Ngài Long Thọ giảng Tính không là gì

20 Tháng Giêng 201603:54(Xem: 5777)

Đức Đạt Lai Lạt Ma
NGÀI LONG THỌ GIẢNG TÍNH KHÔNG LÀ GÌ
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Trung Đạo.Chính tín căn cứ trong Suy lí. Bài 3. Phân tích Ngã và Vô Ngã.
(The Dalai Lama. The Middle Way. Faith grounded in Reasoning. Wisdom, 2009.)
 

Giờ đây ngài Long Thọ giảng tính không là gì.

[Một phủ định đơn giản]

Trung Luận. Kệ tụng XVIII. 7

Đối tượng chấp thủ của tâm chấm dứt (tâm hành xứ diệt),
Con đường ngôn ngữ không có lối vào (ngôn ngữ đạo đoạn).
Như thị tính của sự-sự vật vật,
Giống như niết bàn, bất sinh bất diệt.

--------------

Chú thích của bản Việt:

(XVIII.7. Nơi phương trời tâm niệm chấm dứt, phát biểu chi nữa cũng không hữu hiệu

Thật ra tính của các pháp / pháp tính cũng tương tợ giải thoát, bất sinh, bất diệt.

XVIII.7 . Where the range of thought is renounced, that which can be stated has to ceased to be valid.

Indeed, the nature of events is like liberation, nonarising and nonceasing.

Bản dịch Sanskrit-Anh của Louis de La Valée Poussin)

*

XVIII.7.  Nơi cõi chức năng tâm niệm chấm dứt, cõi ngôn ngữ cũng chấm dứt

Vì thật ra, pháp tính /thực tại tính cũng  tương tợ niết bàn, không sinh không diệt.

XVIII.7. Where the mind’s function realm ceases, the realm of words also ceases. For , indeed, the essence of existence (dharmata) is like nirvana, without origination and destruction.

(Bản dịch Sanskrit- Anh của K.K. Inada).

-------------

Đây là một sự nhắc lại của một bài tụng từ “Sáu mươi bài tụng Như Lí” của ngài Long Thọ (Sixty Verses of Reasoning / Yuktishashtika) mà ngài viết:

“Bất cứ theo lập trường nào, bạn cũng bị con rắn phiền não tấn công.
Khi tâm bạn không theo lập trường nào, bạn không bị con rắn này tấn công”.

Tính không phải được hiểu là một phủ định phân minh về hiện hữu có tự tính. Bao lâu mà một căn bản có thể đối tượng hoá vẫn duy trì, lúc đó bám víu vào hiện hữu xác thực vẫn tiếp tục sinh khởi.

(Emptiness must be understood as categorical negation of intrinsic existence. As long as some objectifiable basis remains, then clinging to true existence will continue arise)

Khi bài tụng nói rằng, “ Con đường ngôn ngữ không có lối vào”, nó định nói rằng tính không –không thể phản chiếu trong ngôn ngữ thì hoàn toàn cách tuyệt với tám cực đoan – sinh và diệt, đoạn và thường, đi và đến, một và khác. Tính không thì không giống như các hiện tượng khác chúng ta có thể nhận thức; chúng ta lí hội thông hiểu và khái niệm hoá nó duy bằng phương pháp hữu hiệu của phủ định.

Khi phân loại thực tại, những người Phật tử có khuynh hướng phân chia các hiện tượng thành những hiện tượng có thể được khái niệm hoá trong những thuật ngữ tích cực và những hiện tượng chỉ có thể được khái niệm hoá xuyên qua phủ định. Sự sai biệt căn cứ trên nền tảng chúng ta nhận thức hoặc khái niệm hoá chúng như thế nào. Chúng ta có hai hình thức chính của phủ định trong hạng mục các hiện tượng có đặc tính phủ định. Một là phủ định có ám chỉ (implicative negation), là một phủ định ám chỉ sự hiện hữu của một sự vật nào đó trong vị trí của phủ định. Một tỉ dụ sẽ là sự phủ định trong phát biểu, “Bà mẹ đó không có con trai”, câu này ám chỉ sự hiện hữu của một người con gái. Một loại phủ định khác là phủ định không ám chỉ (nonimplicative negation), là một loại phủ định đơn giản mà không ám chỉ một sự vật gì khác nữa, tỉ dụ phát biểu phủ định “Các tăng sĩ Phật giáo không uống rượu”.

Trong ngôn ngữ bình thường, chúng ta sử dụng những khái niệm này. Tỉ dụ khi chúng ta nói về sự chẳng có mặt của một sự vật, chúng ta có thể nói “Nó không ở đó, nhưng…”: Chúng ta đang phủ định một sự vật, nhưng chúng ta vẫn để chỗ cho một mong chờ nào đó thêm vào. Một mặt khác, nếu chúng ta nói “Không, nó không ở đó”, đó là một phủ định đơn giản, phân minh mà không gợi ý thêm một điều gì để nắm vào.

Tính Không là phủ định không ám chỉ. Nó là một phủ định dứt khoát, đơn giản, mà không để lại một sự vật gì để nắm giữ. Ý niệm tính không phải được hiểu là phủ định đơn giản là một điểm chủ yếu, được nhấn mạnh lập lại thường xuyên trong các bản văn của các vị Đại sư Trung Quán Ấn Độ như ngài Long Thọ và các vị luận giải về ngài là các ngài Thanh Biện (Bhavaviveka), Phật Hộ (Buddhapalita), và Nguyệt Xứng (Chandrakirti).

Đây là bài tụng thứ nhất của chương thứ nhất trong Các tụng căn bản về Trung Đạo của ngài Long Thọ:

Không bao giờ, không nơi nào,
Các pháp hiện hữu do sinh khởi từ chính nó, từ cái khác,
Từ cả hai, hoặc từ không nguyên nhân,
Thế nên biết các pháp vốn vô sinh.
(Trung Luận, Tụng I, 1)

Trong bài tụng này, Ngài Long Thọ phê bình sự thông hiểu về sự vật sinh khởi cách nào của những người chủ trương hiện hữu có tự tính (the essentialist understanding of how things come into being). Ngài đặt khái niệm sinh khởi vào các phương diện hoặc chúng sinh khởi từ chính nó, từ cái khác, từ cả hai nó và cái khác hoặc không từ cả hai.

Ngài Long Thọ phủ định cả bốn trường hợp mà ngài hiểu là phủ định trọn vẹn ý nghĩa tự tính mà khái niệm sinh khởi có thể lí luận để tự bảo vệ (Nagarjuna negates all four of these alternatives, which he understands as exhaustive if the notion of arising in an essential sense were tenable). Bộ luận của ngài được xây dựng trên nền tảng phủ định về cả bốn thế cách sinh khởi.

Trong bình giải về bài tụng trên, ngài Thanh Biện (khoảng 500-570) phê bình ngài Phật Hộ (khoảng 470-530) về cách thức ngài Phật Hộ diễn dịch bài tụng thứ nhất khi biện luận phản bác “sinh từ nó” (arising from itself).

Ngài Phật Hộ lí luận rằng nếu sự vật sinh khởi từ nó, lúc đó “sinh khởi của sự vật sẽ là vô nghĩa, không mục đích” và “sự vật sẽ sinh khởi tới vô tận”.

(Buddhapalita reasoned that if things arose from themselves, then “the arising of things would be pointless” and “things would arise ad infinitum”).

Ngài Thanh Biện nói lí luận này không thể chấp thuận được đối với một nhà Trung Quán vì, khi lí luận bị đổi chiều nghịch, nó ám chỉ rằng “sinh khởi có một mục tiêu” và “sinh khởi thì hữu hạn”. Nói cách khác, nó ám chỉ sự hiện hữu của một loại sinh khởi, vi phạm luận đề chung kết (tenet) của học phái Trung Quán, tất cả những gì được trình bày trong dòng tiến trình phân tích tính không đều phải là những phủ định không ám chỉ. Tính không thì được định nghĩa là sự không có các cấu trúc của tưởng hữu niệm, và như vậy phủ định phân minh, toàn thể, phải không lưu lại bất cứ một sự vật có thể tưởng tượng được.

(Emptiness is defined as the absence of all conceptual elaborations, and thus the total, categorical negation must not leave any conceivable thing remaining).

Một khi bạn lí hội thông hiểu tính không là một phủ định không ám chỉ và đào luyện lí hội thông hiểu về nó, sự thực chứng tính không của bạn cuối cùng sẽ trở thành rất thâm sâu mà ngôn ngữ và các ý niệm không thể nào ôm trọn nó. Đó là lí do trong tụng 7 ngài Long Thọ viết, “Con đường ngôn ngữ không có lối vào”, và v.v…

Trong tụng kế tiếp ngài viết:

Tụng 8

Các pháp đều thật và đều phi thật,
Vừa thật và vừa phi thật,
Không thật cũng không phi thật,
Đây là điều Phật giảng.

Đây cũng đồng thanh tương ứng về điểm đã được nêu lên trong tụng 6, rằng khi Phật dạy chân lí thâm mật của Pháp, ngài đã điều chỉnh giáo pháp của ngài theo với các khả năng của các đệ tử của ngài. Đối với những người mới học ngài dạy dường như tất cả các sự vật hiện hữu hoàn toàn như là chúng xuất hiện đối với tâm. Kế đến ngài dạy tất cả sự vật đều vô thường/ biến dịch, trong đó chúng là chủ thể cho sự hủy hoại trên căn bản sát na này tới sát na khác. Cuối cùng ngài dạy có sự khác biệt giữa hiện tướng (cách thức sự vật xuất hiện với chúng ta) và thực tướng (cách thức sự vật thực sự là). Ngài Long Thọ nói Đức Phật đã dẫn các người học qua những mức độ tiến bộ nhiều vi tế hơn của lí hội thông hiểu.

---------

Chú thích 19.01.2016

Bản dịch Việt nay ghi thêm 2 bản dịch Sanskrit - Anh của kệ tụng XVIII.7

-----------

Chú thích của bản Việt

8. Phụ bản: Tính không, duyên khởi, trung đạo, thật tướng

( trích từ: Tâm diệu minh thường trụ , bài 6 . Nhị Đế trên dieungu.org và Tâm quang minh giác chiếu, bài 6 trên hoagiacngo.com)

[ 4.4 ] Tính không, duyên khởi và trung đạo -- Trung luận XXIV

(18) Cái gì do duyên khởi
Được gọi là tính không
Tính không là giả danh
Cũng chính là trung đạo 

(18) That which is dependent origination
Is explained to be emptiness
That, being dependent designation
Is itself the middle way


(19) Không hiện hữu cái gì
Mà không do duyên khởi 
Thế nên không hiện hữu
Cái gì mà chẳng không

(19) There does not exist anything
That is not dependently arisen
Therefore there does not exist anything
That is not empty.

Trong Vigrahavyavartani (Hồi tranh luận), Ngài Long Thọ nói Đức Phật giảng tính không, duyên khởi và trung đạo là đồng nghĩa:

Tôi cung kính lễ Đức Phật vị vô thượng, và
Người giảng pháp tối thượng rằng 
Tính không, duyên khởi và
Trung đạo có cùng một nghĩa. [71]

I prostrate to the Buddha who is unparalled, and
Who has given the supreme teaching that
Emptiness, dependent origination and
The middle path have the same meaning. [71]

------------

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 2022(Xem: 32256)
Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thểtài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày côngnghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầmhay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiềuchiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn.
19 Tháng Sáu 2017(Xem: 7307)
19 Tháng Tư 2017(Xem: 6594)