3. Duy Trì Cộng Đồng Bền Vững

06 Tháng Giêng 201916:09(Xem: 2639)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
 

 

3. DUY TRÌ CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG

 

(1) Tiêu chuẩn thẩm quyền

 

Người Bà-la-môn Vassakāra, vị đại thần của nước Magadha (Ma-kiệt-đà) hỏi Tôn giả Ānanda :

 

- Thưa Tôn giả Ānanda, có một vị Tỷ-kheo nào được Đức Phậtchỉ định như thế này: ‘Vị này sẽ là người các ông nương tựa sau khi ta nhập diệt , và giờ đây các ông sẽ trông cậy vào vị này’? (4)

 

-  Không có một vị Tỷ-kheo nào được Thê Tôn chỉ định như thế này: ‘Vị này sẽ là người các ông nương tựa sau khi ta nhập diệt, và giờ đây các ông sẽ trông cậy vào vị này.’

 

- Nhưng thưa Tôn giả Ānanda, có một vị Tỷ-kheo nào được Tăng đoàn lựa chọn và được một số trưởng lão Tỷ-kheo chì định như thế này: ‘Vị này sẽ là người các ông nương tựa sau khi Thế Tôn nhập diệt, và giờ đây các ông sẽ trông cậy vào vị này.’?

 

- Không có một vị Tỷ-kheo nào được Tăng đoàn lựa chọn và được một số trưởng lão Tỷ-kheo chì định như thế này: ‘Vị này sẽ là người các ông nương tựa sau khi Thế Tôn nhập diệt, và giờ đây các ông sẽ trông cậy vào vị này.’

 

 - Thưa Tôn giả Ānanda, nếu không có nơi nương tựa, thì lý do gì khiến quý vị có thể hòa hợp ?

 

- Này Bà-la-môn, không phải chúng tôi không có nơi nương tựaChúng tôi có nơi nương tựachúng tôicó Giáo pháp là nơi nương tựa của chúng tôi.

 

- Thưa Tôn giả Ānanda, Tôn giả nói rằng quý vị có Giáo pháp là nơi nương tựa. Lởi nói này phải được hiểu như thế nào ?

 

- Này Bà-la-môn, Thế Tôn đã ấn định qui trình rèn luyện cho các Tỷ-kheo, và thiết lập giới bổnPātimokkha (giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa). Vào những ngày Uposatha (ngày Bố Tát ) (5), tất cả chúng tôiđang sống lệ thuộc vào cùng một thôn làng sẽ cùng nhau họp mặt tại một chỗ, và khi họp mặt chúng tôiyêu cầu một vị đọc tụng lại giới bổn Pātimokkha. Trong lúc giới bổn Pātimokkha được đọc tụng, nếu có một Tỷ-kheo nhớ lại là đã phạm tội hay phạm giớichúng tôi sẽ giải quyết sự việc với vị ấy theo đúng Giáo pháp như chúng tôi đã được chỉ dạy. Không phải các Tôn giả giải quyết sự việc, mà chính Giáopháp đã giải quyết sự việc của chúng tôi.

 

 

                              ( Trung BK III, Kinh số 108, tr 122 – 124 )  

 

 

(2) Lý do để thiết lập các học pháp    

 

Tôn giả Upāli (Ưu-ba-li)  đi đến Thế Tônđảnh lễ Ngài, rồi ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn :

 

- Bạch Thế Tôndựa trên những nền tảng nào mà Như Lai đã thiết lập các học pháp cho đệ tử của Ngài và đọc tụng giới bổn Pātimokkha ?

 

- Này Upāli, Như Lai dựa trên mười nền tảng để thiết lập các học pháp cho các đệ tử và đọc tụng giới bổn Pātimokkha. Thế nào là mười ? (1) để Tăng chúng được an vui; (2) để Tăng chúng được thoải mái; (3) để để kiểm soát những người cứng đầu khó dạy; (4) để cho các Tỷ-kheo tốt có thể sống an ổn; (5) để chế ngự sự xâm nhập của các cấu uế trong hiện tại; (6) để loại trừ sự xâm nhập của các cấu uếtrong đời sống tương lai; (7) để đem lại lòng tin cho những kẻ chưa có dức tin; (8) để tăng trưởng lòng tin cho những người đã có đức tin; (9) để Diệu Pháp được tiếp tục tồn tại; và (10) để cổ xúy cho giới luậtNhư Lai đã dựa trên mười nền tảng này để thiết lập các học pháp cho các đệ tử và đọc tụng giới bổn Pātimokkha.

 

                              ( Tăng Chi BK IV, Ch X (IV):31, tr.333- 334)

 

 

(3) Sáu nguyên tắc hòa hợp

            -  Này các Tỷ-kheo, có sáu nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấphòa thuận và đoàn kết. Thế nào là sáu ?

 

          (1) - Ở đây, vị tỷ kheo giữ gìn những hành động từ ái về thân đối với các vị đồng tu, ở nơi công cọng cũng như chốn riêng tư. Đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấphòa thuận, và đoàn kết.

 

          (2) - Lại nữa, vị tỷ kheo giữ gìn những hành động từ ái về lời nói đối với các vị đồng tu, ở nơi công cọng cũng như chốn riêng tư. Đây cũng là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấphòa thuận, và đoàn kết.

 

          (3) - Lại nữa, vị tỷ kheo giữ gìn những hành động từ ái về ý đối với các vị đồng tu, ở nơi công cọng cũng như chốn riêng tư. Đây cũng là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấphòa thuận, và đoàn kết.

 

          (4) -  Lại nữa, vị tỷ kheo không ngại ngần chia sẻ bất cứ những gì vị ấy thâu nhận được một cách chơn chánh, kể cả chỉ là những gì có được trong bình bát, và cùng  san sẻ chúng với các huynh đệđồng tu có giới đức. Đây cũng là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng …

 

          (5) -  Lại nữa, vị tỷ kheo sống ở nơi công cọng cũng như ở chốn riêng tư, cùng với các vị đồng tu thành tựu những giới luật không bị bể vụn, không bị sai sót , không bị tỳ vết,  không bị hổn tạp, giải thoát, được người trí khen ngợi, không chấp thủ, đưa đến thiền định. Đây cũng là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng ...

 

          (6) - Lại nữa, vị tỷ kheo sống ở nơi công cọng cũng như ở chốn riêng tư, cùng với các vị đồng tu thành tựu tri kiến cao thượng và giải thoát, dẫn dắt người tu tập theo đúng con đường ấy đến chỗ đoạn tận hoàn toàn mọi  khổ đau. Đây cũng là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng…

 

          - Này các Tỷ-kheo, đây là sáu nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấphòa thuận, và đoàn kết.

 

                        ( Tăng Chi BK III, Ch VI ( II): 12, tr 22-23 )

 

 

(4) Mười nguyên tắc hòa hợp

 

Một thời, có một số Tỷ-kheo tụ họp trong hội trường, và khi các vị ấy đang  ngồi  với nhau thì bắt đầu tranh cãi và gây gỗ rồi đi đến tranh chấp nhau, đả thương nhau bằng những lời nói sắc bén như vũ khí. Vào buổi chiều, Thế Tôn sau khi xuất thiền, đi vào hội trường, ngồi xuống một chỗ ngồi đã được soạn sẵn. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo :

 

-  Này các Tỷ-kheo, vừa qua các thầy đang tham gia thảo luận việc gì trong lúc đang ngồi ở đây ? Câu chuyện gì đã bị gián đoạn ?

 

- Bạch Thế Tôn, sau khi đi khất thực về, sau buổi ăn, chúng con tụ tập trong giảng đường và khi chúng con đang  ngồi với nhau thì bắt đầu tranh cãi và gây gỗ rồi đi đến tranh chấp nhau, đả thương nhau bằng những lời nói sắc bén như vũ khí.

 

- Này các Tỷ-kheo, thật là không thích hợp đối với các thầy, là các thanh niên bộ tộc vì lòng tin đã xuất giatừ bỏ gia đìnhsống không gia đình, lại tranh cãi, gây gỗ và đi đến tranh chấp nhau, đả thương nhau bằng những lời nói sắc bén như vũ khí.

 

- Này các Tỷ-kheo, có mười nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng đưa đến gắn bó, không tranh chấphòa thuận, và đoàn kết. Thế nào là mười ?

 

(1) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo có giới đức, sống được chế ngự bằng giới bổn Pātimokkha, có đầy đủ chánh hạnh và oai nghi, thấy được sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt. Đã chấp nhận và thực hành các học pháp. Bởi vì vị Tỷ-kheo có giới đức …đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấphòa thuận, và đoàn kết.

 

(2) Lại nữa, vị Tỷ-kheo học tập nhiều, ghi nhớ những gì mình đã  học tập, và tích lũy những gì đã học tập. Những giáo pháp ấy tốt đẹp ở đoạn đầu, tốt đẹp ở đoạn giữa và tốt đẹp ở đoạn cuối, với ý nghĩa và lời văn chơn chánh, ca ngợi đời sống phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh và viên mãn – các giáo pháp này vị ấy đã học tập nhiều, ghi nhớ trong tâm, đọc tụng bằng lời, quán sát thẩm tra bằng ý, khéo thấm nhuầnvới chánh kiến. Bởi vì vị Tỷ-kheo học hỏi nhiều …đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thươngyêu và tôn trọng, đưa đến đoàn kết.

 

(3) Lại nữa, vị Tỷ-kheo có nhiều bạn bè tốt, bạn đồng hành tốt, bạn đồng tu tốt. Bởi vì vị Tỷ-kheo có nhiều bạn bè tốt …đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến đoàn kết.

 

(4) Lại nữa, vị Tỷ-kheo dễ sửa sai và sở hữu những đức tánh khiến cho vị ấy dễ sửa sai; vị ấy nhẫn nhục và chấp nhận những lời chỉ dạyvới thái độ tôn kính. Bởi vì vị Tỷ-kheo dễ sửa sai…đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến và đoàn kết.

 

(5) Lại nữa, vị Tỷ-kheo khéo léo và tinh cần trong khi làm những công việc đa dạng cần phải làm cho các bạn đồng tu; vị ấy có sự  tìm tòi hiểu biết thích hợp cho các việc ấy, và có khả năng thực hiện và sắp xếp mọi việc một cách đúng đắn. Bởi vì vị Tỷ-kheo khéo léo và tinh cần… đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến và đoàn kết.

 

(6) Lại nữa, vị Tỷ-kheo yêu thích Giáo pháp và vui vẻ đưa ra những lời khẳng định đầy niềm hoan hỷ  cao thượng về Giáo pháp và Giới luật. Bởi vì vị Tỷ-kheo yêu thích Giáo pháp… đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến và đoàn kết.

 

(7) Lại nữa, vị Tỷ-kheo đã khởi tâm tinh tấn từ bỏ các pháp bất thiện và thành tựu các thiện pháp; vị ấy dũng mãnhvững vàng trong mọi nỗ lực, không bỏ bê nhiệm vụ tu tập các thiện pháp. Bởi vì vị Tỷ-kheo đã khởi tâm tinh tấn…. đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến và đoàn kết.

 

(8) Lại nữa, vị Tỷ-kheo hài lòng với bất cứ loại y áo, đồ ăn khất thực, chỗ  cư ngụ, thuốc men và các phẩm vật trị bệnh.  Bởi vì vị Tỷ-kheo hài lòng với bất cứ loại y áo… đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến và đoàn kết.

 

(9) Lại nữa, vị Tỷ-kheo luôn giữ chánh niệmthành tựu chánh niệm và tỉnh giác tối thượng, là người ghi nhớ và hồi tưởng lại những gì đã làm và đã nói từ lâu. Bởi vì vị Tỷ-kheo luôn giữ chánh niệm… đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến và đoàn kết.

 

(10) Lại nữa, vị Tỷ-kheo có trí tuệthành tựu trí tuệ để thấy được sự sanh diệt của các pháp,  là trí tuệcao thượng và thể nhập thâm sâu, đưa đến đoạn tận hoàn toàn mọi khổ đau. Bởi vì vị Tỷ-kheo có trí tuệ… đây là một nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến và đoàn kết.

 

- Này các Tỷ-kheo, đây là  mười nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng đưa đến gắn bó, không tranh chấphòa thuận, và đoàn kết.

 

                              ( Tăng Chi BK IV, Ch X (V):50, tr 538 -362 )

                   

 

(5)Bảy điều kiện để hòa hợp xã hội

 

Một thời, Thế Tôn đang trú ở nước Vesāli (Tỳ-Xá-Ly) tại điện thờ Sārandada. Bấy giờ có một số người Licchavis đi đến Thế Tônđảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các người ấy rằng :

 

- Này các người Licchavis, ta sẽ giảng cho các ông về bảy nguyên tắc để không bị suy tàn. Hãy chú tâmlắng nghe. Ta sẽ giảng.

 

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

 

 Các người Licchavis vâng đáp Thế TônThế Tôn nói như sau :

 

- Này các người Licchavis, thế nào là bảy nguyên tắc để không bị suy tàn?

 

 (1) - Này các người Licchavis, bao lâu mà dân Vajjis (Bạt-kỳ) thường hội họp, và tổ chức các buổi hội họp thường xuyên , thì  họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

 

(2) – Bao lâu mà dân Vajjis hội họp trong sự hòa hợp, giải tán trong sự hòa hợp, và tiếp tục công việc của họ trong sự hòa hợp, thì họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

 

(3) – Bao lâu mà dân Vajjis không làm những gì luật lệ không cho phép và không hủy bỏ những gì luật lệđã cho phép, nhưng họ tiến hành công việc theo các truyền thống xưa cổ mà dân Vajjis đã được phép làm, thì  họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

 

(4) ) – Bao lâu mà dân Vajjis vinh danh, kính trọngtôn sùng và đảnh lễ những bậc trưởng lão Vajjis và xem những vị này xứng đáng được lắng nghe, thì  họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

 

(5) – Bao lâu mà dân Vajjis không dùng vũ lực để bắt cóc vợ và con gái của gia đình người khác, và ép buộc những người này phải sống với họ,  thì  họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

 

(6) – Bao lâu mà dân Vajjis vinh danh, kính trọngtôn sùng và đảnh lễ các nơi thờ tự truyền thống của người Vajjis, ở trong và ngoài thành phố, và không lãng quên các buổi cúng tế đúng pháp đã được thực hiện trong quá khứ, thì  họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

 

(7) – Bao lâu mà dân Vajjis vẫn hộ trì đúng đắncung cấp nơi cư ngụ và sự bảo vệ an toàn cho các bậc A-la-hán, để cho các bậc A-la-hán chưa đến sẽ có thể đến trong tương lai, và những bậc A-la-hán đã đến có thể thoải mái cư ngụ tại đó, thì họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

 

- Này các người Licchavis, bao lâu mà bảy nguyên tắc để không bị suy tàn này vẫn được dân Vajjis tiếp tục thực hiện, và dân Vajjis được xem như đã duy trì vững vàng các nguyên tắc này, thì  họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

 

                              ( Tăng Chi BK III, Ch7 (III) : 19, tr 296 -298 )

 

 

(6)Bảy điều kiện để hòa hợp tăng chúng

 

Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo :

 

-  Này các Tỷ kheo, Ta sẽ giảng cho các thầy bảy nguyên tắc để không bị suy tàn. Hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ giảng.

 

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo vâng đáp Thế TônThế Tôn giảng như sau:

 

- Và này các Tỷ kheo, thế nào là bảy nguyên tắc để không bị suy tàn ?

 

(1) - Bao lâu mà các Tỷ-kheo thường hội họp, và tổ chức các buổi hội họp thường xuyên , thì  họ sẽ được phát triển, không bị suy tàn.

 

(2) – Bao lâu mà các Tỷ-kheo hội họp trong sự hòa hợp, giải tán trong sự hòa hợp, và tiếp tục công việc của Tăng đoàn  trong sự hòa hợp, thì họ sẽ được phát triển, không bị suy tàn.

 

(3) ) – Bao lâu mà các Tỷ-kheo không làm những gì luật lệ  không cho phép và không hủy bỏ những gì luật lệ đã cho phép, nhưng họ tiến hành công việc theo các học pháp mà họ đã được phép làm, thì  họ sẽ được phát triển, không bị suy tàn.

 

(4) – Bao lâu mà các Tỷ-kheo vinh danh, kính trọngtôn sùng và đảnh lễ những bậc Tỷ-kheo trưởng lãothâm niên, cao tuổi hạ, là các bậc cha và người hướng dẫn của Tăng chúng, và xem những vị này xứng đáng được lắng nghe, thì họ sẽ được phát triển, không bị suy tàn.

 

(5) – Bao lâu mà các Tỷ-kheo không bị chi phối bởi tham ái khởi sinh, đưa đến hình thành một đời sống khác, thì họ sẽ được phát triển, không bị suy tàn.

 

(6) – Bao lâu mà các Tỷ-kheo vẫn chú tâm đến việc cư trú trong rừng, thì họ sẽ được phát triển, không bị suy tàn.

 

(7) – Bao lâu mà các Tỷ-kheo mỗi người đều tự mình thiết lập chánh niệm, khiến cho các bạn đồng tuchưa đến sẽ có thể đến ở trong tương lai, và những vị đồng tu đã đến có thể sống an lạc ở đây, thì họ sẽ được phát triển, không bị suy tàn.

 

- Này các Tỷ kheo,  bao lâu mà bảy nguyên tắc để không bị suy tàn này vẫn được các Tỷ-kheo tiếp tụcthực hiện, và các Tỷ-kheo được xem như đã duy trì vững vàng các nguyên tắc này, thì  họ sẽ được phát triển, không bị suy tàn.

 

 

                              ( Tăng Chi BK III, Ch7 (III) : 19, tr305 -307)

 

 

(7) Chăm sóc người bệnh

 

-  Này các Tỷ kheosở hữu năm đức tánh này, một người chăm sóc đủ khả năng chăm sóc một người bệnh. Thế nào là năm ?

 

(1) Người này có khả năng pha thuốc.

(2) Người này biết cái gì có lợi ích và cái gì có hại, do đó người ấy giữ lại cái không có lợi và đưa ra những gì có lợi ích.

(3) Người này chăm sóc người bệnh với tâm từ, chứ không phải vì các phần thưởng vật chất.

(4) Người này không ghê tởm khi phải dọn phân, nước tiểu, đồ nôn mửa, hay nước bọt.

(5) Thỉnh thoảng, người này có khả năng chỉ dẫn, khuyến khích, khơi nguồn cảm hứng và làm cho người bệnh phấn khởi bằng một bài Pháp thoại.

Sở hữu năm đức tánh này, một người chăm sóc đủ khả năng chăm sóc một người bệnh.

 

Sở hữu năm đức tánh này, một người bệnh được chăm sóc dễ dàng. Thế nào là năm ?

(1) Người này làm những gì có lợi ich

(2) Biết dùng vừa phải những gì có lợi ích.

(3) Có dùng thuốc men

(4) Người này tiết lộ chính xác những triệu chứng bệnh của mình cho người chăm sóc tốt bụng biết; tường trình, đúng như trường hợp của mình, rằng tình trạng sức khỏe của mình đang tệ hại hơn, hay đang tiến triến tốt hơn, hay vẫn giữ nguyên như cũ.

(5) Người này có thể kiên nhẫn chịu đựng những cảm thọ về thân đang  khởi lên, đau đớn, khốc liệt, đau nhói, đau như dao đâm, đau kinh khủng, rất khó chịu, vắt kiệt sức sống.

 

Sở hữu năm đức tánh này, một người bệnh được chăm sóc dễ dàng.

 

 

                    ( Tăng Chi BK II,  Ch.V (XIII):123-124, tr.541-543 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8278)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6752)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa. Ngài Long Thọ đã trao truyền giáo huấn thậm thâm về tri kiến tánh Không của dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù Sư Lợi, trong khi ngài Vô Trước thì trao truyền giáo huấn về pháp hành bồ tát sâu xa của dòng truyền thừa từ Đức Di Lặc.
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5399)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc:
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 4879)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 5796)
Mushin là một trong những nhà sư rạng rỡ hơn ai hết, trong tu viện. Sự an lạc và tính tình vui vẻ của ông, đã gây nguồn cảm hứng cho những ai tiếp xúc với ông.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6340)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5218)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con người dựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 11791)
“Mặc dù trải qua 100 năm từ khi có sự bắt đầu những nghiên cứu khoa học về đạo Phật ở Châu Âu, tuy vậy, chúng ta vẫn còn đang mơ hồ về nền tảng giáo lý của tôn giáo nầy và tính triết học của nó. Chắc chắn không có một tôn giáo nào khác đã chứng tỏ một cách rất kiên định để làm sáng tỏ những trình bày có tính hệ thống của mình.”
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 4759)
Như kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”. Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không. Tất cả đều chẳng thành”. Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụ là hiện thân của Ngài. Pháp thân Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Phật Thích Ca.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 11233)
Phản chiếu trên việc một đối tượng duyên sinh như thế nào – sinh khởi phụ thuộc trên nhân và duyên, phụ thuộc trên những bộ phận của nó, và phụ thuộc trên tư tưởng – hổ trợ vô cùng để vượt thắng cảm nhận rằng đối tượng tồn tại trong nó và của chính nó.