TÁNH KHÔNG

04 Tháng Mười Hai 201610:18(Xem: 6777)
TÁNH KHÔNG
Bài viết tham dự Ananda Viet Awards | Tác giả: Nguyễn Trung Hiếu



Luận giải “Tánh không” theo quan điểm khoa học,
thay vì, theo Trung quán luận, Madhyamika-karika 

hay theo kinh Tiểu không, Culasunnata-sutta


Theo khoa học, “không” là rỗng, trống rỗng, không có không khí, không còn nguyên tử ở bên trong, hoàn toànchân không. Thế nhưng chữ  “không” của đạo Phật có nghiã lý khác hẳn. “Tánh không” có nghiã là thực tánh của vạn vật là “không”, “không” là không thật. Thế giới vật chấtchúng ta nhận thấy bằng mắt không phải là thực tướng của chúng. Chữ “không” của đạo Phật có những ý nghiã như sau:

a) “Không” là vì không thật, chớ không phải là không có. 

“Tánh không” là một trong những điểm cương yếu trong giáo lý đạo Phật. Huệ Năng, vị tổ sư thứ sáu của môn phái Thiền tôngsáng tác bốn câu thơ bất hủ như sau:

Bồ đề bổn vô thọ 
Minh cảnh diệc phi đài      
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai

Hai câu đầu nói rằng: không có cây Bồ đề, cũng không có đài gương nào cả. Cây Bồ đề và đài gương mà ta nhìn thấy chỉ là hư ảo, do nhiều thành tố như Tứ đại giả hợp, chớ không có thật, không phải là thực tướng của chúng. Lục tổ muốn chỉ cho chúng ta thấy cái bản chất “Tánh không” của vạn vật. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. (form is emptiness, emptiness is form) 

b) “Không” là vì không phải tự nhiên mà có.

Vạn vật là quả của nhân và duyên nào đó đã tạo thành.
Chẳng hạn như hạt giống khi hội đủ điều kiện về nước thì sẽ tăng trưởng thành cây. Cây không tự nhiên mà có, mà là quả của cái nhân là hạt giống và của cái duyên là nước. Vật lý gia Lavoisier cũng nhận thấy như vậy nên đã nói: Rien ne se perd, rien ne se crée, có nghiã là không có gì tự biến mất và cũng không có gì tự tạo ra cả. Tất cả chỉ là sự biến dạng, thay đổi trạng thái vật lý mà thôi. 
Chẳng hạn lửa đun nước thành hơi. Hơi nóng nầy là nhiệt năng. Nước tưởng chừng như đã biến mất, nhưng thực sự thì nước chỉ biến dạng thành hơi. Như vậy nước là nhân còn hơi là quả. Đến khi hơi gặp lạnh sẽ ngưng đọng lại thành nước. Hơi thay đổi trạng thái vật lýtrở lại thể lỏng. Trường hợp nầy thì ngược lại. Nước là quả và có được là nhờ cái nhân là hơi và các phụ duyên đã tạo ra.

c) “Không” là vì không có tự thể độc lập.

Vạn vật hiện hữu, là nhờ liên kết, liên hợp với các vật khác
(interdependent). Thí dụ: Đất bụi, cát đá là do các hạt điện tử (electron, proton, neutron) liên kết tạo thành, giống như các hành tinh: kim tinh, mộc tinh vân vân của Thái dương hệ. Chúng không phải là một khối rắn chắc, một thực thể độc lập thuần nhứt. Vật nầy chỉ khác vật kia ở số lượng điện tử và ở phương cách liên kết của chúng mà thôi. Với thị giác yếu kém của con người, chúng taảo tưởng chúng là một khối rắn chắc và lầm tưởng là chúng có bản thể khác nhau. Thực sự thì bản thể của vạn vật đều giống như nhau. Tất cả vạn vật đều do những hạt điện tử li ti tạo thành. Vì thế từ hơn 2500 năm trước đây, đức Phật đã thấy được bản thể của vạn vật là giống nhau, là thuần nhứt, cho nên đức Phật đã dạy: “Vạn vật đồng nhất thể” và mãi đến ngày nay, con người mới kiểm chứng được và nhận thấy đúng. 


d) “Không” là vì vạn vật chỉ là những dạng khác nhau của năng lượng mà thôi.

Nghiên cứu sâu xa hơn nữa về bản thể của các hạt điện tử trên, khoa học gia nhận thấy chúng chứa đựng bên trong điện tích (electric charge) và năng lượng mà thôi. Vì thế nhà bác học Roger Godel viết trong quyển sách: Expérience libératrice như sau: La vision de l’homme de science parvenu à la position extrême de sa recherche se résout en un monde étrange: C’est un pur système d’énergie. La notion commune de substance est perdue, évaporée, có nghiã là nhãn quang của nhà khoa học khi nghiêm cứu đến chỗ cùng tột, tìm thấy một thế giới lạ lùng: Tất cả chỉ còn là một hệ thống năng lượng. Quan niệm thông thường về vật chất đã mất đi, tan ra mây khói. Thưc vậy bản thể của hơi nóng là nhiệt năng; bản thể của khối plutonium là nguyên tử năng; bản thể của tia Laser là quang năng; bản thể của dung dịch a-xít là hoá năng, vân vân.

Hơn thế nữa nhà bác học nổi tiếng của thế kỷ thứ 20, ông Albert Einstein không những chỉ nhận định mối tương quan: Vật thể là năng lượng, năng lượng là vật thể, trên lý thuyết như ông Roger Godel, mà ông A. Einstein còn xác định rõ ràng bằng một công thức thực nghiệm:   E= mc2


Tóm lại tất cả vật thể dù ở thể lỏng, đặc hay thể hơi đều đươc cấu tạo bởi những hạt điện tử xoay vòng và cách xa nhau một khoảng rất xa, giống như các hành tinh của Thái dương hệ. Các nguyên tử nầy chứa đựng năng lượng ở bên trong. Khi phá vỡ các nguyên tử nầy thì sẽ làm phát sinh năng lượng nguyên tử theo công thức nói trên: E = mc2. Do đó nếu có huệ nhãn (clairvoyant power), thì chúng ta sẽ thấy: Vạn vật chỉ là những dạng khác nhau của năng lượng mà thôi, chớ không có thật, không phải là thực tướng của chúng như ta đã nhìn thấy bằng ảo giác của mắt và đó là ý nghiã của “Tánh không”.

Nguyễn Trung Hiếu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6814)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5468)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4953)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5843)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6419)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5264)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 12079)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4802)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11309)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.
11 Tháng Tư 2015(Xem: 11029)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng.