Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH - Giới thiệu

06 Tháng Giêng 201916:05(Xem: 2937)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH

 

GIỚI THIỆU

 

Các cộng đồng có thể phân biệt thành hai loại, mà chúng ta có thể gọi là cộng đồng tự nhiên và cộng đồng có chủ đích. Một cộng đồng tự nhiên là cộng đồng xuất hiện một cách tự nhiên từmối quan hệ kết nối giữa con người. Trong kinh nghiệm cụ thểcộng đồng tự nhiên đã thực sự hình thành cùng với thế giới trong đó chúng ta sinh sống. Chúng ta không thành lập cộng  đồng tự nhiên, nhưng tự thấy hòa mình trong đó, thậm chí ngay từ lúc sinh ra, hoàn toàn như con cá hòa mình  trong biển cả. Đời sốngcủa chúng ta đan kết trọn vẹn với cộng đồng tự nhiên, mà chúng ta không bao giờ có thể chia cắt; chỉ có một ranh giới trôi nổimong manh ngăn cách cái tôi cá nhân với cộng đồng tự nhiênTrái lạicộng đồng có chủ đích được thành lập có dụng ýCộng đồng này mang mọi người lại với nhau  để cùng chia sẻ một mục đích hay lý tưởng chung. Họ thường đặt ra những tiêu chuẩn cần có để trở thành hội viên và cộng đồng này được điều hành bằng những điều lệ và qui định . Họ có thể bị rạn nứt nên cần bảo đảmrằng các thành viên phải trung thành với mục đích của cộng đồng và hành xử theo những phương cách giúp cho sự thành công của cộng đồng. Các cộng đồng này cũng thiết lập những giới hạn, và vi phạm những giới hạn đó sẽ đưa đến việc bị trục xuất khỏi hàng ngũ của họ.

 

Những nguyên tắc quản trị cộng đồng có chủ đích được Đức Phật đặc biệt quan tâm, bởi vì Ngài là vị sáng lập Giáo đoàn xuất gia đem mọi người nam cũng như nữ về với nhau để cùng chia sẻ cam kết thực hành giáo pháp của Ngài. Các thành viên của Giáo đoàn đến từ nhiều vùng địa lý khác nhau, được sinh ra từ những giai cấp khác nhau, có những ý tưởng và thái độrất khác nhau, và thậm chí nói những phương ngữ khác nhau. Ngài còn là người hướng dẫn một đoàn thể lớn hơn gồm các nam nữ cư sĩ trải rộng ra một khu vực chạy dài từ thủ đô Delhi ngày nay cho đếnphía Tây vịnh Bengal. Như vậy, đối với Đức Phậtduy trì sự gắn kết của cộng đồng này là một nhiệm vụquan trọng, thường xuyên bị thách thức do những căng thẳng trong đời sống cộng đồng. Ngài đã tiên liệu rằng để bảo đảm cho giáo lý của Ngài được duy trì nguyên vẹn,  cần phải đặt ra những điều lệ ấn định các tiêu chuẩn đồng nhất về cách hành xử và xác định những thủ tục điều hành công việc của cộng đồng . Đối diện với các áp lực chia rẽ và thậm chí cả sự nổi loạn, Ngài phải duy trì sự hòa hợp và hàn gắn những xung đột, mà đã bùng phát nhiều lần trong suốt quá trình hoằng pháp của Ngài.

 

Chương VII gồm có những kinh văn nói về sự thiết lập và duy trì cộng đồng có chủ đích. Trong lúc hầu hết các kinh văn được tuyển chọn đều đặc biệt hướng đến Giáo đoàn, những mục đích đằng sau các nguyên tắc ấy không nhất thiết phải ràng buộc vào điều lệ của Giáo đoàn.  Những nguyên tắc các kinh văn ấy đề nghị có thể được các cộng đồng khác chấp nhận và điều chỉnh cho phù hợp với mục đích của họ.

 

Chương này bắt đầu bằng một loạt các bài kinh ngắn, Kinh Văn VII, 1(1)-(5), phân biệt năm cộng đồngtrái ngược nhau – cộng đồng nông nổi và cộng đồng sâu sắc, cộng đồng chia rẽ và cộng đồng hòa hợp, vv… - ca ngợi  các cộng đồng xứng đáng khi so sánh với các cộng đồng không xứng đáng (1). Kinh Văn VII, 2(1)-(3) thảo luận về sức thu hút khiến mọi người đến với nhau để thành lập cộng đồngYếu tốchung được xác định trong Kinh Văn VII, 2(1): mọi người gặp nhau và liên kết “ bằng các giới (/yếu tố) .” Do cá tính tự nhiên  (adhimutti), con người liên  kết với những người  cùng chia sẻ sở thích và mục đích với họ. Một lần nữa, sức thu hút sẽ chia các cộng đồng thành hai loại: hội chúng ác giống như phân trộn chung với phân, nước bọt hòa lẫn với nước bọt; và hội chúng thiện, giống như sữa hòa với sữa hoặc mật ong hòa với mật ong.

 

Kinh văn VII, 2, (2) kết nối với nhau một số bài kinh nói đặc biệt về các ‘giới’ theo đó con người kết hợpvới nhau, đề cập cả tính ác và tính thiện khiến con người tìm đến với nhau.  Cũng trong một bài kinhkhác không được đưa vào đây (Tương Ưng BK 14:15), Đức Phật chỉ rõ các Tỷ-kheo như thế nào thì có khuynh hướng tụ họp quanh Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất); những Tỷ-kheo có khuynh hướng về thần thông thì tụ họp quanh Tôn giả Moggallāna  (Mục-kiền-liên); những Tỷ -kheo quan tâm đến giới luật thì tụ họp quanhTôn giả Upāli ( Ưu-ba-ly); những Tỷ-kheo có khuynh hướng tu tập khổ hạnh thì tụ họpquanh Tôn giả Mahakassapa ( Đại-ca-diếp); và những Tỷ-kheo có nhiều dục vọng bất thiện thì tập hợp quanh Devadatta ( Đề-bà-đạt-đa), người anh họ đầy tham vọng của Đức Phật.

 

Một bộ nguyên tắc để xây dựng một cộng đồng lành mạnh là sangahavathu, một từ có thể được dịch như là “ bốn phương cách để đón nhận người khác” hay là “bốn phương cách để thu phục và hỗ trợ (Tứ nhiếp pháp). ” Những nguyên tắc này đầu tiên được ấn định như là những phương pháp theo đó một cá nhân có thể xây dựng một mạng lưới bạn bè, nhưng chúng cũng có thể được dùng để tạo lập và duy trìcác mối quan hệ hài hòa trong một nhóm người rộng lớn hơn. Bốn nguyên tắc đó – được mô tả sơ lượctrong Kinh văn VII, 2, (3) – là : bố thíái ngữ, lợi hành, và đồng sựtừ ngữ cuối được diễn dịch là ‘đối xử với người khác như người ngang hàng với mình’. Điều lạ lùng là bốn nguyên tắc đặc biệt này chỉ được đề cập trong một vài dịp trong các kinh điển Nguyên Thủy. Chúng nhận được nhiều sự  quan tâmtrong các bài kinh và luận giải của truyền thống Đại Thừa, trong đó chúng được liệt kê như  là những phương tiện chính mà các vị Bổ-tát sử dụng để thu phục kẻ khác và chuyển hóa họ đi vào con đườngtích cực.

 

Một khi cộng đồng có chủ đích đã hình thành, vấn đề lãnh đạo là rất quan trọng để cộng đồng ấy được thành công.Trong thời gian Đức Phật còn tại thế, các đệ tử của Ngài luôn luôn nhìn vào Ngài như là tiêu chuẩn thẩm quyền và vì thế sức thu hút của cá nhân Ngài cũng đủ để cho các đệ tử chấp nhận các mệnh lệnh của Ngài là có tính cách những qui định ràng buộc . Nhưng trước khi nhập diệtĐức Phật đã từ chối không bổ nhiệm một người kế vị, thay vào đó Ngài thúc đẩy các đệ tử của Ngài xem Giáo phápvà Giới luật là vị thầy của họ và là tiêu chuẩn thẩm quyền : “Này Ānanda, có thể con nghĩ rằng: ‘Giáo pháp đã mất vị thầy. Chúng ta không còn có thầy nữa.’ Con không nên nghĩ như vậy. Giáo pháp và Giới luật do ta giảng dạy và tuyên thuyết sẽ là thầy của các con sau khi ta nhập diệt.”(2) Kinh văn VII, 3, (1)cũng tuyên bố nguyên tắc ấy. Khi Tôn giả Ānanda được một người Bà-la-môn tên là Vassakāra, tộc trưởng của nước Magadha (Ma-kiệt-đà) hỏi rằng làm thế nào để các Tỷ-kheo vẫn gắn kết với nhau sau khi vị thầy đã qua đời. Ānanda trả lời rằng mặc dù Đức Phật đã nhập diệt, các Tỷ-kheo không phải là không có nơi nương tựa, vì các vị ấy vẫn còn có Giáo pháp là nơi nương tựa.

 

Là người thiết lập luật lệ cho cộng đồng của mình, Đức Phật đã đặt ra những bộ luật cho Tỷ-kheo tăng và ni, được mô tả và định nghĩa với đầy đủ chi tiết trong Luật Tạng. Những qui luật tu tập cũng nhắm mục đích đề cao sự hài hòa giữa các vị xuất gia, cũng như mối quan hệ  giữa các vị xuất gia và cộng đồng Phật tử tại gia. Điều này có thể thấy trong Kinh Văn VII, 3, (2), trong đó kể ra mười lý do khiến Đức Phật ban hành qui luật về tu tập. Hai trong số mười qui luật đó cho thấy rằng các qui luật được đặt ra một phần là để khơi dậy tín tâm trong số những gia chủ chưa có đức tin vào Giáo pháp và để củng cốđức tin trong những cư sĩ đã chấp nhận Giáo pháp.

 

Luật Tạng gồm có không những lời giải thích về các qui luật cá nhân của giới xuất gia mà còn là các qui định về việc điều hành các đạo luật chung của cộng đồng tu sĩ. Những qui định ấy cũng cho thấy mối quan tâm của Đức Phật về việc bảo đảm sự hòa hợp trong cộng đồng. Để cho một thủ tục pháp lý của cộng đồng có giá trị đối với Giáo đoàn sinh sống trong một địa phương nào đó, tất cả các cư dân  (dù là thường trực hay khách vãng lai) phải hiện diện hoặc, nếu họ không thể trực tiếp tham dự ( thí dụ , vì bị bệnh), họ phải bày tỏ sự đồng ý để cho thủ tục ấy được tiến hành trong khi họ vắng mặtThủ tục giải quyết được chia thành bốn hạng mục : những  luật  có thể được thẩm quyền thi hành chỉ cần dựa trênthông báo; những luật đòi hỏi phải có đề nghị; những luật đòi hỏi một đề nghị và một công bố; những luật đòi hỏi một đề nghị và ba công bố. Những luật lệ đòi hỏi các thủ tục phức tạp hơn được xem là quan trọng hơn là những luật lệ có thể được thông qua bằng một thủ tục đơn giản. Như vậy, một điều luật về thọ giới xuất gia, theo đó một ứng viên mới được chấp nhận vào Giáo đoàn, được xem là một thủ tục quan trọng đòi hỏi phải có một đề nghị và ba công bố, trong lúc việc bổ nhiệm một Tỷ-kheo làm người phân phối các bữa ăn chỉ đòi hỏi một đề nghị và một công bố. Trong quá trình thông qua thủ tụcpháp lý, các thành viên của cộng đồng chỉ cần bày tỏ sự đồng ý bằng cách giữ im lặng. Tất cả thành viên hiện diện được mời gọi lên tiếng phản đối bất cứ vấn đề nào trong tiến trình này, và nếu không có ai phản đối, việc giải quyết được tuyên bố là đã thông qua. (3)

 

Để duy trì sự hòa hợp trong cộng đồng xuất giaĐức Phật đã đặt ra một bộ nguyên tắc hướng dẫn được biết như là sáu nguyên tắc hòa hợp (dhammāsāranīyā) ( pháp Lục Hoà), được đưa vào đây trong Kinh Văn VII, 3, (3). Những nguyên tắc này được ca ngợi là “ đem lại tình thương yêu, kính trọngthuận thảohòa hợp, không tranh chấp, và đoàn kết.” Từ nguồn gốc, các nguyên tắc này dự định áp dụng cho Giáo đoàn, nhưng với một vài điều chỉnh thích hợp, chúng có thể được áp dụng cho các cộng đồng có chủ đích khác. Sự nhấn mạnh đến lòng tử tế đối với nhau, cách hành xử thiện lành, và việc chia sẻ cho nhau những gì thu nhận được làm cho những nguyên tắc này trở thành phương cách đối trị với chủ nghĩa cá nhân và lòng ích kỷ có thể chia rẽ và xé rách cộng đồng ra từng mảnh. Diễn dịch theo nghĩa rộng, ở điểm bài kinh nói về việc chia sẻ những gì nhận được trong bình bát khất thực, ta có thể hiểu ngụ ý là việc chia sẻ các tài nguyên và tái phân phối lợi tức để loại bỏ sự cách biệt giàu nghèo trắng trợn giữa người và người. Ở điểm bài kinh nói về việc hòa hợp các quan điểm, thì trong một xã hội đa nguyên điều này có thể hiểu là tôn trọng lẫn nhau và bao dung đối với những người có các quan điểmkhác biệt. Mười nguyên tắc bổ sung về sự hòa hợp, được mô tả tương tự như thế nhưng với trọng tâmhướng đến giới xuất gia nhiều hơn, được đưa ra trong Kinh Văn VII, 3 (4).

 

Là điều thông thường trong xã hội Ấn độ thời bấy giờ, Đức Phật thỉnh thoảng cũng được các lãnh đạođoàn thể dân sự tìm đến để xin lời chỉ dạy của Ngài về việc cổ động cho sự đoàn kết gắn bó bên trong các cộng đồng của họ. Để trả lời, Ngài đã đưa ra bảy nguyên tắc được thiết lập để nuôi dưỡng sự hòa hợp trong xã hộiVị trí chính xác của các điểm này được tìm thấy trong Kinh Văn VII, 3, (5), trong đó Ngài dạy “bảy điều kiện để không bị suy tàn” cho người dân Vajjis , một liên đoàn các bộ tộc hùng mạnh  tập trung quanh thành Vesāli (Tỳ-xá-ly ). Bảy điều kiện này nhắm mục đích bảo đảm cho người dân Vajjis có thể đứng vững được trước những thách thức của các vương quốc lân cậnđặc biệt là nước Magadha ( Ma-kiệt-đà), vị vua của nước này đang tìm cách sáp nhập lãnh thổ của dân Vajjis vào vương quốc của mình. Nhân dịp Đức Phật dùng những đường lối hướng dẫn vốn dự định dành cho xã hội dân sự, và rồi với một vài thay đổi thích hợp, Ngài chỉ định đường lối này cho Giáo đoàn. Điều này được thực hiện với bảy nguyên tắc để không bị suy tàn trong Kinh Văn VII, 3, (6), một phiên bản thích hợpvới hoàn cảnh của các Tỷ-kheo.

 

Bài kinh tiếp theoKinh Văn VII, 3, (7), bàn về một phương diện đặc thù của đời sống cộng đồng, đó là chăm sóc người bệnh. Ở đây, Đức Phật kể ra năm đức tánh đáng quý của người chăm sóc và năm đức tánh đáng quý của người bệnh. Mặc dù có vẻ như Ngài muốn nói đến việc chăm sóc người bệnh trong tu viện, nơi thường không có người chăm sóc chuyên môn, những đức tính như vậy cũng có thể áp dụng như những điều hướng dẫn để chăm sóc một người bệnh trong đời sống gia đình.

 

Như mọi người đã biết, xã hội Ấn độ thời Đức Phật đượcchia thành bốn giai cấp hay giai tầng xã hội, được xác định trên cơ sở nguồn gốc gia đình người ấy sinh ra.  Giai cấp Sát-đế-ly ( khattiyas) là giai cấpquý tộc hay giai cấp cầm quyền; giai cấp Bà-la-môn ( brāhmanas), là giai cấp tăng lữgiai cấp Phệ-xá ( vessas), là giai cấp lái buôn và nông gia; và giai cấp Thủ-đà-la  (sudras ), là giai cấp lao động và công nhân. Ngoài hệ thống bốn giai cấp trên còn có những người không có giai cấp, được biết như là người Chiên-đà-la ( những kẻ bần cùng) , là những người làm các nghề thấp hèn nhất, như người  hốt rác, người chùi dọn nhà vệ sinh, và những người dọn dẹp các bãi thiêu xác chết. Trong chương này, tôi trình bày thái độ của Đức Phật đối với các giai cấp bên trong Giáo đoàn ; trong chương cuối tôi sẽ bàn đến quan điểm của Đức Phật về vị trí của giai cấp trong xã hội đời thường. Bên trong Giáo đoànĐức Phậtxem vị trí giai cấp là không quan trọng. Trong Kinh Văn VII, 4, (1) Ngài nói rằng, cũng giống như nước trong các dòng sông lớn của Ấn độ, khi chảy ra biển,  đều bỏ tên riêng của dòng sông ấy và chỉ  được biết như  là “ nước biển”, cũng vậy, những người thuộc về tất cả bốn giai cấp khi gia nhập Giáo đoànđều bỏ vị trí giai cấp của mình và chỉ được biết như là đệ tử của bậc hiền trí Thích-ca. Trong Kinh Văn VII,4, (2), Ngài tuyên bố rằng những người đến từ bất cứ gia cấp nào khi bước vào đời sống không gia đình đều có thể phát triển tâm từ cao thượng, và tiến xa hơn để có thể chứng đắc mục tiêu cuối cùng là đoạn tận mọi phiền não cấu uếKinh Văn VII, 4, (3), trong đó Đức Phật trả lời vua Pasenadi (Ba-tư-nặc), rằng bất cứ ai đoạn trừ năm triền cái ( năm chướng ngại) và đạt được năm chi phần của một bậc A-la-hán ( Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến ) thì vị ấy là ruộng phước tối thượng, bất kể vị ấy thuộc giai cấp nào.

 

Kinh Văn VII, 5 cung cấp một hình ảnh tỏa sáng về một nhóm nhỏ Tỷ-kheo sống chung với nhau hoàn toàn hòa hợp như nước với sữa. Các vị ấy nói rằng, bí quyết thành công của họ là mỗi người tự mình dẹp qua một bên những gì mình muốn và quan tâm đến những gì người khác muốn. Bằng cách ấy, mặc dù thân của họ khác nhau nhưng tâm của họ đồng nhất.

 

Trong một xã hội Phật giáo, sự hòa hợp là rất cần thiết không những trong giới cư sĩ và Giáo đoàn khi họ điều hành những công việc nội bộ của họ, mà còn giữa hai cộng đồng trong lúc hai bên tương tác với nhauVì vậy, phần cuối của chương này được dành cho sự hợp tác giữa giới xuất gia và công đồng cư sĩKinh Văn VII, 6, (1) xác định rõ ràng rằng giáo pháp sẽ hưng thịnh khi hai nhánh của cộng đồng Phật giáo nhận thức được bổn phận của họ đối với nhau và hỗ trợ cho nhau trong tinh thần chia sẻ lòng trân trọng đối với nhau. Ba bài kinh sau đây, Kinh Văn VII, 6, (2)-(4) minh họa điểm này từ hai quan điểm, chỉ rõ phương cách đúng đắn cho cư sĩ đối xử với các tu sĩ , và các tu sĩ đối xử với cư sĩCần phải ghi nhớ rằng các tiêu chuẩn hành xử đặt ra ở đây mặc nhiên được chấp nhận trong nền văn hóa Ấn-độ cổ đại thời Đức Phật tại thế - một thời đại mà giới cư sĩ hiếm khi được tiếp cận với giáo lý cao siêu và thường chỉ quan tâm đến việc thực hành công đức để đưa đến tái sinh vào cõi thiên. Trong thế giớingày nay, khi giới cư sĩ có thể học tập Giáo Pháp thâm diệu và tham dự nhiều giai đoạn tu tập tích cựcchuyên sâu, những thay đổi trong các mối quan hệ đặc thù ấy sẽ tự nhiên xảy ra. Tuy nhiên, nếu sự hòa hợp là điều ưu tiên  được đề cao giữa hai cộng đồng, thì tinh thần tôn kính và cách hành xử thiện lành vẫn phải được duy trì liên tục trong các mối quan hệ ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 2022(Xem: 32253)
Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thểtài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày côngnghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầmhay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiềuchiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn.
19 Tháng Sáu 2017(Xem: 7304)
19 Tháng Tư 2017(Xem: 6589)