2. Các Tác Phẩm Của Tăng Triệu

15 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13622)

TĂNG TRIỆU VÀ TÁNH KHÔNG HỌC ĐÔNG PHƯƠNG
Tuệ Hạnh dịch
BẢN DỊCH VIỆT VĂN

II - TÁC PHẨM CỦA TĂNG TRIỆU

Văn học Phật giáo Trung Hoa phát triển qua các thể sớ, tự, thư và kyù(4) và các thể tương tự khác. Những thể này do cá nhân tự sao chép lấy hay do lệnh của một quan chức giữ phần tập thành các tài liệu văn học mà được thu tập lại.

Triệu luận là một bộ các tác phẩm được tạo thành giữa khoảng 404-414 sau TL, và có lẽ được viết theo thứ tự thời gian như sau: Bát Nhã Vô Tri, Bất Chân Không, Vật Bất Thiên và Niết Bàn Vô Danh luận. Ở những bản mục lục xưa, mỗi luận xuất hiện rời rạc nhau cho đến khi Phí Trường Phòng lần đầu tiên tập thành chúng lại trong Lịch đại Tam bảo ký, năm 597, gọi chung là Triệu luận, gồm có:

1- Tông Bản Nghĩa - không được liệt kê trong các mục lục xưa, vốn được tập thành vào triều đại nhà Lương hay sớm hơn. Sau mới được các nhà tập thành về Tăng Triệu thêm vào.

2- Vật Bất Thiên luận - viết vào năm 410 hay trễ hơn.

3- Bất Chân Không luận - cả hai, Vật Bất Thiên và Bất Chân Không, đều dẫn chứng theo Trung Quán luận vốn được dịch vào khoảng 408-409, do đó mà cả hai luận này chắc chắn là phải được viết sau niên lịch này. Trủng Bản Thiện Long, trong Tăng Triệu nghiên cứu, cho là năm 410.

4- Bát Nhã Vô Tri luận - phần tự đề cập đến việc La Thập dịch Đại phẩm Bát Nhã vốn được hoàn tất năm 403. Năm 408, Đạo Sanh mang một bản sao của luận này đến Lô Sơn, nơi luận được Huệ Viễn và Lưu Di Dân nghiên cứu. Do đó, chắc chắn luận phải được viết giữa khoảng 408-409, và trước hai luận trên. Thiện Long cho là năm 405.

5- Trao đổi văn thư với Lưu Di Dân về những vấn đề thuộc luận trên. Lưu Di Dân viết thư vấn vào cuối năm 409, nhưng khi đáp thư của Tăng Triệu đến Lô Sơn, 7 tháng sau, thì Lưu Di Dân đã tạ thế rồi.

6- Niết Bàn Vô Danh luận - dẫn nhập bằng biểu tấu vua nhà Tần, Tấu Tần vương biểu, một phần giả mạo nhưng dựa trên các tài liệu chân thật.

Ngoài ra, Tăng Triệu còn được cho là tác giả của những tác phẩm sau đây:

1- Tịnh Danh kinh chú: Kinh này được dịch vào năm 406, do đó bộ chú của Tăng Triệu chắc chắn phải được viết vào khoảng 406-410. Thiện Long cho là năm 407.

2- Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh chú, trong đó ba vị Luận sư La Thập, Tăng Triệu và Đạo Sanh được đề cập đến. Bản chú giải của Đạo Sanh viết sau bản của Tăng Triệu với mục đích cố gắng tìm hiểu Tăng Triệu.

3- Tịnh Danh kinh tập giải quan trung sớ, do Đạo Dịch tập thành năm 760.

Ngoài ba bản chú trên, còn có bản của Tăng Duệ. Một thủ bản đời Tần tìm thấy ở Đôn Hoàng được La Chấn Ngọc in trong Thất Kinh Thám Tùng Khan.

4- Cưu Ma La Thập Pháp sư lụy, do chính Tăng Triệu thân đề tự, vẫn còn truyền trong Quảng Hoằng Minh tập, quyển 26. Bản tiểu sử có kể đến, nhưng Thiện Long nghi ngờ chủ quyền tác giả của nó.

5- Các bài tự - Pháp Luận mục lục chỉ kể có ba: Tự cho kinh Tịnh Danh, cho Trường A Hàm vốn được dịch vào năm 413, và cho Bách luận vốn được dịch năm 404. Bài tự cho kinh Phạm Võng đáng nghi ngờ vì ngay chính kinh này cũng bị xem như là giả trá.

6- Bảo Tạng luận - Các học giả Nhật Bản và giáo sư Thanh Dụng Đồng(5) nghiên cứu thật chi tiết luận này. Luận có một đoạn biện luận trực tiếp chống đối lại các vị niệm Phật tăng, họ có thể là nhóm Lô Sơn vốn dĩ là tín đồ Tịnh Độ(6). Về văn thể và ý chỉ, tác giả của luận này hình như là một đạo gia Phật tử ở vào thế kỷ thứ năm. Tác giả, tuy không phải là Tăng Triệu, nhưng chắc chắn là thâm hiểu các tác phẩm của Tăng Triệu. Tục Tạng kinh giảng nghĩa tựa đề kinh là: Như hà dĩ vô giá chi bảo ẩn tại ám nhập chi khanh.

7- Trượng Lục Tức Chân luận, được liệt kê trong những bản mục lục lâu đời nhất. Lại cũng có một bộ luận cùng tựa của Tăng Bật hiện thất lạc.

Phật điển Nhật Bản do Tiểu Dã Huyền Diệu tập thành năm 1936, ở phần Tăng Triệu có liệt kê nhiều bộ luận khác được cho là của Tăng Triệu, nhưng do vì không có bộ nào được đề cập đến trong văn học trước đời Đường, nên chúng ta không cần để ý đến các chi tiết của chúng ở đây(7). Cũng vậy, một bản bình chú về Đạo Đức kinh do Stanislas Julien đề cập năm 1842 cho là của Tăng Triệu, vốn không được biết đến trước năm 901. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8401)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6814)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5468)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4952)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5843)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6418)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5260)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 12079)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4802)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11308)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.