ tại Scotland
(ảnh: Wikipedia)

Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ .

Điểm xuất phát tốt nhất cho bản giải thích học thuyết là lý thuyết về nhị đế (satyadvaya): một chân lý quy ước thế tục (samvrtisatya) phục vụ như một phương pháp hữu hiệu để đạt đến chân lý tối hậu (paramarthasatya).

Chân lý tối hậu của tất cả các tinh tấn nỗ lực là sự toàn hảo cao nhất cho chính mình và cho các kẻ khác: chấm dứt hoàn toàn sự tái sinh, hoặc niết bàn. Nó hàm ý sự thành tựu trạng thái Phật, hoặc hai thân -- sắc thân và pháp thân. Sắc Thân của một vị Phật sinh khởi từ các tích tập phúc đức; và  Pháp Thân, sinh khởi từ các tích tập trí tuệ. (Ratnavali III.12, 13).

Điểm này có thể được xem xét từ bốn toàn cảnh khách quan:

1. Về phương diện bản thể học:

Tất cả các hiện tượng (dharma; pháp) đều rỗng thông / chân không diệu hữu (sunya; empty) bởi vì chúng không có hiện hữu tự tính (svabhava; own-being), ít nhất là vì trên phương diện thực nghiệm và luận lý chúng chỉ xảy ra trong sự tùy thuộc hỗ tương (MK. XXIV, 18).

2. Về phương diện nhận thức luận:

Chân lý tối hậu (tattva) là đối tượng của trí tuệ bất nhị (advayajnana; cognition without an object) (MK. XXV, 24), và như vậy chỉ là một đối tượng thi thiết / giả danh / nói trên phương diện ẩn dụ (upadaya prajnapti; metaphorically speaking; thi thiết; giả danh) (MK. XXII, 11; MK. XXIV, 18).

3. Về phương diện tâm lý:

nó là sự xoá bỏ tất cả các phiền não (klesas; passions), về căn bản là tham (raga; desire), sân (dvesa; hatred), và si ( moha; delusion) (MK. XXVIII, 5; MK. XXV, 2)

4. Về phương diện đạo đức:

Nó hàm ý tự do không bị nô lệ về nghiệp nhưng vẫn tuân phục đối với các mệnh lệnh vị tha của đại bi (MK. XXVII, 30).

Các phương pháp Phật giáo hữu hiệu theo quy ước thế tục (samvyavahara) được đặt ra để hoàn thành mục tiêu này có thể được phân loại nhiều cách khác nhau, nhưng chính yếu, và dễ hiểu nhất là đặt dưới danh đề hai tích tập cho giác ngộ (bodhisambhara) (Ratnavali  III)

1. Tích tập về phúc đức.

Đây gồm bốn toàn hảo (paramita; perfections).

Bố thí / Sự hào hiệp /sự quảng đại và cao quý của tâm (Skt. dana; liberality ; generosity; largeness ; nobleness of mind) và giới hạnh / hạnh kiểm tốt (sila; morals), mà chúng chủ yếu là đem đến lợi ích cho các người khác, và an nhẫn (ksanti; patience) (Ratnavali . IV, 81, 99) và tinh tấn (virya; energy) mà chúng là tốt đẹp cho bản thân. (Ratnavali IV, 81).

Tu tập của họ  đòi hỏi trước hết tín tâm (sraddha; faith) vào ‘luật’ của nghiệp và kết quả trong sự thành tựu thân vật lý (rupakaya; sắc thân) của một vị Phật (Ratnavali I, 6 ; III, 12). Trên đường thiền định (dhyana; meditation), toàn hảo thứ năm, nó tạo lập hạnh phúc tạm thời. (Ratnavali I, 24; IV, 98; I, 4; III, 30)

2. Tích tập về trí tuệ .

Đây gồm có thiền đại lạc (dhyana; ecstatic meditation) được tăng thượng   bởi tuệ quán tính không của tất cả các hiện tượng, hoặc trí tuệ siêu việt . Đây là sự toàn hảo xác định (naihsreyasa; non plus ultra or ultimate good) của tất cả các hữu tình (Ratnavali, I, 4, 45; III, 30). Nó tăng thượng tới thành tựu Pháp thân . (Ratnavali III,12).

Nói một cách khác, trí tuệ về tính không và sự hiển hiện các hành hoạt đại bi là hai phương pháp hữu hiệu của một sự thật chứng giác ngộ -- đối với một nhóm nhỏ các cá nhân đã chọn lựa con đường tỉnh biết.

----------

INTRODUCTION

Long Thụ, còn gọi là Long Thọ[1] (zh. 龍樹; sa. nāgārjuna नागार्जुन; bo. klu sgrub ཀླུ་སྒྲུབ་), dịch âm là Na-già-át-thụ-na (zh. 那伽閼樹那), thế kỷ 12[2], là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Sư là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật Thích-ca Mâu-ni, lần thứ ba là sự xuất hiện của giáo pháp Đát-đặc-la). Đại thừa Ấn Độ xếp Sư vào "Sáu Bảo Trang của Ấn Độ" – năm vị khác là Thánh Thiên (sa. āryadeva), Vô Trước (sa. asaṅga), Thế Thân (sa. vasubandhu), Trần-na (sa. diṅnāga,dignāga), Pháp Xứng (sa. dharmakīrti). Trong tranh tượng, Sư là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế 肉髻, sa. uṣṇīṣa), một dấu hiệu của một Đại nhân (sa. mahāpuruṣa). Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo cũng xếp Sư vào 84 vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha)
(Wikipedia)

……

…….

It will be convenient for the reader if  I provide a synthetic survey  (samksepa)  of Nagarjuna ‘s chief religious and philosophical persuasions.

The best starting point for such exposition is the theory of two truths (satyadvaya): a relative or conventional truth (samvrtisatya) that serves as the means for obtaining the absolute or ultimate truth ( paramarthasatya).

The ultimate goal of all endeavors is the highest good of oneself and of the others: abolition of rebirth, or nirvana. It implies the attainment of Buddhahood, or twofold body (kayadvaya).  The Form Body of a Buddha, arises from the collections of merits; and the Truth Body, arises from collections of wisdom. (Ratnavali III. 12, 13).

This may be considered from four perspectives:

Ontologically: All phenomena (dharma) are empty (sunya) since they lack own-being (svabhava), in asmuch as empirically and logically they only occur in mutual dependence ( pratityasamutpanna) (MK. XXIV, 18).

Epistemologically: The ultimate truth (tattva) is the object of a cognition without an object (advayajnanna) (MK. XXV, 24) and thus only an object metaphorically speaking (upadaya prajnapti). (MK. XXII, 11; MK. XXIV, 18).

Psychologically: It is the abolition of all the passions (klesas), primarily desire (raga), hatred (dvesa), and delusion (moha). (MK. XXVIII, 5; MK. XXV, 2)

Ethically: It implies freedom from the bond s of karma but subjection to the altruistic imperatives of compassion (karuna). (MK. XXVII, 30).

The conventional Buddhist means (samvyavahara)) devised for fulfillment of this objective may be classified variously, but fit most briefly and comprehensively under the heading of the two accumulations for enlightenment (bodhisambhara). (Ratnavali  III)

Accumulation of merit (punyasambhara). This comprises the four perfections (paramita): Liberality (dana) and good morals( sila), which are mainly for the benefit of others, and patience (ksanti) (Ratnavali . IV, 81, 99) and energy (virya), which are for one’sown good. (Ratnavali IV, 81).  There practice presupposes faith (sraddha) in the ‘law’ of karma and results in the attainment of the physical body (rupakaya) of a Buddha. (Ratnavali I, 6; III, 12). Along with the pursuit of meditation (dhyana), the fifth paramita, this constitutes temporal happiness ( abhyudaya). (Ratnavali I, 24; IV, 98; I, 4; III, 30)

Accumulation of cognition (jnanasambhara). This consists in ecstatic meditation (dhyana) surpassed by insight into the emptiness (suyanata) of all phenomena (dharmas), or wisdom (prajna). This is the non plus ultra or ultimate good (naihsreyasa) of all living beings (Ratnavali, I, 4, 45; III, 30). It amounts to the attainment of a ‘spiritual body’ (Dharmakaya). (Ratnavali III, 12).

In other words, cognition of emptiness and display of acts of compassion are -- to a chosen few -- the two means of realizing enlightenment.

--------------

Note: in as much as;  inasmuch as (formal):  taking into account the (limited) fact that :  You have to take some of the blame inasmuch as  you knew what  was going on and could have stopped it. 


Bài đọc thêm:
Tiểu Sử Ngài Long Thọ (Alexander Berzin)
Cuộc Đời Của Tổ Sư Long Thọ (Tuệ Uyển dịch)
Ngài Long Thọ: Cuộc Đời, Tác Phẩm và Tư Tưởng (Huỳnh Kim Quang dịch)
Biện Chứng Long Thọ (Vũ Thế Ngọc)
Biện Chứng Bát Nhã Và Long Thọ (Vũ Thế Ngọc)
Luận về Nhị đế (Đại Sư Ấn Thuận)
Hai loại kinh điển & sự hình thành học thuyết nhị đế (Thích Vạn Năng)
Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào (Thích Nhất Hạnh giảng Trung Quán Luận)
Trung Luận – Long Thọ Bồ Tát (Thích Nữ Chân Hiền dịch)
Trung Luận – (Madhyamaka Sastra) (Thích Thiện Siêu dịch)
Trung Quán Luận (Thích Nguyên Chơn dịch)
Trung Luận (Madhyamakakakàrikà) Bồ Tát Long Thọ (Nàgàrjuna) (Thích Viên Lý dịch)
Trung Quán Luận - Nàgàrjuna Long Thụ (Cao Dao dịch)
Trung Quán Luận - Bồ Tát Long Thọ (Chân Hiền Tâm)
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11743)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 9794)
Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng Từ-bi ban vui và cứu khổ cho tất cả chúng sanh. Thế nhưng chúng ta ít thấy đề cập đến sự Giác ngộ của Ngài. Chỉ trừ kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói đến việc này.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 8024)
Tánh Không như một tấm gương sáng nó phản ảnh những gì đi qua nó tuyệt đối không lưu giữ. Nó không phải là năng duyên tức thọ, tưởng, hành, thức. Cũng không phải là sở duyên tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 6131)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 26095)
Không phải đợi đến thời kỳ Phật giáo phát triển (Đại Thừa) mà ngay trong thời Thế Tôn, Ngài đã khai thị về lý Không (Sùnyatà). Pháp thoại này đã cho thấy vấn đề cốt tủy nhất, tình túy nhất của Đại thừa là tánh Không đã được Thế Tôn truyền trao, khuyến tấn tu tập không những cho hàng xuất gia mà ngay cả những Phật tử tại gia. Có thể nói, học thuyết tánh Không thể hiện bàng bạc trong Bát Nhã, Trung quán luận v v… là hoa trái của lời dạy
23 Tháng Chín 2014(Xem: 5989)
Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 11740)
Trong tập sách nhỏ này, Thrangu Rinpoche trình trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng tánh không trong truyền thống Phật giáo Tây tạng, cả về giáo lý lẫn tu tập. Có thể nói đây là một kết hợp chặc chẽ của giáo lý và tu tập trong Phật giáo Tây tạng, đặc biệt là trong dòng truyền Karma Kagyu. Lý thuyết và thực hành hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự quân bình trong lý thuyết và thực hành của Phật giáo Tây tạng.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 6016)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì bộ luận này là phần giải thích ý nghĩa mỗi chương. Phần này có 3 phần: sự biểu thị duyên khởi là rỗng thông không có hiện hữu tự tính (essentially empty), trình bày sự kiện dù bạn vẫn còn trong luân hồi, hoặc thoát khỏi luân hồi, điều đó tùy thuộc vào bạn có hoặc không lí hội thông hiểu duyên khởi rỗng thông không có hiện hữu tự tính, và các tri kiến sai lầm được buông bỏ theo cách nào, một khi bạn lí hội thông hiểu duyên khởi.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 6423)
Trong hệ thốngTrung Quán tất cả các hiện tượng, cả vô thường và thường hằng, đều là các sự duyên khởi (dependent- arisings; pratiyasamutpada). Xuyên qua lí luận về trạng thái hiện hữu duyên khởi của chúng, tính không của chúng thì được an lập.