8. Những Tấm Gương Nhẫn Nhục

06 Tháng Giêng 201915:18(Xem: 2772)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN

8. NHỮNG TẤM GƯƠNG NHẪN NHỤC

 

(1) Đức Phật bác bỏ sự phỉ báng

 

Một thời, Thế Tôn đang  trú tại thành Vương Xá (Rājagaha), ở Trúc Lâm (Bamboo Grove) , Khu Vực Nuôi Dưỡng Sóc ( Squirrel Sanctuary). Bà-la-môn Akkosaka Bhāradvāja, mệnh danh là Bhāradvāja người Ưa Phỉ  Báng, được nghe nói rằng: “Có một Bà-la-môn khác thuộc dòng họ Bhāradvāja đã xuất giatừ bỏ gia đìnhsống không gia đình, theo Sa-môn Gotama.” Ông này không hài lòng, tức giận, đi đến gặp Thế Tôn và phỉ bángxúc phạm Ngài bằng những lời lẽ thô bạoác độc.

 

Khi ông ấy đã nói xong, Thế Tôn nói với ông ta:

-  Này Bà-la-môn, ông nghĩ thế nào ? Các bạn bè, đồng nghiệpbà con họ hàng cũng như khách khứa có đến thăm viếng ông hay không ?

 - Thưa Tôn giả Gotama, họ có đến thăm tôi.

-   Lúc ấy, ông có mời họ một vài món ăn, một bữa cơm hay vài thức ăn chơi không ?

-  Thưa Tôn giả Gotama, tôi có mời.

-  Nhưng nếu họ không nhận các món ăn ấy, thì các món ăn ấy thuộc về ai ?

- Nếu họ không nhận các món ăn ấy, thì các món ăn ấy thuộc về chúng tôi.

 

-  Cũng vậy, này Bà-la-môn, ta không phỉ báng bất cứ ai, không mắng nhiếc bất cứ ai, gây sự với bất cứ ai. Ta không nhận những lời phỉ bángmắng nhiếc và gây sự mà ông đã thốt ra trước mặt ta. Này Bà-la-môn, những lời của ông vẫn thuộc về ông! Này Bà-la-môn, những lời của ông vẫn thuộc về ông!

 

- Này Bà-la-môn, người nào phỉ báng lại kẻ phỉ báng mình, mắng nhiếc lại kẻ đã mắng nhiếc mình, gây sự lại với kẻ đã gây sự với mình – người ấy được xem là đã nhận thức ăn, đã trao đổi thức ăn với kẻ ấy . Nhưng ta không nhận thức ăn của ông; ta không trao đổi thức ăn với ông. Này Bà-la-môn, thức ăn ấy vẫn thuộc về ông! Này Bà-la-môn, thức ăn ấy vẫn thuộc về ông!

 

 

                              (Tương Ưng BK I, ChVII: II, tr. 352-354 )

 

 

 

(2) Tinh Thần Can Đảm của Tôn giả Punna (Phú-lâu-na)

 

Đức Phật nói với tôn giả Punna  : ] - Này Punna, nay ta đã cho ông lời khuyên ngắn gọn rồi, ông sẽ sống ở nước nào ?

 

          -  Bạch Thế Tôn, con sẽ đi đến sinh sống ở nước Sunāparanta.

 

          - Này Punna, người dân nước Sunāparanta hung bạo và thô lỗ. Nếu họ phỉ báng và đe dọa ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?

 

          - Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta phỉ báng và đe dọa con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng nắm tay đánh đập ta.’ Bạch Thế Tônlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; Bạch Thiện Thệlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.

 

          - Này Punna, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng nắm tay đánh đập ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?

 

          - Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng nắm tay đánh đập con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘ Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng cục gạch để đánh đập ta.’ Bạch Thế Tônlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; Bạch Thiện Thệlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.

 

          -  Này Punna, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng cục gạch đánh đập ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?

 

          -  Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng cục gạch đánh đập con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘ Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng cây gậy để đánh đập ta.’ Bạch Thế Tônlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; Bạch Thiện Thệlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.

 

          -  Này Punna, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng cây gậy đánh đập ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?

 

          -   Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng cây gậy đánh đập con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘ Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng dao để đâm ta.’ Bạch Thế Tônlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; Bạch Thiện Thệlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.

 

          - Này Punna, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng dao để đâm ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?

 

          - Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng dao để đâm con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘ Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng dao sắc bén  để giết ta.’ Bạch Thế Tônlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; Bạch Thiện Thệlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.

 

          - Này Punna, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng dao sắc bén để giết ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?

 

          - Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng dao sắc bén để giết con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘Có những đệ tử của Thế Tôn, đã cảm thấy hổ thẹn và chán ghét thân thể và đời sống này, nên phải tìm cách chấm dứt mạng sống bằng dao . Nhưng ta đã được chấm dứt mạng sống mà chẳng cần phải tìm kiếm dao.’ Bạch Thế Tônlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; Bạch Thiện Thệlúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.

 

          - Lành thay ! Lành thay ! Này Punna! Ông đã có được sự tự chế và an tịnh như thế, thì ông có thể sống được ở nước Sunāparanta. Này Punna, nay đã đến lúc ông có thể làm những gì ông thấy thích hợp.

 

          Rồi Tôn giả Punna, sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậyđảnh lễThế Tôn, thân bên phải vẫn hướng về Ngài, và ra đi. Sau đó, tôn giả dọn dẹp gọn gàng chỗ nghỉ ngơi của mình, cầm y bát và du hành đến nước Sunāparanta. Du hành theo từng chặng đường, cuối cùngtôn giả đến nước Sunāparanta và sống ở đó. Rồi trong khóa an cư mùa mưa ấy, Tôn giả đã thu nhậnnăm trăm nam cư sĩ và năm trăm nữ cư sĩ cùng tu tập, và chính ngài đã chứng được tam minh.(2) Một thời gian sau, ngài nhập Niết bàn.

 

 

                              ( Trung BK III, Kinh số 145, tr. 601-606 )

 

         

(3)Tiếng Rống Sư Tử của Tôn Giả Sāriputta ( Xá-lợi-phất )

 

Một thời, Thế Tôn đang  trú tại thành Xá-vệ (Sāvatthi ), ở Rừng Kỳ-Đà ( Jeta’s Grove), thuộc Vườn Ông Cấp-cô-độc( Anāthapindika’s Park ). Rồi Tôn giả Sāriputta đi đến Thế Tônđảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và bạch rằng:

 

          -   “Bạch Thế Tôn, con đã hoàn thành mùa an cư ở Sāvatthi. Nay con muốn du hành một vòng ở miền quê.”

 

          - Này Sāriputta, ông có thể đi lúc nào thấy thuận tiện.

 

Rồi Tôn giả Sāriputta từ chỗ ngồi đứng dậyđảnh lễ Thế Tôn, đi nhiễu một vòng quanh Ngài, thân bên phải vẫn hướng về Ngài, và ra đi.  Chẳng bao lâu sau khi Tôn giả Sāriputta đã ra đi, một Tỷ-kheo khác đến bạch Thế Tôn:

 

          - Bạch Thế TônTôn giả Sāriputta đã đánh con và bỏ đi  mà không xin lỗi.

 

Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo khác:

 

          - Này Tỷ-kheo, hãy đi gọi Sāriputta đến đây.

 

          - Thưa vâng, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

 

Rồi vị ấy đi đến gặp Tôn giả Sāriputta và nói rằng :

 

          - Thưa hiền giả Sāriputta, bậc Đạo sư cho gọi hiền giả.

 

          - Thưa vâng, hiền giảTôn giả Sāriputta đáp lại Tỷ-kheo ấy.

 

Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahāmoggallāna ( Đại Mục-kiền-liên) và Tôn giả Ananda ( A-nan) lấy chìa khóa và đi từ ‘cốc’(/ tịnh thất) này đến ‘cốc’ khác, gọi lớn:  “Này các  tôn giả, hãy đến đây! Này các tôn giả, hãy đến đây! Nay Tôn giả Sāriputta sẽ rống tiếng rống của con sư tử trước mặt Thế Tôn.”

 

Rồi Tôn giả Sāriputta đi đến Thế Tônđảnh lễ Ngài, và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả:

 

          - Này Sāriputta, một Tỷ-kheo đồng tu với ông than phiền với ta rằng ông đã đánh vị ấy và rồi bỏ đi mà không xin lỗi.

 

          (1) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như người ta đổ lên mặt đất những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn – như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu – tuy nhiên đất vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như đất, rộng lớn, quảng đạivô lượng, không hận, không sân.

 

          (2) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như người ta rửa những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn trong nước -– như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu – tuy nhiên nước vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như nước, rộng lớn, quảng đạivô lượng, không hận, không sân.

 

          (3) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như lửa đốt cháy những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn -  như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu – tuy nhiên lửa vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như lửa, rộng lớn, quảng đạivô lượng, không hận, không sân.

 

          (4) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như gió thổi những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn -  như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu – tuy nhiên gió vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như gió, rộng lớn, quảng đạivô lượng, không hận, không sân.

 

          (5) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như miếng vải lau chùi những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn -  như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu – tuy nhiên miếng vải vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như miếng vải, rộng lớn, quảng đạivô lượng, không hận, không sân.

 

          (6) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như một người con trai hay con gái thuộc giai cấp cùng bần (Chiên-đà-la), mặc áo quần rách rưới, tay cầm bát đi vào làng hay thị trấn với tâm khiêm tốn. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như tâm của một người con trai cùng bần -  rộng lớn, quảng đạivô lượng, không hận, không sân.

 

          (7) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như một con bò đực  với sừng bị cưa, hiền hòa, khéo điều phục, khéo huấn luyện, đi lang thang từ đường này đến đường khác, từ quảng trường này đến quảng trường khác, không dùng chân hay sừng của nó làm tổn thương bất cứ ai . Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trúvới tâm như tâm của con bò đực bị cưa sừng -  rộng lớn, quảng đạivô lượng, không hận, không sân.

 

          (8) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như một thanh niên nam hay nữ sẽ từ chối, xấu hổghê sợ nếu xác một con rắn, con chó hoặc con người cuốn vào cổ của họ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn,con cũng  từ chối, xấu hổghê sợ với cái thân bất tịnh này.

 

          (9) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như một người mang một cái bát bị nứt và có lỗ thủng chứa đầy mỡ nước khiến mỡ bị rỉ và nhỏ giọt. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con cũng đang mang tấm thân bị nứt và có lỗ thủng khiến nó bị rỉ nước và nhỏ giọt.

 

           – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi.

 

          Rồi vị Tỷ-kheo đã kết tội Tôn giả Sāriputta từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y và một bên vai, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Thế Tôn và bạch rằng:

 

          -  Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội, vì do ngu sivô minh nên đã vu khống Tôn giảSāriputta một cách vụng về, không có căn cứ. Bạch Thế Tôn, kính mong Thế Tôn chấp nhận  tội của con như là một trọng tội để con biết kềm chế trong tương lai.

 

          - Này Tỷ-kheo, ông đã phạm một trọng tội, vì do ngu sivô minh nên đã vu khống Tôn giảSāriputta một cách vụng về, không có căn cứ. Nhưng vì ông đã thấy tội của ông như một trọng tội, đã biết nhận tội và sửa chữa theo đúng Pháp, ta chấp nhận lời thỉnh cầu của ông. Vì đây là một sự tiến bộtrong Pháp Luật của bậc Thánh khi một người thấy được tội của mình là một trọng tội, biết nhận tội và sửa chữa theo đúng Pháp, để biết kềm chế trong tương lai.

 

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Sāriputta:

 

          - Này Sāriputta, hãy tha thứ cho kẻ nông nổi này trước khi đầu của nó sẽ bị vỡ thành bảy mảnh ngay tại chỗ đó.

 

          - Bạch Thế Tôn, con sẽ tha thứ cho vị ấy nếu vị ấy xin con tha thứ.

 

 

                              ( Tăng Chi BK IV, Ch.9 (II): 11, tr 96 -102 )

 

 

 

(4) Sakka Thiên Chủ và  Quỷ Dạ-Xoa-Ăn-Phẫn-Nộ

 

 

Thế Tôn nói như sau :

 

          - Này các Tỷ-kheo, thuở xưa có một quỷ Dạ xoa thân hình méo mó xấu xí, đến ngồi trên chỗ ngồi của Sakka Thiên chủ. Điều này khiến cho chư Thiên  bắt lỗi và bực tứcthan phiền rằng:  “Quả thật là kỳ diệu, thưa ngài! Quả thật đáng kinh ngạc, thưa ngài! Tên Dạ-xoa thân hình méo mó xấu xí đã ngồi vào chỗ ngồi của Sakka Thiên chủ !”  Nhưng chư Thiên càng bắt lỗi, càng bực tức và than phiền về việc này thì quỷ Dạ-xoa càng trở nên đẹp đẽ, càng dễ thương và càng duyên dáng.

 

          - Này các Tỷ-kheo, rồi chư Thiên đến gặp Sakka Thiên chủ và thưa rằng:

 

          - Thưa ngài, ở đây có một quỷ Dạ-xoa thân hình méo mó xấu xí đã đến ngồi vào chỗ ngồi của ngài…Nhưng chư Thiên càng bắt lỗi, càng bực tức và than phiền về việc này thì quỷ Dạ-xoa càng trở nên đẹp đẽ, càng dễ thương và càng duyên dáng !

 

          - Đó là quỷ Dạ-Xoa-Ăn-Phẫn-Nộ.

 

          - Này các Tỷ-kheo, rồi Sakka Thiên chủ đi đến quỷ Dạ-Xoa-Ăn-Phẫn-Nộ., đắp thượng y vào một bên vai, và đầu gối phải quỳ xuống mặt đất. Rồi chắp tay lên vái lạy Dạ-xoa , xướng tên mình ba lần: ‘Thưa ngài, tôi là Thiên chủ Sakka! Thưa ngài, tôi là Thiên chủ Sakka!’ Sakka Thiên chủ càng xướng tên mình bao nhiêu lần thì quỷ

Dạ-Xoa càng trở nên xấu xí hơn, càng méo mó hơn cho đến khi nó biến mất tại chỗ.

 

          - Rồi, này các Tỷ-kheo, sau khi ngồi vào chỗ ngồi của mình, Thiên chủ Sakka đọc bài kệ này để giáo huấn chư Thiên:

 

                    Ta không phải là người có tâm phiền não,

                    Cũng không dễ bị cuốn vào cơn lốc sân hận.

                    Ta không bao giờ giận lâu dài,

                    Sân hận cũng không tồn tại trong ta.

 

                    Khi ta giận ta không nói lời ác ngữ,

                    Và ta không ca tụng đức hạnh của mình.

                    Ta giữ mình luôn biết chế ngự,

                    Vì lợi lạc của chính ta.

                   

                              Tương Ưng BK I, Ch 11(III): II, tr 528 -530 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 10776)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11659)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 9739)
Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng Từ-bi ban vui và cứu khổ cho tất cả chúng sanh. Thế nhưng chúng ta ít thấy đề cập đến sự Giác ngộ của Ngài. Chỉ trừ kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói đến việc này.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 7997)
Tánh Không như một tấm gương sáng nó phản ảnh những gì đi qua nó tuyệt đối không lưu giữ. Nó không phải là năng duyên tức thọ, tưởng, hành, thức. Cũng không phải là sở duyên tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 6115)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 26052)
Không phải đợi đến thời kỳ Phật giáo phát triển (Đại Thừa) mà ngay trong thời Thế Tôn, Ngài đã khai thị về lý Không (Sùnyatà). Pháp thoại này đã cho thấy vấn đề cốt tủy nhất, tình túy nhất của Đại thừa là tánh Không đã được Thế Tôn truyền trao, khuyến tấn tu tập không những cho hàng xuất gia mà ngay cả những Phật tử tại gia. Có thể nói, học thuyết tánh Không thể hiện bàng bạc trong Bát Nhã, Trung quán luận v v… là hoa trái của lời dạy
23 Tháng Chín 2014(Xem: 5960)
Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 11664)
Trong tập sách nhỏ này, Thrangu Rinpoche trình trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng tánh không trong truyền thống Phật giáo Tây tạng, cả về giáo lý lẫn tu tập. Có thể nói đây là một kết hợp chặc chẽ của giáo lý và tu tập trong Phật giáo Tây tạng, đặc biệt là trong dòng truyền Karma Kagyu. Lý thuyết và thực hành hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự quân bình trong lý thuyết và thực hành của Phật giáo Tây tạng.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 5961)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì bộ luận này là phần giải thích ý nghĩa mỗi chương. Phần này có 3 phần: sự biểu thị duyên khởi là rỗng thông không có hiện hữu tự tính (essentially empty), trình bày sự kiện dù bạn vẫn còn trong luân hồi, hoặc thoát khỏi luân hồi, điều đó tùy thuộc vào bạn có hoặc không lí hội thông hiểu duyên khởi rỗng thông không có hiện hữu tự tính, và các tri kiến sai lầm được buông bỏ theo cách nào, một khi bạn lí hội thông hiểu duyên khởi.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 6366)
Trong hệ thốngTrung Quán tất cả các hiện tượng, cả vô thường và thường hằng, đều là các sự duyên khởi (dependent- arisings; pratiyasamutpada). Xuyên qua lí luận về trạng thái hiện hữu duyên khởi của chúng, tính không của chúng thì được an lập.