1. Các Loại Hội Chúng

06 Tháng Giêng 201916:06(Xem: 2696)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
  

1. CÁC LOẠI  HỘI CHÚNG

 

(1) Hội chúng nông nổi và hội chúng sâu sắc

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng nông nổi và hội chúng sâu sắc.

 

“ Và thế nào là hội chúng nông nổi ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo bất an, vênh váo, kiêu căng, lắm lời, nói năng lộn xộnthất niệm, thiếu tỉnh giáckhông định tĩnh, tâm tán loạn, các căn buông lung: đây gọi là hội chúng nông nổi.

 

“ Và thế nào là hội chúng sâu sắc ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo không bất an, không vênh váo, không kiêu căng, không lắm lời, không nói năng lộn xộn,  đã thiết lập chánh niệmtỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm , các căn được hộ trì: đây gọi là hội chúng sâu sắc.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng sâu sắc là tối thượng.”

 

 

                               ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr 133-134 )

 

 

 

(2) Hội chúng chia rẽ và hội chúng hòa hợp

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng chia rẽ và hội chúng hòa hợp.

 

“ Và thế nào là hội chúng chia rẽ ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo sống hay  cãi cọ, gây gỗ và rơi vào tranh chấp, đả thương nhau bằng những lời nói sắc bén như dao: đây gọi là hội chúng chia rẽ.

 

“ Và thế nào là hội chúng hòa hợp ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo sống thuận thảohòa hợp, không tranh chấp, chan hòa với nhau như nước với sữa, nhìn nhau bằng đôi mắt thân ái: đây gọi là hội chúnghòa hợp.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng hòa hợp là tối thượng.”

 

 

                              ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr. 134 )

 

 

(3) Hội chúng thấp tém và hội chúng cao thượng

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng thấp kém và hội chúng cao thượng.

 

“ Và thế nào là hội chúng thấp kém ? Ở đây, trong hội chúng này, các Tỷ-kheo trưởng lão sống xa hoa, lười biếng, dẫn đầu về thối đọa, vất bỏ nhiệm vụ xả ly; các vị này không cố gắng tinh tấn để đạt đượcnhững gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựuchứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Những lớp tăng sĩ thế hệ sau noi theo gương của các vị trưởng lão ấy. Họ cũng sống xa hoa, lười biếng, dẫn đầu về thối đọa, vất bỏ nhiệm vụ xả ly; các vị này không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựuchứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.  Đây gọi là hội chúngthấp kém.

 

“ Và thế nào là hội chúng cao thượng ? Ở đây, trong hội chúng này, các Tỷ-kheo trưởng lão không sống xa hoa, không  lười biếng, vất bỏ thối đọa, dẫn đầu nhiệm vụ xả ly; các vị này cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựuchứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Những lớp tăng sĩ thế hệ sau noi theo gương của các vị trưởng lão ấy. Họ cũng không sống xa hoa, không lười biếng, vất bỏ thối đọa, dẫn đầu nhiệm vụ xả ly; các vị này cố gắng tinh tấn để đạt đượcnhững gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựuchứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.  Đây gọi là hội chúng cao thượng.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng cao siêu  là tối thắng.”

 

 

                    ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr. 134-136 )      

 

 

(4) Hội chúng phàm phu và hội chúng bậc thánh

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng phàm phu và hội chúng bậc thánh.“ Và thế nào là hội chúng phàm phu ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo không hiểu đúng như thật : ‘Đây là khổ; đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’; đây gọi là hội chúng phàm phu.

 

“ Và thế nào là hội chúng bậc thánh ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo hiểu đúng như thật : ‘Đây là khổ; đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’; đây gọi là hội chúngbậc thánh.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng bậc thánh  là tối thượng.”

 

                    ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr.136 )

 

 

(5)Hội chúng không nghiêm minh và hội chúng nghiêm minh

 

“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng không nghiêm minh và hội chúngnghiêm minh.

 

“ Và thế nào là hội chúng không nghiêm minh ? Trong hội chúng này, những qui chế  trái với Giáo Phápđược thi hành và những qui chế  đúng với Giáo pháp không được thi hành; những qui chế  trái với giới luật được thi hành và những qui chế đúng với  giới luật không được thi hành. Những qui chế trái vớiGiáo pháp được phát huy và những qui chế đúng với Giáo pháp không được phát huy; những qui chế  trái với giới luật được phát huy và những qui chế  đúng với giới luật không được phát huy. Đây gọi là hội chúng không nghiêm minh. Bởi vì hội chúng này là không nghiêm minh nên trong hội chúng này, những qui chế  trái với Giáo pháp được thi hành … và những qui chế  đúng với giới luật không được phát huy.

 

“ Và thế nào là hội chúng nghiêm minh? Ở đây, trong hội chúng này, những qui chế  đúng với Giáo phápđược thi hành và những qui chế  trái với Giáo pháp không được thi hành; những qui chế  đúng với giới luật được thi hành và những qui chế  trái với giới luật không được thi hành. Những qui chế  đúng với Giáo pháp được phát huy và những qui chế  trái với Giáo pháp không được phát huy; những qui chế  đúng với giới luật được phát huy và những qui chế  trái  với giới luật không được phát huy. Đây gọi là hội chúng nghiêm minh. Bởi vì hội chúng này là nghiêm minh nên trong hội chúng này, những qui chế  đúng với Giáo pháp được thi hành … và những qui chế  trái với giới luật không được phát huy.

 

“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng nghiêm minh  là tối thượng.”

 

                   

                              ( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr.141-142  )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 2022(Xem: 32254)
Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thểtài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày côngnghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầmhay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiềuchiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn.
19 Tháng Sáu 2017(Xem: 7305)
19 Tháng Tư 2017(Xem: 6591)