A.- Ý Nghĩa "Khuôn Thức

15 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 11300)

TĂNG TRIỆU VÀ TÁNH KHÔNG HỌC ĐÔNG PHƯƠNG
Tuệ Hạnh dịch
BẢN DỊCH VIỆT VĂN

IV - CHÚ GIẢI VÀ BÌNH LUẬN VỀ TRIẾT LÝ TĂNG TRIỆU

A.- Ý nghĩa "khuôn thức

Triết lý của Triệu luận không phải là một hệ thống như chúng ta hiểu theo nghĩa Tây phương, với những dụng từ được định nghĩa hoàn toàn chính xác và chủ đề phân tích chi tiết để lập thành một liên hệ chặt chẽ trong toàn thể vấn đề. Mà triết lý của Tăng Triệu là một hình ảnh dựng trên truyền thống Trung Hoa qua cảm hứng theo ảnh hưởng Thiên Trúc. Thay vì là sự kiện, ta chỉ có ảnh tượng; đáng lẽ là phân tích, thì ta lại tìm thấy luận chứng. Luận chứng này không hẳn là dùng theo tư tưởng khoa học như ta đòi hỏi, mà là chân thật nếu được minh xác. Triết lý Trung Hoa, ở phương diện này, không khác biệt với văn chương hay nghệ thuật, vì nó thuyên giải những gì hiện hữu, thay vì là miêu tả chúng như là những đối tượng.

Chúng ta quen nói về “hình ảnh” vốn thay đổi theo dòng lịch sử như là hình ảnh Bồ tát Quán Âm Diệu Thiện hay là của một nhân vật lịch sử như Tổng thống Hoa Kỳ chẳng hạn. Hình ảnh đó nói lên được gì? Không phải là sự thay đổi trong chính sự kiện theo chân lý, mà là sự thay đổi của sự thánh thiện, hay là của con người tổng thống, trong tâm trí của mỗi một người nghĩ về hình ảnh đó. Điều này có thể hay không có thể phù hợp với thực tại. Mà ngay cả khi nếu nó có phù hợp đi chăng nữa thì cũng không hẳn là trong hiệu lực mà cái hình ảnh đó có trong tâm thức của chúng ta. Sự kiện không khơi dậy tình cảm của chúng ta trước khi chúng được thuyên giải và biến thái vào trong “hình ảnh”. Cái trống không vô nghĩa mà ta bị đặt vào cần được lấp đầy do chúng ta với những ý nghĩa, và từ đó, ta tạo nên giá trị. Chứ ta còn cách nào khác hơn để tìm ra được định hướng nữa đâu? Tôn giáo và triết học, thần thoại, ý thức hệ, kịch trường hay nghi lễ, thời trang v.v..., tất cả đều bị thuyên giải trong ý nghĩa là chúng bị gán cho một ý nghĩa khi bị chạm trán trong cuộc đời. Hình ảnh của chúng ta về thực tại, mà không phải chính thực tại tự nó, là những gì mà chúng ta yêu thích và ghét bỏ, là những gì chúng ta tranh đấu và liều sống chết cho. Điều này tạo nên một thái độ cho ý nghĩa “sự thật”, một danh từ được sử dụng với hai ý nghĩa.

Sự thật thực tế của một sự kiện được quyết định bởi thí nghiệm, của một thuyên giải bởi phản ứng tình cảm vốn cho ta biết điều mà chúng ta đang chạm trán với, điều đó thánh thiện hay thù nghịch. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta có thể bị ảo ảnh lừa gạt. Chúng ta có thể nghi ngờ. Trong trường hợp đó, chúng ta tìm định hướng trong kinh nghiệm quá khứ hay trong kiến thức mà ta có. Ở đây, ta tìm thấy “thuyên giải”, không hẳn chỉ là bằng văn từ mà bằng nhiều phương cách vốn bao quát truyền thống mà trong đó chúng ta sinh trưởng. Thuyên giải này vững chắc còn hơn là cơ quan, thay đổi nhưng vẫn sống còn và có thể tìm thấy dấu vết qua toàn thể lịch sử của một xã hội.

Những thuyên-giải-vũ-trụ không phải là những khuôn thức, mà là những khuôn thức bắt nguồn từ chúng. Những thuyên-giải-vũ-trụ được lập thành do quan sát khi mà một quan sát qua loại suy quyết định những kích thước vũ trụ và đưa đến một khởi nguyên phổ quát. Chúng đại biểu cho môi trường được thuyên giải trong đó chúng ta sống với những hình ảnh và tiêu chuẩn giá trị của nó. Khuôn thức chỉ là những hình ảnh đơn độc được trở thành khả dĩ thiên chuyển và tái hiện trong một môi trường khác hơn là môi trường nguyên thủy mà từ đó chúng phát sinh. Hans Leisegang gọi chúng là Denformen, trong tác phẩm cùng tựa, nhưng chỉ phân biệt có hai khuôn thức, tam giác thể (ba cạnh) và vi thể (tròn). Pháp ngữ dùng chữ motif với cùng ý nghĩa này trong nghệ thuật, âm nhạc, văn chương... Chúng ta ở đây chỉ cần phân biệt “thuyên giải” vốn bất khả thiên chuyển như là một toàn thể và “khuôn thức” khả thiên. Thể-Dụng vốn là thuyên giải vì được lập thành trên loại suy, nhưng lại trở thành khuôn thức khi bị thiên chuyển từ vũ trụ hệ để giải thích tác dụng của cá thể, sự kiện... Một cơ khí ở Tây phương trở thành một khuôn thức ngay sau khi được phát minh (con người máy móc); một số những nhà vật lý học thuyên giải thế giới như là một cơ khí y như là những nhà đạo sĩ thuyên giải “thiên biến vạn hóa” hay như những nhà triết lý Ấn Độ thuyên giải sự tiến hóa của thế giới như là một phong phú của lý tắc sáng tạo. Trăm ngàn thuyên giải như thế xuất hiện để dần dần biến thành tín điều và đưa đến những bó buộc của nghi thức và luật lệ đạo đức.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8396)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6814)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5468)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4949)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5843)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6418)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5260)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 12075)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4800)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11306)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.