1. Chánh Kiến Dẫn Đầu

06 Tháng Giêng 201914:35(Xem: 2705)

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI

The Buddha’s Teachings on Social
and Communal Harmony
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon

by

BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016

Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

CHƯƠNG I – CHÁNH   KIẾN

  

1. CHÁNH KIẾN DẪN  ĐẦU

 

“ Này các Tỷ-kheo, chánh kiến dẫn đầu. Và thế nào là chánh kiếndẫn đầu ? Hành giả hiểu rõ tà kiến như là tà kiến và chánh kiếnnhư là chánh kiến: đây là chánh kiến của vị ấy.

 

“ Và thế nào là tà kiến ? Không có bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường; không có quả báo hay kết quả của hành động thiện ác; không có đời này, không có đời sau; không có mẹ, không có cha; không có các loài hóa sanhtrong đời  không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn có chánh hạnh và  tu tập chơn chánh, những người sau khi tự mình chứng ngộ thế giới này và thế giới khác với thắng trí, đã tuyên bố điều này cho người khác biết”. Như vậy là tà kiến .

 

“ Và thế nào là chánh kiến ? Ta nói rằng chánh kiến có hai loại : có chánh kiến vẫn còn bị ảnh hưởngcủa phiền não cấu uế ( hữu lậu), dự  phần vào phước báu, chin muồi trong nhiều sở hữu ( sanh y ); và có chánh kiến cao thượng, không còn bị phiền não cấu uế ( vô lậu), vượt thoát thế gian, là một chi phầncủa Thánh đạo.(2)

 

“ Và thế nào là chánh kiến vẫn còn bị ảnh hưởng của phiền não cấu uếdự phần vào phước báu, chin muồi trong nhiều sở hữu ? Có bố thí, có tế lễ, có cúng dường, có quả báo và kết quả của hành động thiện ác; có đời này, có đời sau; có mẹ, có cha; có các loài hóa sanhtrong đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn có chánh hạnh và  tu tập chơn chánh, những người sau khi tự mình chứng ngộ thế giới này và thế giới khác với thắng trí, đã tuyên bố điều này cho người khác biết”.Như vậy là chánh kiến vẫn còn bị ảnh hưởng của phiền não cấu uếdự phần vào phước báo, chin muồi trong nhiều sở hữu.

 

“ Và thế nào là chánh kiến cao thượng, không còn bị phiền não cấu uế, vượt thoát thế gian, là một chi phần của Thánh đạo ? Trí tuệtuệ căntuệ lựctrạch pháp giác chichi phần chánh kiến của một hành giả có tâm cao thượng, tâm không bị phiền não cấu uế ( vô lậu tâm), vị tu tập Thánh đạo và đang phát triển Thánh đạo: như vậy là chánh kiến cao thượng, không còn bị phiền não cấu uế, siêu xuất thế gian, là một chi phần của Thánh đạo.

 

“Hành giả nỗ lực từ bỏ tà kiến và thành  tựu chánh kiến: như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Với chánh niệmhành giả từ bỏ tà kiến, với chánh niệm hành giả thành tựu chánh kiến và an trú trong chánh kiến: như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy vòng quanh chánh kiến, đó là chánh kiếnchánh tinh tấn và chánh niệm.”

 

                                                  ( Trung Bộ Kinh, số 117; tr.238-239 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn