2. Tổ Chức Các Cuộc Thảo Luận

06 Tháng Giêng 201915:23(Xem: 2627)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương IV. CHÁNH NGỮ

 

2. TỔ CHỨC CÁC CUỘC THẢO LUẬN

 

“ Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu người này được  hỏi một câu cần phải được trả lời rõ ràng dứt khoát, nhưng người ấy không thể trả lời một cách rõ ràng dứt khoát; nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời sau khi đã phân tích, nhưng người ấy trả lời mà không có sự phân tích; nếu người này được  hỏi một câu cần phải được trả lời bằng một câu hỏi ngược lại, và người ấy trả lời mà không hỏi ngược lại; nếu người này được hỏi một câu cần phải được dẹp qua một bên và người ấy đã không dẹp qua một bên; trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận. (3)

 

“Nhưng nếu người này được  hỏi một câu cần phải được trả lờirõ ràng dứt khoát, và người ấy trả lời một cách rõ ràng dứt khoát; nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời sau khi đã phân tích, và người ấy trả lời sau khi đã phân tích; nếu người này được  hỏi một câu cần phải được trả lời bằng một câu hỏi ngược lại, và người ấy trả lời bằng cách hỏi ngược lại; nếu người này được hỏi một câu cần phải được dẹp qua một bên và người ấy đã  dẹp qua một bên; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.

 

“ Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu một người được hỏi một câu và người ấy không giữ vững vị trí của mình và vị trí của kẻ đối lập; nếu người ấy không giữ vững sách lược của mình; nếu người ấy không giữ vững lập trường của mình về những gì được biết; nếu người ấy không giữ vững thủ tục của cuộc thảo luận; trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận.(4)

 

“ Nhưng nếu một người được hỏi một câu  và người ấy giữ vững vị trí của mình và vị trí của kẻ đối lập; nếu người ấy  giữ vững sách lược của mình; nếu người ấy giữ vững lập trường của mình về những gì được biết; nếu người ấy giữ vững thủ tục của cuộc thảo luận; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.

 

“ Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu một người được hỏi một câu và người ấy trả lời theo kiểu tránh né, rồi đổi hướng cuộc thảo luận qua một đề tài khác không liên quanbiểu lộ sự tức giận, sân hận và cay cú; trong trường hợpnày, người ấy không có khả năng để thảo luận.

 

“ Nhưng nếu một người được hỏi một câu và người ấy không  trả lời theo kiểu tránh né, không đổi hướng cuộc thảo luận qua một đề tài khác không liên quan, không biểu lộ sự tức giận, sân hận và cay cú; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.

 

“Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu một người được hỏi một câu và người ấy trấn áp, hoặc chà đạpchế nhạo, chụp lấy chỗ sơ hở nhỏ của người hỏi để chỉ trích (5); trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận.

 

“ Nhưng nếu một người được hỏi một câu và người ấy không trấn áp, hoặc chà đạpchế nhạo, chụp lấy chỗ sơ hở nhỏ của người hỏi để chỉ trích; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.

 

“Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có trợ duyên hay không có trợ duyên. Người không lắng tai nghe là không có trợ duyên; người có lắng tai nghe là có trợ duyên. Người có trợ duyên trực tiếp hiểu một pháp ( = thánh đạo ), hiểu trọn vẹn một pháp (= chân lý về khổ), từ bỏ một pháp ( = mọi điều bất thiện), và chứng đắc một pháp ( = chứng quả A-la-hán). Trực tiếp hiểu một pháp, hiểu trọn vẹn một pháp, từ bỏ một pháp, và chứng đắc một pháp, người ấy đạt đượcchánh giải thoát. (6)

 

“Này các Tỷ-kheo, đây là mục tiêu của cuộc đàm luậnmục tiêu của cuộc thảo luậnmục tiêu của lắng tai nghe, đó là, giải thoát tâm khỏi chấp thủ.”

 

 

                    Những người nói với ý định gây sự,

                    Cố chấp ý kiến, tràn đầy kiêu mạn,

                    Không cao thượng, có tâm muốn tấn công,

                    Tìm kẻ hở để tấn công người khác.

 

                    Họ thích thú khi thấy đối thủ,

                    Nói năng kém cỏi và phạm sai lầm,

                    Họ vui mừng trước sự thất bại và bối rối của đối thủ;

                    Nhưng bậc Thánh không tham dự những cuộc thảo luận ấy.

 

                    Nếu một người trí muốn thảo luận,

                    Biết rằng đã đúng thời điểm,

                    Không gây sự hoặc kiêu mạn,

                    Bậc hiền nhân chỉ nói ra,

                    Những lời nói các bậc Thánh đã tu tập,

                    có liên hệ đến ý nghĩa và Giáo pháp.

 

                    Không thô lỗ, hung hăng,

                    với tâm không kích động,

                    Vị ấy nói với tâm không đố kỵ,

                    chỉ nói theo hiểu biết chơn chánh.

                    Vị ấy tán thán  những gì khéo nói,

                    nhưng không chê trách những lời nói vụng về.

 

                    Vị ấy không học cách bắt lỗi người khác,

                    Không chụp lấy những sơ hở của người khác,

                    Không trấn áp hay chà đạp đối thủ,

                    Cũng không nói lời sai sự thật.

                    Quả thật, cuộc thảo luận giữa những bậc trí,

                    Là để học hỏi và tạo niềm tin.

 

                    Đó là cách bậc Thánh đàm luận pháp,

                    Đây là cuộc thảo luận của bậc Thánh.

                    Hiểu được như vậy, người trí

                    Không nên lắm lởi, chỉ nên đàm luận pháp.

 

                   

                    ( Tăng Chi BK I, Ch 3, (VII): 67, tr 355-359 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8277)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6750)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5399)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4879)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5796)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6339)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5217)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 11789)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4759)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11233)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.