2. Thành Lập Cộng Đồng

06 Tháng Giêng 201916:07(Xem: 3083)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
 

 

2. THÀNH  LẬP CỘNG ĐỒNG

 

(1) Chúng sinh đến với nhau và kết hợp như thế nào

 

“ Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc vào ‘ giới’(/ yếu tố) mà chúng sinhtìm đến và kết hợp với nhau: những kẻ có cá tính thấp kém tìm đến và kết hợp với những người có cá tính thấp kém. Trong quá khứ họ đã làm như vậy, trong tương lai họ sẽ làm như vậy, và trong hiện tại họ cũng làm như vậy.Cũng giống như phân thì tìm đến và kết hợp với phân, nước tiểu kết hợp với nước tiểu; nước bọt kết hợp với nước bọt , mủ kết hợp với mủ, máu kết hợp với máu. Tùy thuộc vào ‘giới’ mà chúng sinh tìm đến và kết hợp với nhau: những kẻ có cá tính thấp kém tìm đến và kết hợp với những người có cá tính thấp kém. Trong quá khứ họ đã làm như vậy, trong tương lai họ sẽ làm như vậy, và trong hiện tại họ cũng làm như vậy.

 

“ Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc vào ‘ giới ’ mà chúng sinh tìm đến và kết hợp với nhau: những kẻ có cá tính thiện lành tìm đến và kết hợp với những người có cá tính thiện lành. Trong quá khứ họ đã làm như vậy, trong tương lai họ sẽ làm như vậy, và trong hiện tại họ cũng làm như vậy.Cũng giống như sữa tìm đến kết hợp với sữa, dầu kết hợp với dầu, mỡ kết hợp với mỡ, mật ong kết hợp với mật ong, và mật mía kết hợp với mật mía. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tùy thuộc vào ‘giới ’ mà chúng sinh tìm đến và kết hợp với nhau: những kẻ có cá tính thiện lành tìm đến và kết hợp với những người có cá tính thiện lành. Trong quá khứ họ đã làm như vậy, trong tương lai họ sẽ làm như vậy, và trong hiện tại họ cũng làm như vậy.”

 

 

                              Tương Ưng BKII, Ch. 14(II): tr 273-276 )

 

 

 

(2) Những người giống nhau thường tìm đến với nhau (/ Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã )

 

“ Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc vào ‘ giới’ mà chúng sinh tìm đến và kết hợp với nhau. Kẻ thiếu lòng tin tìm đến kết hợp với  kẻ thiếu lòng tin; kẻ không biết hổ thẹn kết hợp với kẻ không biết hổ thẹn; kẻ không sợ làm điều ác kết hợp với kẻ không sợ làm điều ác; kẻ vô văn kết hợp với kẻ vô văn; kẻ lười biếng kết hợpvới kẻ lười biếng; kẻ thất niệm kết hợp với kẻ thất niệm; kẻ ngu kết hợp với kẻ ngu. Trong quá khứ họ đã làm như vậy, trong tương lai họ sẽ làm như vậy, và trong hiện tại họ cũng làm như vậy.”

 

“ Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc vào ‘ giới’ mà chúng sinh tìm đến và kết hợp với nhau. Kẻ có lòng tin tìm đến kết hợp với  kẻ có lòng tin; kẻ  biết hổ thẹn kết hợp với kẻ biết hổ thẹn; kẻ sợ làm điều ác kết hợpvới kẻ sợ làm điều ác; kẻ đa văn kết hợp với kẻ đa văn; kẻ tinh cần kết hợp với kẻ tinh cần; kẻ luôn giữ chánh niệm kết hợp với kẻ luôn giữ chánh niệm ; người có trí tuệ kết hợp với người có trí tuệ. Trong quá khứ họ đã làm như vậy, trong tương lai họ sẽ làm như vậy, và trong hiện tại họ cũng làm như vậy.”

 

“Những kẻ sát sanh tìm đến và kết hợp với kẻ sát sanhkẻ trộm cắp …; kẻ tà dâm…; kẻ nói láo…; kẻ tham đắm rượu men, rượu nấu và chất gây nghiện tìm đến và kết hợp với kẻ tham đắm chất gây nghiện.

 

“ Những kẻ từ bỏ sát sanh tìm đến và kết hợp với những kẻ từ bỏ sát sanh; kẻ từ bỏ trộm cắp…; kẻ từ bỏ tà dâm…; kẻ từ bỏ nói láo…từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện tìm đến và kết hợp với kẻ từ bỏ rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện.”

 

“ Những kẻ có tà kiến tìm đến và kết hợp với những kẻ có tà kiến; những kẻ tà tư duy…;tà ngữ…; tà nghiệp…; tà mạng…; tà tinh tấn…; tà niệm…; tà định tìm đến và kết hợp với kẻ có tà định.

 

“ Những kẻ có chánh kiến tìm đến và kết hợp với những kẻ có chánh kiến; những kẻ chánh tư duy…; chánh ngữ…; chánh nghiệp…; chánh mạng…; chánh tinh tấn…; chánh niệm…; chánh định tìm đến và kết hợp với kẻ có chánh định.

 

 

                              Tương Ưng BK II, Ch14 (II-III ) tr. 273 -294 )

 

 

 

 

 

(3) Tứ Nhiếp Pháp ( Bốn phương cách thu phục nhân tâm )

 

“ Này các Tỷ-kheo, có bốn phương cách thu phục nhân tâm (Tứ Nhiếp Pháp). Thế nào là bốn? Bố thíái ngữ, lợi hành và đồng sự . Đây là bốn phương cách thu phục nhân tâm.”

 

                    Bố thí và ái ngữ,

                    Lợi hành và đồng sự

                    Vào những hoàn cảnh khác nhau trong đời,

                    Áp dụng tương xứng tùy trường hợp:

                    Bốn nhiếp pháp này,

                    Quan trọng như trục bánh xe quay.

 

                    Nếu không có nhiếp pháp này,

                    Thì cả mẹ và cha,

                    Không nhận được sự tôn trọng,

                    Và cung kính của con cái.

 

                    Nhưng các nhiếp pháp có hiện hữu,

                    Nên các bậc trí tôn trọng hành trì

                    Vì thế họ đạt được sự vĩ đại,

                    Và được ca ngợi rất nhiều.

 

                   

                    ( Tăng Chi BK I, Ch.IV, (IV):32; tr 610 -611)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8368)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6797)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5459)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4944)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5830)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6402)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5248)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 12047)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4795)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11294)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.