4. Từ Bi

06 Tháng Giêng 201915:00(Xem: 4269)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN

4. TỪ BI

 

(1) Tứ Vô Lượng Tâm

 

Thế Tôn nói với thanh niên Bà-la-môn Subha] (6):

“ Ở đây, một Tỷ kheo an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa một phương, cũng vậy với phương thứ hai, cũng vậy với phương thứ ba, cũng vậy với phương thứ tư, trên, dưới, chung quanh , khắp nơi, bằng mọi cách , vị ấy an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa khắp thế giớisung mãnhoan hỷvô lượng, không hận, không sân. Khi giải thoát bằng tâm từ được tu tập như vậy, thì không có nghiệp bị giới hạn (thuộc về dục giới) nào còn  lại ở đây ( để cản trở ), không còn giới hạn nào tồn tại nơi đây. Giống như một người thổi tù và hăng say có thể làm cho mọi người khắp bốn phương  nghe đươc dễ dàng, cũng vậy, khi giải thoát bằng tâm từ được tu tập như vậy, thì không có nghiệp bị giới hạn nào còn lại ở đây, (7)  không còn giới hạn nào tồn tại nơi đây. Đây là con đường đưa đến sống cùng với Phạm thiên.

          “ Lại nữa, một Tỷ kheo an trú với tâm bi tràn ngập chan hòa …với tâm hỷ  tràn ngập chan hòa …với tâm xả tràn ngập chan hòa một phương, cũng vậy với phương thứ hai, cũng vậy với phương thứ ba, cũng vậy với phương thứ tư, trên, dưới, chung quanh , khắp nơi, bằng mọi cách,  vị ấy an trú với tâm xả tràn ngập chan hòa khắp thế giớisung mãnhoan hỷvô lượng, không hận, không sân. Khi giải thoát bằng tâm xả được tu tập như vậy, thì không có hành động bị giới hạn nào còn lại ở đây, không còn giới hạn nào tồn tại nơi đây. Giống như một người thổi tù và hăng say có thể làm cho mọi người khắp bốn phương nghe đươc dễ dàng, cũng vậy, khi giải thoát bằng tâm xả được tu tập như vậy, thì không có hành động bị giới hạn nào còn lại ở đây, không còn giới hạn nào tồn tại nơi đây....”

                              ( Trung BK II, Kinh số 99: Kinh Subha, tr. 812-814 )

 

 

(2) Tâm Từ tỏa  sáng như vầng trăng

 

          “ Này các Tỷ-kheo, cho dù dựa trên những lập luận  nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát  bằng tâm từGiải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và tỏa sáng, chiếu sáng rực rỡ.

           “ Giống như ánh sáng của tất cả vì sao không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng của mặt trăng vượt qua tất cả và tỏa sáng, chói sáng và rực sáng, cũng vậy, cho dù dựa trênnhững lập luận  nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từGiải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và tỏa sáng, chiếu sáng rực rỡ..

          “ Giống như tháng cuối cùng của mùa mưa, vào mùa thu, bầu trời trong sáng và không có mây, mặt trời mọc xóa tan không gian tối tăm và chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng, cũng vậy, cho dù dựa trênnhững lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từGiải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và tỏa sáng, chiếu sáng rực rỡ..

          “ Và giống như vào ban đêm, lúc trời bình minh, sao mai chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng, cũng vậy, cho dù dựa trên những lập luận nào nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức  ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từGiải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và tỏa sáng, chiếu sáng rực rỡ..

                                                            ( Kinh Itivuttaka 27; 19-21 )

 

(3) Lợi ich của Tâm Từ

 

          “ Này các Tỷ-kheo, khi sự giải thoát bằng tâm từ đã được theo đuổi, được phát triển, và được tu tập, được tạo thành cỗ xe và  nền tảng hành động, được thực hiện, được làm cho vững chắc, và được thực hành đúng đắn, thì hành giả mong đợi có được  mười một lợi ích. Thế nào là mười một ? : (1) Hành giả ngủ ngon; (2) thức dậy an vui; (3)  không có ác mộng; (4) dễ chịu đối với mọi người; (5) dễ chịu đối với các thần linh; (6) được chư thiên bảo hộ; (7) hành giả không bị lửa, thuốc độc, hay vũ khí làm hại; (8) tâm đạt  định nhanh chóng; (9) dung sắc  an tịnh; (10) mệnh chung không bị rối loạn; và (11) nếu hành giả chưa đạt thể nhập cao hơn, thì cũng được sanh vào giới Phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, khi sự giải thoát bằng tâm từ đã được theo đuổi liên tục, được phát triển, và được tu tập, được tạo thành cỗ xe và  nền tảng hành động, được thực hiện, được làm cho vững chắc, và được thực hànhđúng đắn, thì hành giả mong đợi có được  mười một lợi ích này.”

 

                                        ( Tăng Chi BK IV, Ch XI - (V) :16 ; tr 684-685 )

 

 

(4) Còn nhiều lợi ich nữa

 

“ Này các Tỷ-kheo, nếu có người bố thí  một trăm nồi thức ăn vào buổi sáng, buổi trưa và chiều tối, và nếu có người khác phát triển tâm từ trong một thời gian thậm chí bằng thời gian bóp vú sữa con bò, dù là vào buổi sáng, buổi trưa hay chiều tối , việc sau này có kết quả hơn việc trước. Vì vậy, này các Tỷ-kheo, các ông cần phải tự rèn luyện mình như sau : ‘ Chúng tôi sẽ tu tập tâm giải thoát bằng tâm từ, làm tâm từ thành cỗ xe, và nền tảng hành động, làm tâm từ vững mạnh, tự luyện tập bằng tâm từ, làm cho tâm từ hoàn hảo.’ Các ông cần phải rèn luyện như thế.”

 

                                        Tương Ưng BK II, Ch. 20:IV (2), tr 462- 463 )

 

 

(5) Tâm Từ và Chánh Niệm

         

“ Tôi sẽ hộ trì chính mình’: thiết lập chánh niệm cần phải thực hành như thế. ‘Tôi sẽ hộ trì người khác’: thiết lập chánh niệm cần phải thực hành như thế. Hộ trì chính mình, là hành giả hộ trì người khác;  hộ trìngười khác, là hành giả hộ trì chính mình.

 

“ Này các Tỷ-kheo, thế nào là bằng cách hộ trì chính mình, hành giả cũng hộ trì người khác ? Do sự thực hành, phát triển, và tu tập [Tứ Niệm Xứ ]. Làm như vậy chính là trong khi hộ trì mình, hành giảcũng hộ trì người khác.

 

“Này các Tỷ-kheo, thế nào là bằng cách hộ trì chính mình, hành giả cũng hộ trì người khác ? Do sự tinh tấn,vô hạitâm từ, và lòng bi mẫn. Làm như vậy chính là trong khi hộ trì mình, hành giả cũng hộ trìngười khác.

 

“ Tôi sẽ hộ trì chính mình’: thiết lập chánh niệm cần phải thực hành như thế. ‘Tôi sẽ hộ trì người khác’: thiết lập chánh niệm cần phải thực hành như thế. Hộ trì chính mình, là hành giả hộ trì người khác; hộ trìngười khác, là hành giả hộ trì chính mình.”

 

                                        Tương Ưng BK V, Ch.II: 19; tr 265)

 

 

(6) Đoạn trừ các lậu hoặc (/ cấu uế)

 

Tôn giả Ananda nói với một gia chủ tên là Dasama :]

 

“ Ở đây, một Tỷ kheo an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa một phương, cũng vậy với phương thứ hai, cũng vậy với phương thứ ba, cũng vậy với phương thứ tư. Như vậy trên, dưới, chung quanh , khắp nơi, bằng mọi cách , vị ấy an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa khắp thế giớisung mãnhoan hỷvô lượng, không hận, không sân. Vị ấy suy tư và hiểu rằng:’ Sự giải thoát tâm bằng tâm từ này do ý chí tạo thành. Bất cứ pháp nào do ý chí tạo thành đều vô thường, phải chịu đoạn diệt.’ Nếu vị ấy an trú  vững chắc ở đây, vị ấy sẽ chứng đạt được sự đoạn trừ các phiền não cấu uế. Nhưng nếu vị ấy chưa chứng đạt đượcsự đoạn trừ các phiền não cấu uế vì còn dính mắc với Giáo pháp, vì niềm hoan hỷ trong Giáo pháp, thì với sự đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử, vị ấy sẽ được hóa sanh, ( chứng quả Bất lai) và sẽ chứng đắc Niết-bàn ở cõi thiên ấy, không bao giờ còn trở lại thế giới này nữa.”(8)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8374)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6800)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5461)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4946)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5835)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6403)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5251)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 12051)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4796)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11294)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.