6. Giáo Pháp Có Thể Áp Dụng Cho Bản Thân

06 Tháng Giêng 201914:43(Xem: 2577)

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI

The Buddha’s Teachings on Social
and Communal Harmony
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon

by

BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016

Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

CHƯƠNG I – CHÁNH   KIẾN

  

6. GIÁO PHÁP CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO BẢN THÂN

 

Các gia chủ ở Bamboo Gate (Trúc Môn) đến bạch Thế Tôn :’ Xin Thế Tôn giảng cho chúng con Giáo pháp nào để chúng con có thể sống hạnh phúc tại gia và sau khi chết sẽ được tái sanh vào cõi thiện lành, vào thiên giới.”

 

- Vậy, này các gia chủ, ta sẽ giảng cho các ông Giáo pháp có thể áp dụng cho bản thân. Hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ giảng.

 

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

 

Các gia chủ ở Trúc Môn vâng đáp Thế TônThế Tôn giảng như sau :

 

- Này các gia chủ, thế nào là Giáo pháp có thể áp dụng cho bản thân ? Ở đây, này các gia chủ, một vị thánh đệ tử suy nghĩ như sau: ‘Ta là người muốn sống, không muốn chết; ta mong ước được hạnh phúcvà ghê sợ đau khổ. Vì ta là người muốn sống… và ghê sợ đau khổ, nếu có người nào đoạt mạng sống của ta, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với ta. Giờ đây nếu ta muốn đoạt mạng sống kẻ khác – của người muốn sống, không muốn chết, người mong muốn được hạnh phúc và ghê sợ đau khổ - điều ấy sẽ không ưa thích, không vừa ý đối với người ấy. Những gì không ưa thích, không vừa ý đối với ta thì cũng không ưa thích, không vừa ý đối với kẻ khác. Làm sao ta có thể gây tổn hại cho kẻ khác bằng những điều mà chính bản thân ta cũng không ưa thích, không vừa ý ?’ Sau khi suy nghĩ như thế, vị thánh đệ tử từ bỏ sát sanhthuyết phục người khác từ bỏ sát sanh, và ca ngợi việc từ bỏ sát sanh. Như vậy, hành động về thân của vị ấy đươc thanh tịnh cả ba phương diện ( thân, khẩu, ý ).

 

“ Lại nữa, này các gia chủ, một vị thánh đệ tử suy nghĩ như sau : ‘Nếu có người nào lấy của ta những gì ta không cho họ, nghĩa là họ ăn trộm, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với ta. Giờ đây, nếu ta lấy của người khác những gì họ không cho ta, nghĩa là ta ăn trộm, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với họ. Những gì không ưa thích, không vừa ý đối với ta thì cũng không ưa thích, không vừa ý đối với kẻ khác. Làm sao ta có thể gây tổn hại cho kẻ khác bằng  những điều mà chính bản thân ta cũng không ưa thích, không vừa ý ?’ Sau khi suy nghĩ như thế, vị thánh đệ tử từ bỏ lấy của không cho, thuyết phục người khác từ bỏ lấy của không cho, và ca ngợi việc từ bỏ lấy của không cho. Như vậy, hành động về thân của vị ấy được thanh tịnh cả ba phương diện. ( thân, khẩu, ý ).

 

“ Lại nữa, này các gia chủ, một vị thánh đệ tử suy nghĩ như sau :‘Nếu người nào phạm tà dâm với vợ của ta, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với ta. Giờ đây, nếu ta phạm tà dâm đối với vợ của người khác, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với họ. Những gì không ưa thích, không vừa ýđối với ta thì cũng không ưa thích, không vừa ý đối với kẻ khác. Làm sao ta có thể gây tổn hại cho kẻ khác bằng những điều mà chính bản thân ta cũng không ưa thích, không vừa ý ?’ Sau khi suy nghĩ như thế, vị thánh đệ tử từ bỏ tà dâmthuyết phục người khác từ bỏ tà dâm, và ca ngợi việc từ bỏ tà dâm. Như vậy, hành động về thân của vị ấy được thanh tịnh cả ba phương diện ( thân, khẩu, ý ).

 

“ Lại nữa, này các gia chủ, một vị thánh đệ tử suy nghĩ như sau : ‘Nếu có người nào làm tổn hại an vui của ta bằng những lời nói láo, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với ta. Giờ đây, nếu ta làm tổn hại an vui của người khác bằng những lời nói láo, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với người ấy. Những gì không ưa thích, không vừa ý đối với ta thì cũng không ưa thích, không vừa ý đối với kẻ khác. Làm sao ta có thể gây tổn hại cho kẻ khác bằng  những điều mà chính bản thân ta cũng không ưa thích, không vừa ý ?’ Sau khi suy nghĩ như thế, vị thánh đệ tử từ bỏ nói láo, thuyết phục người khác từ bỏ nói láo, và ca ngợi việc từ bỏ nói láo. Như vậy, hành động về khẩu của vị ấy được thanh tịnh cả ba phương diện. ( thân, khẩu, ý ).

 

“Lại nữa, này các gia chủ, một vị thánh đệ tử suy nghĩ như sau : ‘Nếu có người chia rẽ bạn bè ta bằng lời nói gây chia rẽ, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với ta. Giờ đây, nếu ta chia rẽ bạn bè của người khác bằng lời nói gây chia rẽ, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với người ấy…” Như vậy, hành động về khẩu của vị ấy được thanh tịnh cả ba phương diện. ( thân, khẩu, ý ).

 

“Lại nữa, này các gia chủ, một vị thánh đệ tử suy nghĩ như sau : ‘Nếu có người nói với ta bằng lời thô bạo, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với ta. Giờ đây, nếu ta nói với người khác bằng lời thô bạo, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với người ấy…” Như vậy, hành động về khẩu của vị ấy được thanh tịnh cả ba phương diện. ( thân, khẩu, ý ).

 

“Lại nữa, này các gia chủ, một vị thánh đệ tử suy nghĩ như sau : ‘Nếu có người nói với ta bằng lời phù phiếmvô ích, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với ta. Giờ đây, nếu ta nói với người khác bằng lời phù phiếmvô ích, đó là điều không ưa thích, không vừa ý đối với người ấy. Những gì không ưa thích, không vừa ý đối với ta thì cũng không ưa thích, không vừa ý đối với kẻ khác. Làm sao ta có thể gây tổn hại cho kẻ khác bằng  những điều mà chính bản thân ta cũng không ưa thích, không vừa ý?’ Sau khi suy nghĩ như thế, vị thánh đệ tử từ bỏ nói lời phù phiếmthuyết phục người khác từ bỏ nói lời phù phiếm, và ca ngợi việc từ bỏ nói lời phù phiếm. Như vậy, hành động về khẩu của vị ấy được thanh tịnh cả ba phương diện. ( thân, khẩu, ý ).

 

 

                                    ( Tương Ưng BK, Ch 11- VII: 5-12, tr 519-523 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 6725)
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 5454)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo (Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật. Tánh Không có ý nghĩa cốt tuỷ trong Đạo Phật, nó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác, cũng không giống với Khoa học và nhiều trường phái triết học khác. Đến đây hẳn độc giả cảm thấy rất thắc mắc, rất nghi ngờ vì cảm thấy quá đỗi phi lý, không thể hiểu nổi, không thể tin nổi. Chẳng lẽ cái nhà ta đang ở, cái xe ta đang sử dụng, cơm ăn áo mặc hàng ngày là không có thật sao ?
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5861)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5777)
Tôi cung kính lễ Đức Phật vị vô thượng, và Người giảng pháp tối thượng rằng Tính không, duyên khởi và Trung đạo có cùng một nghĩa.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11255)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ .Điểm xuất phát tốt nhất cho bản giải thích học thuyết là lý thuyết về nhị đế (satyadvaya): một chân lý quy ước thế tục (samvrtisatya) phục vụ như một phương pháp hữu hiệu để đạt đến chân lý tối hậu (paramarthasatya).
16 Tháng Giêng 2016(Xem: 9497)
Do vô minh che lấp, chúng sinh tạo ba hành, nên theo ba hành nghiệp (thân, ngữ, tâm) vào luân hồi sáu cõi.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 4958)