Trọng Tâm Của Lòng Từ Bi Trong Đời Sống Và Xã Hội Loài Người

17 Tháng Tám 201200:00(Xem: 27955)

TRỌNG TÂM CỦA LÒNG TỪ BI
TRONG ĐỜI SỐNG VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đại Học Stanford / October 14, 2010
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 7-5-2012

stanford_university_s_president-contentStanford University's President:

Tôi thật là vinh dự chào đón Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trở lại Stanford. Chúng tôi vui mừng rằng Vụ Đời sống Tôn Giáo, khoa Y và Trung tâm Nghiên cứu Từ Bi và Vị Tha của trường chúng ta có thể giúp chúng ta tổ chức sự kiện tuyệt vời này. Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện diện hôm nay với chúng ta và người thông dịch lâu nay của ngài Geshe Jinpa, người đã giúp để thực hiện cuộc viếng thăm này và Bác sĩ Jim Doty, đứng đầu Trung Tâm Nghiên cứu Từ Bi và Vị Tha. Hôm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ nói về trọng tâm của lòng từ bi,...

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Hai vấn đề ngay lập tức ấn tượng đối với tôi. Ngài là một cá nhân với niềm hoan hỉ và hạnh phúc rực sáng (cười). Các bạn có thể cảm nhận điều ấy. Niềm hoan hỉ với cuộc sống, niềm hoan hỉ với sáng tạo tự nhiên hiển hiện với sự hiện diện và thuyết giảng của ngài (vổ tay). Điều khác nữa mà tôi khám phá ngài có một khả năng tiếu lâm kỳ diệu, và ngài có thể làm cho mọi người cười mà không làm cho bất cứ người nào cảm thấy bị tổn thương (vổ tay). Và tôi đã học hỏi khi tôi hiện diện cùng với ngài. Xin hãy cùng với tôi chào mừng Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma trở lại Stanford.

***

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:

dalialama02345-contentChào buổi sáng đến tất cả mọi người.

Anh chị em thân mến, đặc biệt là người thân hữu lâu năm Jim[1]. Thật sự tôi rất vui mừng được đến đây để gặp gở mọi người. Một số là người thân quen đã lâu, và hầu hết các vị là mới. Tôi cảm thấy rất quan trọng để gặp gở và chia sẻ một số quan điểm của tôi, chính yếu là những kinh nghiệm của riêng tôi và cũng như tôi nghĩ là một số quán chiếu. Tôi nghĩ ở đằng ấy, những sinh viên trẻ tuổi mà tôi cho là tôi có kinh nghiệm hơn (cười). Các bạn chỉ vừa mới bắt đầu một cuộc đời thật sự, còn tôi đã sắp nói lời giả biệt, bye bye (cười). Nên có một số quan điểm lợi lạc mà tôi đã có kinh nghiệm, các bạn có thể học hỏi và có thể có một số lợi ích nào đó. Rồi thì đến phần câu hỏi và trả lời. Qua cách ấy tôi cũng tiếp nhận được sự gọi là học hỏi từ những câu hỏi khác nhau và đôi khi là những câu hỏi mà tôi chưa từng nghĩ đến, những câu hỏi chưa từng xảy ra, và chúng thật là lợi ích để nghĩ về những vấn đề mới mẻ trong cách ấy, như thế cũng có nhiều lợi lạc cho chính tôi. Nên tôi rất vui mừng và dĩ nhiên tôi cũng muốn cảm ơn những người đã tổ chức buổi gặp gở này.

Khi tôi nói với mọi người, cũng chính phía tôi không có tư duy rào cản nào, và khi các bạn đặt câu hỏi từ phía các bạn cũng không nên cảm thấy có bất cứ rào cản nào. Chúng ta cùng là những con người, một cách tâm lý, một cách cảm xúc, một cách vật lý, chúng ta là giống nhau. Rồi thì bất chấp kinh nghiệm là thế nào, tất cả chúng ta đều khao khát đạt đến một đời sống hạnh phúc và mọi người có quyền để đạt đến đời sống hạnh phúc. Vậy thì giống nhau, 100 % giống nhau trên trình độ này. Và một cách đặc biệt bây giờ, thế giới ngày nay, trong thực tế không còn nữa khái niệm về chúng ta và họ, trong toàn bộ gần bảy tỉ con người nên xem căn bản như là 'chúng ta' bởi vì tương lai con người phụ thuộc vào họ. Vì vậy trong sự quan tâm của cá nhân các bạn nên nghĩ về cả hành tinh, cả nhân loại, đấy là thực tế.

Không phải như thời xưa. Vào thời xưa, khái niệm chúng ta và họ rất mạnh mẽ, bởi vì ít nhiều quan tâm một cách độc lập hơn. Nên theo hoàn cảnh ấy tạo nên những quan niệm của chiến tranh, tàn phá họ và chiến thắng cho chúng ta. Bây giờ khái niệm ấy đã lỗi thời, bởi vì thực tế mới, không còn nữa khoảng cách hay sự riêng biệt.

Bây giờ đề tài thuyết giảng của tôi là, Từ Bi và Xã Hội Loài Người. Thật sự chủ đề có những từ ngữ khác hay tựa đề khác. Nhưng ít nhiều gì một trăm bài giảng của tôi cùng chủ đề.

Tôi nghĩ trước nhất tôi tin rằng, loài người chúng ta, bản chất tự nhiên hay theo những người tin tưởng ở đấng tạo hóa, rồi thì con người chúng ta được tạo ra như những động vật xã hội. Bất cứ động vật xã hội nào, nhằm để sống còn thì hợp tác hay thống nhất cộng đồng là rất quan yếu. Ngay cả những động vật bé nhỏ, những động vật bé nhỏ đó không có tín ngưỡng, không có hiến pháp, không có chính phủ, nhưng chúng làm việc với nhau, bởi vì thiên nhiên tạo ra sự tồn tại lệ thuộc trên cộng đồng.

Nên chúng ta cũng là những động vật xã hội, nên nhân tố quan trọng đưa chúng ta đến gần nhau là lòng tốt bụng, nhiệt tâm. Và sự hợp tác chân thành, hoạt động cùng nhau với ý nghĩa trách nhiệm để chăm sóc những quan tâm chung. Nên sự thống nhất và tình thân hữu là rất quan trọng. Tình bạn từ quyền lực, từ tiền của là tình bạn giả tạo. Tình bạn chân thành là căn cứ trên sự tin tưởng.

Tin tưởng đến từ sự chân thành, trong sáng và trung thực. Rồi thì tin tưởng hiện hữu - trên căn bản của tin tưởng, tình thân hữu thật sự hiện diện. Vì chúng ta là những động vật xã hội, nên tình thân hữu chân chân thành hay ý nghĩa của một cộng đồng rất quan trọng. Cho đến khi mà tin tưởng hiện hữu trong tuệ giác sâu thẩm, khi tính vị kỷ, tính vị kỷ mạnh mẽ ở đấy luôn luôn có thể lừa dối người khác, bắt nạt kẻ khác, bóc lột kẻ khác nên khi mà loại thái độ tinh thần ấy, khuynh hướng tinh thần ấy ở đấy, chúng ta không thể nói năng chân thật, trung thực, trong sáng. Đấy là một loại đạo đức giả nào đấy, mĩm cười nhưng có động cơ khác.

Vậy thì trên căn bản làm sao chúng ta có thể phát triển sự tin tưởng? Nên sự cởi mở hay quan tâm chân thành đến sự cát tường của kẻ khác, đấy là trung tâm. Vậy thì, loài người như những động vật xã hội, những nền tảng hay căn bản cho sự thành công của chúng ta hay sự hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc trên động cơ ấy, động cơ từ bi.

Bây giờ quan tâm đến từ bi, tôi thường nói với mọi người và theo sự quán chiếu của tôi, một cách căn bản trên ba cách, ba phương pháp, hay ba phương thức tiếp cận khác nhau để thúc đẩy giá trị căn bản của con người.

Một là tôn giáo truyền thống, Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo và nhiều nữa như nhiều người Ấn Giáo tin tưởng trong đấng tạo hóa. Nên các tôn giáo tin tưởng trong đấng tạo hóa, khi họ diễn tả đấng tạo hóa là lòng thương yêu vô hạn và qua cách ấy. Khi bạn hoàn toàn dâng hiến hay quy phục chính bạn đến Thượng Đế, đấng tạo hóa mà đấy là lòng thương yêu vô hạn thì điều ấy sẽ làm giảm thiểu thái độ vị kỷ. Rồi thì tôn giáo nào cũng nói đến tình thương, từ bi và tha thứ. Những thứ này cho dù triết thuyết khác nhau đều ban bố cùng một thông điệp. Đấy là một cách để thúc đẩy từ bi hay nhiệt tình.

Rồi thì thứ hai là những tôn giáo không truyền thống Phật Giáo, Kỳ Na Giáo. Một cách chính yếu là hai tôn giáo này không có khái niệm đấng tạo hóa mà là luật nhân quả. Vậy thì qua cách ấy, qua quan điểm ấy, chính chúng ta là tạo hóa. Nên tất cả những loại hạnh phúc hay khổ đau, tất cả những thứ này là qua sự tạo tác của chúng ta. Chúng ta thực hiện những hành động đúng đắn làm lợi ích cho người khác, hổ trợ người khác đem đến niềm hạnh phúc nào đó, sự vui sướng nào đó cho người khác. Kết quả? Chúng ta sẽ được lợi lạc. Từ bất cứ hành động nào chúng ta làm tổn hại người khác, đem đến khổ đau cho người khác, kết quả các bạn sẽ phải đối diện những hậu quả cá nhân. Đấy là luật nhân quả. Đấy cũng là một cách để thúc đẩy những giá trị này bởi vì tôi muốn hạnh phúc và tôi không muốn khổ đau. Vì vậy tôi phải nghĩ một cách nghiêm túc về các nguyên nhân của hai loại kinh nghiệm này vì tôi muốn một đời sống hạnh phúc, nên tôi phải thực hiện những hành vi nào đó giúp đở người khác, những điều làm lợi lạc cho người khác vì tôi không muốn khổ đau nên tôi không nên làm tổn hại người khác. Đấy cũng là một cách để thúc đẩy ...

Rồi thì phán xét trên toàn thể bảy tỉ con người, đại đa số không thích thú với tôn giáo hay bất cứ tín ngưỡng nào. Họ cũng là những con người, điều ấy cũng rất quan trọng vì là căn bản của sáu tỉ con người. Nếu không phải là đa số cũng là một phần quan trọng trong bảy ti con người, một cách căn bản là những người không tín ngưỡng. Nên một số người, một số tôn giáo, ô không, một số nhà tư tưởng nghĩ rằng bất cứ đạo đức nào cũng phải căn cứ trên niềm tin tôn giáo. Dĩ nhiên họ có lý do riêng của họ, nhưng nếu chúng ta tin tưởng như vậy, thì sự việc sẽ trở nên rất hẹp hòi. Nên bây giờ ở đây, một cách chính yếu theo truyền thống của Ấn Độ. Hiến pháp của Ấn Độ, đi theo chủ nghĩa thế tục. Nên đôi khi một số người bạn của tôi, một số Ki Tô, Một số Hồi Giáo, khi họ nghe chữ "chủ nghĩa thế tục" họ liên tưởng đến điều gì đấy, không tôn trọng tôn giáo.

Nên tôi không nghĩ, theo sự thấu hiểu của Ấn Độ, chủ nghĩa thế tục đúng hơn là tôn trọng tất cả mọi tôn giáo, không có tôn giáo cá nhân bởi vì Ấn Độ qua hàng nghìn năm có rất nhiều truyền thống ở đấy. Nên chúng ta phải tôn trọng tất cả mọi truyền thống tôn giáo. Do vậy, theo quan điểm "chủ nghĩa thế tục" không có nghĩa là không tôn trọng. Và cũng như trong thời xưa, tôi nghĩ là hơn hai nghìn năm, gần ba nghìn năm, ở Ấn Độ, trong nhiều trường phái tư tưởng, có một trường phái hư vô chủ nghĩa. Một số người bạn Ấn Độ đã nói với tôi, trong hai, ba nghìn năm, nhiều đại tư tưởng gia, lãnh tụ tôn giáo, tranh luận hay bình phẩm về quan điểm ấy. Nhưng con người chủ trương quan điểm ấy được biết như rishi[2] hay seer, được tôn trọng.

Một người bạn Ấn Độ của tôi, vốn là một cựu quyền thủ tướng, một lần nói với tôi rằng, tại sao hệ thống dân chủ thành công ở Ấn Độ, gần bảy mươi năm qua. Bởi vì hàng nghìn năm họ có thói quen tôn trọng những người có quan điểm khác nhau, và cho đến khi mà quan điểm hư vô chủ nghĩa được lưu tâm thì bị phê phán kịch liệt nhưng những người chủ trương quan điểm ấy được tôn trọng.

dalialama02346-contentDo thế, chủ nghĩa thế tục, tôi thường cố gắng thúc đẩy những giá trị nhân bản và từ bi trong chủ nghĩa thế tục. Điều ấy không chống đối bất cứ tôn giáo nào cả. Nhưng tôi thật sự tin rằng tất cả mọi tôn giáo đều xuất phát từ nền tảng ấy. Nên tất cả mọi tôn giáo đứng trên căn bản những phẩm chất tốt đẹp của con người. Căn bản trên giá trị con người ấy là chủ nghĩa thế tục.

Bây giờ ở đây, cách thúc đẩy những giá trị nội tại, chủ nghĩa thế tục, như thế nào? Thứ nhất, con người chúng ta, như những động vật có vú khác, như chó, mèo, hay nhiều loài chim, chúng sống còn phụ thuộc trên sự chăm sóc của kẻ khác. Một cách đặc biệt trên sự chăm sóc của bà mẹ. Nên nhân loại chúng ta, chính đời sống chúng ta bắt đầu bằng cách ấy. Nên ngay khi chúng ta sinh ra, kinh nghiệm đầu tiên của chúng ta, và kinh nghiệm hạnh phúc là sự chăm sóc của bà mẹ và cung cấp sửa cho chúng ta. Nên vào lúc ấy, đứa bé tuy không có ý thức gì về con người ấy là ai, nhưng nhân tố sinh học, thì có lòng tin tưởng vô biên vào người đang chăm sóc ấy. Và khi bà mẹ chăm sóc, với tình cảm sung sướng vô hạn. Bằng cách ấy sự sống của chúng ta bắt đầu. Và những ai tiếp nhận tối đa tình cảm, sự săn sóc tối đa từ cha mẹ chúng ta, đặc biệt là bà mẹ, cả cuộc đời, cảm xúc sâu xa bên trong ổn định hơn nhiều, hạnh phúc hơn nhiều. Trái lại, những người vào thời thơ ấu thiếu vắng tình cảm, sẽ rất khó khăn; một lần nọ ở Ba Lan và nhiều năm trước, tôi nghĩ lần đầu tiên tôi thăm viếng ở đấy, những đứa trẻ mồ côi, mà họ gọi là những đứa trẻ vô thừa nhận. Thật là kinh khủng. Dĩ nhiên, những cha mẹ nuôi cuối cùng trở thành những người cha mẹ thật sự thì sẽ khác, bằng khác đi thì rất khó khăn. Và đặc biệt những đứa trẻ, bị ngược đãi thời thơ ấu, trải nghiệm sự ngược đãi, tôi nghĩ cả quảng đời còn lại có những rắc rối trong đầu, và sức khỏe thân thể cũng có sự liên hệ.

Tôi vui mừng với trường hợp của tôi rằng dù cha mẹ tôi chỉ là những nông dân không học vấn nhưng rất từ bi. Đặc biệt là mẹ tôi, cha tôi thì đôi khi nổi giận (mọi người cười). Hầu như không bao giờ thấy dấu hiệu tiêu cực trên khuôn mặt bà, không bao giờ thấy. Thái độ từ bi của bà không chỉ đối với con cái của bà mà đối với những đứa trẻ khác nữa. Đặc biệt là con cái của những người hành khất, bà biểu lộ sự quan tâm từ ái rất nhiều. Hay đôi khi tôi chia sẻ một sự kinh nghiệm dại khờ, bởi vì mẹ tôi rất yêu thương tôi, như thông thường, bà mẹ điệu con trên vai bà. Và tôi thường nắm hai lỗ tai bà, và nếu tôi muốn đi về phía này tôi kéo lỗ tai bên này (mọi người cười), và về phía ngược lại thì kéo lỗ tai kia thế này. Nếu mẹ tôi không nghe theo thì tôi khóc la, và hai chân tôi dùng dằng (cười). Tôi nghĩ là tôi đã hành động như một đứa trẻ nghịch ngợm, hư đốn. Tôi nghĩ rằng kinh nghiệm ấy thật sự ấn tượng trong tâm tôi một cách sâu sắc. Nên tôi nghĩ có lẻ, lòng từ bi của tôi, dĩ nhiên là trong sự thực hành Phật Giáo có sự hổ trợ vô biên, những chính hạt giống ấy đến từ mẹ tôi.

Rồi thì bởi vì từ trình độ cảm xúc, bất chấp khó khăn như thế nào, nhưng sâu bên trong là sự cởi mở tâm hồn, trái tim từ bi, điều ấy mang đến sự vững vàng nội tại, ít sợ hãi hơn. Điều ấy cũng quan trọng cho nhân tố thể xác. Nên bây giờ:

1- Lý do thứ nhất, mọi người đều đến từ bà mẹ. Tất cả có cùng hạt giống từ bi yêu thương. Không cần phải hỏi. Không ai có thể tranh cải về điều ấy.

2- Lý do thứ hai là sử dụng cảm giác chung của chúng ta. Cho dù Đông, Tây, Nam, Bắc, bất cứ thuộc nhóm người nào, bất cứ gia đình nào, nơi nào có không khí từ bi hơn, tình cảm gia đình luôn luôn hạnh phúc hơn. Và những gia đình xóm giềng, gia đình nào thường có giận dử, ganh tỵ, không có không khí hòa bình, không có không khí hạnh phúc. Nơi nào gia đình đầy tình cảm, đầy sự tin tưởng, đầy tỉnh thân hữu thì hạnh phúc hơn. Niếm hạnh phúc ấy không thể được mang đến bằng tiền bạc. Gia đình giàu có, căn bản giá trị con người này thiếu vắng thì không thiết có hạnh phúc. Gia đình nghèo, tiện nghi vật chất nghèo nàn nhưng có căn bản con người này thì hạnh phúc hơn. Đấy là sử dụng cảm giác thông thường của chúng ta.

3- Rồi thì lý do thứ ba, sự tìm kiếm khoa học. Sự sợ hãi liên tục, giận dữ , thù ghét liên tục duy trì ở đây (hai tay chỉ vào đầu), thật sự xói mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Một số nhà khoa học nói thế. Tâm tĩnh lặng, tâm từ bi, đôi khi tăng cường khả năng này. Do vậy, tôi thường đề cập, một trường hợp, tôi nghĩ, một trường hợp ở New York, trong một cuộc gặp gở với những nhà khoa học. Loại họp mặt như thế tôi nghĩ là đã ba mươi năm, chúng tôi tiến hành thảo luận về đề này loại này. Trong một trường hợp, một bác sĩ trình bày rằng, những người nào thường sử dụng chữ tôi, của tôi (I, my, mine) thì có nhiều cơ hội bị nhồi máu cơ tim hơn (mọi người cười). Vị bác sĩ ấy không giải thích, nhưng tôi nghĩ, ô, có thể đúng là bởi vì những người thường phát ra những chữ này từ miệng của họ, thì đơn giản thường phản chiếu sự suy nghĩ của họ. Dĩ nhiên, một cách, là người ấy khá trung thực, biểu lộ những gì họ suy nghĩ. Nhưng đôi khi rõ ràng hơn, thật sự là sự suy nghĩ sâu hơn, chỉ phát biểu những từ ngữ tốt đẹp (cười). Nên, quý vị thấy con người nào thường phát ra những lời này, sâu xa trong họ cảm nhận về cái "tôi" là trung tâm, thái độ vị kỷ. Với điều này như tôi đã đề cập trước đây, đôi khi tôi cảm thấy cánh cửa nội tại bị đóng lại. Với cảm giác ấy, thật khó để giao tiếp với những người khác, với những thành viên đồng loại mà sự sống thành tựu lệ thuộc trên họ. Nhưng những người mà quý vị cảm thấy hơi bất mãn. Điều ấy mang cảm nhận không an toàn sâu xa bên trong, cảm nhận cô đơn. Điều ấy làm cho áp huyết tăng cao, quá nhiều căng thẳng, quá nhiều băn khoăn, nên đưa đến nhồi máu cơ tim.

Do vậy, việc sử dụng ba lý do tiềm tàng này, chúng ta có thể sử dụng ba lý do này - vâng ba cung cách thế tục này, không nói về tôn giáo, không nói về kiếp sống tới hay thiên đàng. Chỉ đơn giản là làm thế nào để là những con người hạnh phúc, làm thế nào để là những gia đình con người hạnh phúc. Chỉ tiền bạc mà thôi. Không.

Bây giờ ở đây, tôi thường do bởi, ngày nay, bởi vì tôi phát triển một quan điểm mới ở đây, quan điểm mới. Rằng quá khứ, tối thiểu, tôi nghĩ là ba hay bốn nghìn năm, hay năm nghìn năm, chúng ta phát triển tôn giáo. Và điều ấy cung ứng hy vọng khi chúng ta đối diện với những hoàn cảnh tuyệt vọng, chúng ta cầu nguyện Thượng Đế hay Đức Phật. Điều ấy cung ứng một niềm hy vọng nào đấy. Và khoảng ba trăm năm trở lại. Khoa học phát triển. Với kỷ thuật phát triển, nhiều thứ trước đây chỉ cầu nguyện, bây giờ những thứ ấy trở thành hiện thực với kỷ thuật và khoa học. Nên chúng ta vô cùng thích thú. Bây giờ tất cả mọi hy vọng chúng ta đặt vào khoa học và rất nhiều thay đổi tích cực phát triển.

Điều này mới đây cũng ở Patna, thủ phủ của bang Bihar, Ấn Độ, Đạo Tràng Giác Ngộ cũng ở tiểu bang này. Ở Patna, chính quyền bang này đang xây dựng một ngôi chùa khổng lồ, một số lễ lạc, lễ khánh thành, thủ hiến đã mời tôi và một số đại biểu từ những quốc gia khác, tôi ở đấy. Và rồi thì thủ hiến, với lời khai mạc, quý vị thấy, ông đề cập tại một điểm, ông đề cập với sự gia hộ của Đức Phật, bang Bihar sẽ rộ nở, kinh tế sẽ phát triển.

Và đến phiên tôi phát biểu. Tôi biết rất rõ vị thủ hiến. Nên tôi nói nửa đùa nửa thật. Tôi đề cập, nếu sự phát triển thịnh vượng của một tiểu bang nghèo Bihar qua sự gia hộ của Đức Phật, thế thì tôi nghĩ tiểu bang Bihar phải phát triển rất lâu rồi, bởi vì sự gia hộ của Đức Phật luôn luôn ở đấy. Nhưng cho đến khi vị thủ hiến tài năng đến, thì sự phát triển vẫn không xảy ra. Cho nên, sự gia hộ của Đức Phật có thể ở đấy, nhưng sự gia hộ của Đức Phật phải qua tay con người, hành động của con người. Tôi tin như thế. Tôi nghĩ trong vài nghìn năm qua, chúng ta chỉ cầu nguyện, nhưng không toại nguyện với điều ấy. Qua kỷ thuật, nhiều lợi lạc đã đến. Bây giờ, vào cuối thế kỷ 20, những người có tất cả những tiện nghi này, những tiện nghi vật chất, bây giờ bắt đầu cảm thấy sự giới hạn của những giá trị vật chất.

Tôi nghĩ, quý vị, quý vị biết nhiều hơn tôi nghĩ về những điều này. Những người Hoa Kỳ, quý vị thấy, quý vị có tất cả những tiện nghi vật chất, có phải không, nói một cách tổng quát. Dĩ nhiên, Hoa Kỳ có những người nghèo, cũng có nhiều người nghèo ở đấy, gợi lại khoảng cách khổng lồ giữa con người. Nên thế nào đi nữa, con người bắt đầu cảm thấy có sự giới hạn và trong các nhà khoa học cũng thế, trước khi họ chỉ nhìn và quán chiếu hay khảo sát điều gì đấy, những thứ ngoại tại. Họ không chú ý nhiều về chính những tính chất khoa học của họ. Nên bây giờ, do bởi nhiều sự phát triển về khoa học não bộ, khoa học thần kinh, nên có sự chú ý nhiều hơn về tâm, mối quan hệ giữa tâm thức và não bộ. Có sự biệt lập hoàn toàn trên tâm thức hay không? Bây giờ những thứ này dần dần phát triển. Có trình độ kinh tế. Rồi thì ở trình độ thực tiển, những nhà y học bây giờ nhận ra rằng cảm xúc chúng ta là rất quan trọng cho sức khỏe lành mạnh.

dalialama02347-contentMới đây, một vài trường hợp, họ đã gặp gở trong một nghị trình gọi là "tinh thần cường tráng, thân thể khỏe mạnh". Không có điểm nào lãng quên về một tâm thức khỏe mạnh. Nên các nhà khoa học trong lãnh vực y học, bây giờ đang bắt đầu thấy tầm quan trọng của thể trạng tinh thần cho một sức khỏe lành mạnh.

Nên, vào cuối thể kỷ hai mươi đến bây giờ một số vấn đề đang thay đổi. Không chỉ sự phát triển vật chất nhưng sự phát triển nội tại cũng quan trọng tương đương. Và cũng trong vấn đề thái độ xã hội của khoa học, họ bây giờ cũng tìm ra một số trường hợp không lành mạnh trong xã hội, đặc biệt trong giới trẻ. Như Nhật Bản, phát triển cao độ về vật chất, nhưng có nhiều những vụ tự tử, nhiều sự phiền muộn trong những người trẻ tuổi. Và một số nước khác cũng vậy, một số vụ giết người một cách vô cảm trong lớp học, những thứ này xảy ra. Nên một số nhà khoa học bắt đầu cảm thấy trong xã hội, trong gia đình chúng ta đang thiếu vắng tình cảm. Nên những đứa trẻ này, tôi nói là không được trang bị tình cảm một cách tương xứng hay tương tự thế. Và rồi thì hòa bình thế giới, bây giờ ngày càng nhiều người nhận ra rằng nền hòa bình thật sự phải đến xuyên qua hòa bình nội tại.

Do thế, bây giờ, câu hỏi là phát triển tâm tĩnh lặng, hòa bình nội tại như thế nào? Thuốc giảm đau? Không. Ma túy? Không. (mọi người cười) Rượu? Không. (cười) Vì vậy, hòa bình nội tại là một loại tâm thức, một thể trạng tinh thần. Cho nên hòa bình nội tại phải được phát triển qua tinh thần, qua phương cách tinh thần, qua tiến trình tinh thần. Nên ở đây, tại trường đại học này, học viện này, vài năm trở lại đang tiến hành một số hoạt động nghiên cứu nghiêm túc cũng như Đại Học Wisconsin và Emory. Cho nên tôi nghĩ đây là những khởi đầu rất tốt.

Tôi nghĩ trong đầu thế kỷ hai mươi, tôi không thể nghĩ là đã có ai nghĩ về những điều này. Bây giờ trong những nhà khoa học, trong những nhà giáo dục bắt đầu nghĩ về tầm quan trọng của khoa học nội tại. Tôi nghĩ đây là dấu hiệu lành mạnh. Điều này nên là - chúng ta có thân thể và tâm thức này. Tiện nghi vật chất đơn giản là cung ứng cho sự thoải mái thân thể, chứ không phải sự toại nguyện tinh thần.

Bạn của tôi, một nhà tỉ phú, rất giàu và khá nổi tiếng, nhưng về cá nhân là một con người không có hạnh phúc. Họ không thiếu tiền của, không thiếu tiếng tăm, không thiếu bạn bè , nhưng thiếu thốn loại sức mạnh nội tại. Như một kết quả là rất bất hạnh.

Nên chủ đề hôm nay, "trọng tâm của từ bi trong đời sống nhân loại và xã hội" là đầy đủ rồi. Cảm ơn. (mọi người vổ tay).

 

jame_r__doty-contentJame R. Doty (M.D.): Trước khi chúng ta bắt đầu phần Hỏi và Đáp, cá nhân tôi xin cảm ơn Đức Thánh Thiện vì đã là một người hổ trợ cho hoạt động của chúng tôi tại CCARE và như một ân nhân. Và tôi cũng muốn cảm ơn ngài vì đã là một người truyền cảm hứng đến hàng trăm triệu người khắp thế giới (mọi người vổ tay). CCARE sử dụng những khí cụ của thần kinh học để thấu hiểu những thái độ phức tạp của con người, mà chúng ta gọi là từ bi và vị tha. Trong tự nó, điều này sẽ là một khám phá hấp dẫn. Nhưng ngoại trừ chúng ta sử dụng những khí cụ này để trau dồi và làm những cảm nhận này có tiềm lực trong chính chúng ta, thì tôi cảm thấy rằng hành động ấy sẽ rất hữu dụng. Bằng khác đi thì chẳng có ích gì.

Tôi muốn kể ngắn gọn về câu chuyện khi tôi gặp Đức Thánh Thiện, là điều đã bắt đầu với sự khám phá này của chính tôi vào trong việc tìm hiểu những cảm nhận này.

Tôi có một cuộc hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma và tại buổi hội kiến ấy, ý muốn thật sự của tôi đơn giản chỉ là mời ngài đến Stanford và nói về tầm quan trọng của việc trau dồi từ bi. Tại buổi gặp gở ấy tôi đã giải thích với ngài một số khám phá khởi đầu của chúng tôi và ngài đã trở nên rất thích thú và thực tế tôi đã hỏi ngài: "Thưa Đức Thánh Thiện, tư tưởng nào, điều gì ngài muốn chúng tôi làm với loại công trình này". Và ngài nói, "Phần quan trọng nhất của điều này là con cái chúng ta và nền giáo dục của chúng ta". Và trung tâm với sự hổ trợ của ngài được gọi là Trung Tâm vì Nghiên Cứu Từ Bi & Vị Tha và Giáo Dục. Sau buổi hội kiến với ngài và sau khi tôi đã hỏi ngài về những vấn đề này, ngài thêm, nhưng ông phải lượng định, lượng định, lượng định và ngài nói, "Ông phải sử dụng khoa học chính xác và việc làm phải là trường kỳ". Và chúng tôi đã tôn kính nguyện ước ấy. Vào cuối buổi thảo luận, Đức Thánh Thiện trở nên hoàn toàn sôi nổi và ngài đã bắt đầu nói với Jinpa và đến vấn đề ấy trong điều mà dĩ nhiên tôi nghĩ có thể tôi đã thường làm ngài bực mình (cười).

Và vào lúc cuối cuộc thảo luận ấy, Jinpa đã nói với tôi rằng, Đức Thánh Thiện tin tưởng rất nhiều trong công việc mà ông đã bắt đầu và ngài muốn hiến tặng cá nhân. Và từ sự hiến tặng ấy đưa đến kết quả cho những người khác đã được truyền cảm hứng để ủng hộ trong việc làm này và cho chúng tôi hiện diện ở đây hôm nay, nên tôi cảm ơn ngài một lần nữa vì việc ấy. (vổ tay) Tôi phải nói rằng mặc dù ao ước đầu tiên của tôi là được ngài đến và nói chuyện ở đây, Stanford, [và được hiện thực] tôi hoàn toàn phấn chấn và tôi đã nói, ô, việc ấy không khó lắm (cười). Nhưng rồi - và rồi - khi ngài tự động hiến tặng, và hóa ra đấy là sự hiến tặng lớn nhất mà ngài thực hiện từ trước đến lúc ấy cho một tổ chức không phải của Tây Tạng, tôi tôn kính, tôi rụt rè [ tự hỏi] trong tâm tôi rằng tôi là ai mà lại nhận tiền từ Đức Đạt Lai Lạt Ma? (mọi người cười). Nhưng điều ấy trôi qua rất nhanh. (mọi người cười).

Chúng ta bắt đầu phần Hỏi và Đáp. Với những câu hỏi mà quý vị đã gởi đến cho chúng tôi và điều mà tôi hy vọng sẽ được khuấy động cuộc thảo luận bởi Đức Thánh Thiện.

 

HỎI & ĐÁP

 

Bác sĩ DOTY: Nghiên cứu khoa học về những phẩm chất của con người như từ bi và vị tha tạo nên mối quan tâm bởi nhiều người rằng khoa học đang làm giảm thiểu đạo đức của chúng ta và nhân loại chúng ta bằng những phản ứng thuần hóa học trong não bộ, điều này có làm xói mòn sự đánh giá đúng đắn của chúng ta về những giá trị của loài người không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước khi trả lời, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện của chính tôi. Tôi nghĩ là khoảng bốn mươi năm trước đây, tôi đã bắt đầu nghĩ rằng, sẽ thật là lợi ích hay thích thú thảo luận hay đối thoại với khoa học và Phật học - đề cập đến những hạt vi trần và dĩ nhiên tôi nghĩ một số trong các bạn biết theo như vũ trụ học quan tâm và núi Tu Di trên những vấn đề này. Rồi thì quan trọng hơn như tôi đã đề cập trước đây, Đạo Phật không có khái niệm về đấng tạo hóa nhưng điều gì đấy như sự tự sinh. Khi chúng ta nói về tạo hóa hay tạo tác, chúng liên hệ một cách căn bản đến cảm xúc. Cho nên trong Đạo Phật, một cách tương đối, tôi nghĩ thông tin rất phong phú về tâm thức, cảm xúc và việc xử trí những cảm xúc khác biệt này như thế nào và sau khi có một số kinh nghiệm ở đấy như thế nào. Thành ra tôi nhiệt tình đối thoại với các nhà khoa học hiện đại.

Rồi thì một số người bạn của tôi, họ phản hổi với tôi rằng, khoa học là kẻ giết tôn giáo, là nguy hiểm, hãy cẩn thận. Và tôi suy nghĩ và suy nghĩ, theo như sự quan tâm của Đạo Phật, đặc biệt truyền thống Na Lan Đà. Đức Phật chính ngài đã tuyên bố rõ rằng, tất cả những môn đồ của ta, không nên tuân theo giáo huấn của vì sự ngoan đạo, hay tin tưởng nhưng đúng hơn là qua khảo sát và thẩm nghiệm. Thế nên, điều này cho chúng ta một loại tự do nào đấy để nghiên cứu những gì kinh điển nói đến. Vì vậy, về phương diện lịch sử, hơn hai nghìn năm qua, rất nhiều đạo sư Phật Giáo ở Ấn Độ, dựa vào sự khai phóng này để thẩm tra những ngôn từ của chính Đức Phật. Những lời nào của Đức Phật, những giáo huấn nào của Đức Phật mâu thuẩn với sự thẩm tra, thế thì các đạo sư nói là các ngài không chấp nhận theo từng chữ, từng lời. Những kinh điển nào với sự khảo sát phân tích xa hơn vẫn có thể tin cậy được, đấy - như thế đấy, thì mới chấp nhận. Đấy là truyền thống của Na Lan Đà.

Do vậy, khoa học cũng thế, có một loại, một phương pháp nào đấy để nghiên cứu điều tra những gì là thực tại. Truyền thống Na Lan Đà cũng vậy, phương pháp để thẩm tra về thực tại. Là như thế, rồi thì tôi đã bắt đầu đối thoại với khoa học. Bây giờ, như tôi đã đề cập phía trước, hai mươi năm qua càng nhiều sự đối thoại hơn, càng trở nên rất rõ ràng rằng khoa học hiện đại họ tìm thấy những thông tin hữu ích từ những giải thích của Đạo Phật về tâm. Và đối với giới Phật Giáo, sự khám phá của khoa học về những hạt vi lượng (quark), hạt hạ nguyên tử (subatomic), và những hạt là rất hữu ích, rất hữu ích.

Một trường hợp ngẫu nhiên liên hệ về núi Tu Di tối thiểu đối với tôi, bây giờ không tin về núi Tu Di nữa. Đấy là một trường hợp ngẫu nhiên ở đấy, không có vấn đề gì (cười). Cho nên loại nghiên cứu sâu xa này, không có vấn đề gì. Bây giờ ở đây, theo những nhà chuyên môn về não bộ, trong một cuộc gặp gở với những nhà khoa học ở trình độ não bộ, nó là thần kinh học, dường như là những trung tâm não bộ trở nên linh động hơn khi chúng ta trải nghiệm đau đớn cho chính mình dường như là cũng là những trung tâm bị kích động một cách nổi bật hơn khi chúng ta cảm nhận trắc ẩn, thấu cảm với nổi đau đớn của kẻ khác.

Nên sau khi tôi nghe điều đó tại hội nghị (cười) tôi phản ứng nửa đùa rằng, ô, trong trường hợp ấy, não bộ rất ngu ngơ (cười). Không có khả năng phân biệt nguyên nhân thật sự là gì. Một là lòng trắc ẩn (sự thấu cảm), cảm giác quan tâm đến sự cát tường cho người khác, có một yếu tố tinh thần quyết định một loại tự tin vô vàn tự nguyện quan tâm săn sóc đến sự cát tường của kẻ khác là như thế nào. Nên, có một sức mạnh liên hệ nổi đau của người khác trong chính mình, đến sự tuyệt vọng của kẻ khác. Nên trong trình độ tinh thần, những khác biệt lớn lao, lại chỉ thấy phản ứng giống nhau tại cùng một vị trí trong não bộ. Nên các bạn thấy, điều ấy có nghĩa là não bộ không có khả năng phân biệt những nguyên nhân thật sự của trình độ tinh thần. Và với điều ấy, tôi cũng thường nói đùa với mọi người, như nước mắt, khi chúng ta thật vui mừng, hết sức vui mừng, thì trào nước mắt. Nhưng đôi khi không có cảm nhận gì nhiều nhưng do bởi cười vui, cười quá, nước mắt cũng tuôn ra. Và kinh nghiệm rất đau buồn cũng làm rơi nước mắt.

Nên bây giờ là, ở trình độ tinh thần, trình độ cảm xúc là những khác biệt lớn lao nhưng sự phản ững của cơ thể là giống nhau. Do thế, nếu trình độ thân thể vật lý là hoàn toàn minh bạch, thế thì nước mắt do quá vui mừng, nước mắt phải tuôn ra từ mắt bên phải (mọi người cười), và nước mắt do quá đau buồn phai trào ra từ mắt bên trái. Thế thì não bộ mới có khả năng làm một sự phân biệt (mọi người cười và vổ tay). Do vậy, tôi nghĩ có thể là quá sớm để nói nhưng tôi vẫn cảm thấy tâm hay thức là vi tế hơn nhiều so với thân thể vật lý. Dĩ nhiên là tâm có rất nhiều trình độ khác nhau, tâm thô, tâm vi tế hơn, và tâm vi tế thậm thâm nhất.

Thí dụ, vào lúc thức, thể trạng tinh thần sử dụng các giác quan (thấy, nghe, ngửi, nếm,...). Rồi thì tình trạng giấc mơ, các giác quan không hoạt động, hệ thống tâm thức không thể hiện chức năng nữa, thể trạng tinh thần. Và trong giấc ngủ sâu, không có mộng mị, ngay cả thể trạng tinh thần sâu hơn, rồi thì tình trạng chết giấc, rồi vào lúc chết, thể trạng tinh thần sâu hơn, sâu hơn, sâu hơn như thế.

Những thể trạng tinh thần thô, rất cần tiến trình hoạt động thân thể vật lý của chúng ta. Bây giờ, những khám phá khoa học mới đây nhất qua thí nghiệm, họ thấy chỉ qua việc rèn luyện tâm thức , [thì có] một sự thay đổi nào đó, một sự phát triển nào đó trong não bộ. Điều này làm dễ hiểu hơn sự kiện rằng qua những tiến trình tinh thần, chúng có thể tác động và thay đổi trình độ của não bộ và điều này đã trở nên dễ chấp nhận hơn [khi] các nhà khoa học nói với tôi rằng [đấy là] do bởi sự khám phá về tính tạo hình của não bộ.

Vì vậy, những vấn đề này bây giờ, như một loại khảo sát nghiêm túc hơn về não bộ và tâm thức. Tôi thấy không có gì tổn hại, rất quan trọng.

Bác sĩ DOTY: Thưa Đức Thánh Thiện, một số người cảm thấy rằng bằng việc thể hiện từ bi hay vị tha, thì điều này có thể làm cho người ấy thật sự ít thành công hơn hay có thể sống còn trong một thế giới thật sự không? Dường như đây là một cảm nhận rằng điều ấy không quen thuộc ở phương Tây. Sự trả lời của ngài đến suy nghĩ này như thế nào và ngài có nghĩ rằng điều này có cũng là căn bản cho căn bệnh vốn dĩ của phương Tây không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước nhất, từ bi, có hai trình độ.

- Một trình độ, như tôi đã đề cập phía trước là nhân tố sinh học. Loại từ bi ấy bị trộn lẫn rất nhiều với luyến ái, rất thành kiến, rất giới hạn và bị định hướng bởi thái độ. Nên loại từ bi này chỉ đối với bạn bè hay người thân, hay bất cứ người nào tử tế với ta thì loại từ bi ấy có thể phát triển. Loại từ bi ấy không bao giờ mở rộng đến kẻ thù của ta. Bây giờ một trình độ khác của từ bi, trong loại từ bi này, dĩ nhiên, thông thường với thú vật như tôi đã đề cập.

-Bây giờ một trình độ khác của từ bi mà tôi nghĩ chỉ con người mới có thể phát triển bởi vì nó phối hợp với sự thông minh của con người như tôi đã đề cập, được phân tích qua lý trí, một loại hòa bình tinh thần nào đó của tâm là rất quan trọng cho sự cát tường của chính ta. Kẻ hủy diệt sự hòa bình của tâm hồn là giận dữ, thù hận, nghi ngờ, ganh tỵ. Đối lập - năng lực đối kháng những thứ này là từ bi, thế đấy, phát triển một loại nhận thức, từ bi thật sự hữu ích cho sự cát tường của ta.

Rồi thì một cách thận trọng cố gắng tăng cường điều ấy và nổ lực giảm thiểu những loại năng lực tiêu cực và những loại cảm xúc tàn phá. Nên bây giờ, sự thông minh liên hệ ở đấy. Trình độ thứ hai của từ bi không tập trung trên thái độ của người khác mà chỉ đơn giản xem như một loại chúng sinh, như một loại chúng sinh nào đấy.

Thí dụ, mỗi cá nhân có một loại tự yêu mến nào đấy, tự yêu mến ở đấy, điều ấy không có nghĩa tự tôi tử tế với tôi, không. Nhưng là tôi có quyền để hạnh phúc, chỉ lý do ấy, nhân tố ấy, các bạn thấy, đem đến sự tự yêu mến. Tương tự thế, bất chấp thái độ của họ đối với chính bạn, đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực không hề gì. Nhưng cũng giống như những điều này, như tôi bẩm sinh muốn hạnh phúc, không muốn khổ đau, trên sự hiểu biết ấy, bây giờ không phải do xu hướng thái độ của người khác, tự chính người ấy, phát triển sự tự quan tâm với chính mình, và mở rộng lòng từ bi đến với những kẻ thù như tự thân mình.

Kẻ thù theo như sự lưu tâm của họ đối với ta là tiêu cực, nên ta gọi là kẻ thù. Nhưng theo mức độ con người của họ hay tính chất chúng sinh của họ được quan tâm thì giống nhau, cùng giống nhau cái quyền [muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau]. Vì loại từ bi ấy [loại từ bi không phân kẻ oán người thân] phối hợp nhuần nhuyển với tuệ trí.

Bây giờ, trả lời cho câu hỏi của các bạn, người thực tập chân thành từ bi với sự hổ trợ của tuệ trí, luôn luôn là một quan điểm thánh thiện. Bây giờ nếu ai đấy, lợi dụng ta, với sự bất công nào đấy. Hãy nghĩ nếu ta để sự bất công ấy tiếp tục, một cách căn bản họ sẽ khổ đau. Thậm chí ngay trong kiếp sống này. Nhiều người bàng quan cảm nhận, "Ô, người ấy lợi dụng trên con người đáng kính ấy", nên càng nhiều người bình phẩm họ. Cho nên, hãy có một quan điểm thánh thiện để chấm dứt sự bất công của họ như một sự minh chứng về lâu về dài sẽ phải xảy ra.

Nên, từ bi phối hợp với tuệ trí luôn luôn đem cho chúng ta một nhận thức rộng rãi hay thánh thiện. Nên ở đây, các bạn biết, bạo động và bất bạo động thật sự liên hệ rất nhiều với động cơ. Do nơi thù hận, do nơi một loại, tôi nói là khao khát lừa dối bằng việc sử dụng nụ cười, bằng việc sử dụng những ngôn từ đẹp đẻ và với quà cáp gì đấy nhìn là hành động bất bạo động, nhưng do bởi động cơ muốn lừa gạt, muốn làm tổn hại. Nên một cách căn bản là bạo động.

Cha mẹ tốt hay giáo viên tốt, thuần túy phát xuất từ lòng quan tâm đến sự cát tường của những chúng sinh khác, con cái hay sinh viên. Đôi khi các bạn thấy - sử dụng những ngôn từnghiêm khắc, một hành động kỷ luật nào đấy, trông hơi thô tháo nhưng do bởi lòng quan tâm, lòng từ bi, một loại thái độ như thế. Do vậy, một cách căn bản là bất bạo động.

Bây giờ hàng xóm của các bạn lợi dụng bạn một cách bất công, một minh chứng rõ ràng là không bạo động. Do vậy, với sự thận trọng, tôi nghĩ - câu hỏi này là từ sự thiếu hiểu biết, si mê [với] sự từ bi của một người

Bác sĩ DOTY: Tôi không viết những câu hỏi này (mọi người cười).

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tự bảo vệ chính mình nhé? (mọi người cười).

Bác sĩ DOTY: Đúng đấy. Một câu hỏi nữa mà cũng không phải tôi viết (mọi người cười).

Tôi biết rằng thường khi nếu tôi thấy một người không nhà (homeless) hay một người đang cần giúp đở, tôi cảm thấy tôi cần phải làm điều gì đấy ngay lúc ấy, nhưng tôi đã không làm gì. Điều gì làm cho một người cảm thấy từ bi trong một hành vi thật sự? Có phải là chỉ gia tăng một cảm nhận mạnh mẽ hơn về từ bi thúc đẩy hành động hay có những nhân tố khác?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Lần này, tôi nói thế này - máy bay của tôi đi từ Bombay đến Tokyo, vì gần Bombay có một sự kiện lớn, họ mời tôi đến đấy, do vậy chuyến bay của tôi khởi hành từ Bombay - nên tôi đã ở lại Bombay một đêm. Trên đường phố, tôi đã thấy một khu phố tồi tàn, với những con người rất nghèo khổ, hàng trăm người với con cái của họ, dường như không ai quan tâm đến. Rồi thì đôi khi tôi cũng thấy một số con chó, chó trên đường phố, thân thể rất tiều tụy, rất ốm yếu, không ai săn sóc. Hay năm ngoái - tôi nghĩ là hai năm trước, tôi thấy một tấm hình, một con chó, do bởi kinh tế khó khăn, một con chó bị bỏ rơi. Một tấm ảnh tôi thấy trên báo Ấn Độ. Tôi nhìn vào con chó, thường được nuôi nấng cần thận bởi người chủ, không cần phải chạy lang thang - chạy tìm kiếm thức ăn - không có kinh nghiệm đó. Nên bộ mặt con chó trông rất buồn bả. [Tôi] gần như muốn rơi nước mắt, nhưng không thể làm được gì. Và điều gì đó về những người nghèo khổ trên đường phố, nếu tôi dành hết thời gian của tôi để phục vụ cho họ, điều đó cũng giới hạn. Vì vậy, bây giờ các bạn phải chờ đợi một cung cách nào đó để hổ trợ trên trình độ căn bản, về lâu về dài, có thể làm nên những điều lợi lạc hơn. Nên đôi lúc, khi tôi thấy những điều này, tôi chỉ cầu nguyện, không thể làm điều gì hơn. Nên tôi nghĩ bạn nên thực tế hơn. Nếu bạn có thể làm điều gì đó ngay hiện trường, hãy làm. Nếu có những sự giới hạn, bạn không thể làm, thế thì nghĩ về những điều này rồi cố gắng gia tăng sức mạnh từ bi của chính mình về kinh nghiệm cảm nhận từ bi. Đôi lúc khi chúng ta thấy những người hay những con vật đang thật sự đối diện với kinh nghiệm đớn đau, thì rất rất là lợi ích để làm mạnh mẽ hơn lòng trắc ẩn, sự thấu cảm trong những điều này. Như thế đấy.

Bác sĩ DOTY: Ngài nói rằng từ bi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của con người, nhưng làm thế nào để giáo dục con cái chúng ta trên vấn đề làm những người từ bi như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ, điều ấy vô cùng quan trọng. Trong vài năm gần đây, tôi thấy một số tổ chức hay một số nhà khoa học cũng như một số nhà giáo dục thật sự nghiêm túc tiến hành nghiên cứu vấn đề giáo dục, qua vấn đề giáo dục. Điều ấy vô cùng quan trọng. Hệ thống giáo dục - sự hiện hữu của hệ thống giáo dục, như tôi đã đề cập, trong hai trăm năm gần đây, quan tâm chỉ những vấn đề ngoại tại. Nên giáo dục cũng liên hệ chính yếu đến vấn đề ấy. Một số bài học kinh tế, kỷ sư, và những thứ này, ngay cả y học giống như nhìn vào thân thể con người, không chắc quan tâm đến cảm xúc hay tâm thức. Trái lại, tôi nghĩ trong hệ thống y học Ấn Độ, hệ thống Tây Tạng thánh thiện hơn, tâm thức cũng được bao gồm. Nên toàn bộ sự hiện hữu của hệ thống giáo dục căn cứ rất nhiều trên giá trị vật chất.

Tôi nghĩ khoảng một nghìn năm trước, hệ thống tổ chức giáo dục đã bắt đầu ở Âu châu. Vào lúc ấy, quan tâm về đạo đức luân lý được nhà thờ cũng như gia đình đảm trách. Trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng của nhà thờ bị suy tàn và giá trị gia đình cũng hơi bị suy giảm. Bây giờ, chỉ nền giáo dục thôi phải đảm trách cả hai, sự phát triển não bộ, và sự phát triển trái tim nồng ấm(lòng nhiệt tình).

Lại nữa, ở đây như tôi đã nói, tôi nghĩ tất cả những biện pháp khả dĩ này là cung cách thế tục không căn cứ trên niềm tin tôn giáo. Nếu các bạn dựa trên tín ngưỡng, như Ấn Độ, rồi thì sẽ phức tạp. Có rất nhiều truyền thống khác nhau, rất khó khăn. Nên không liên hệ đến tôn giáo như tôi đã đề cập, có ba lý do, kinh nghiệm thông thường, cảm nhận thông thường và những khám phá khoa học. Qua những cơ sở này, sử dụng cơ sở này chúng ta có thể giáo dục thế hệ trẻ. Đấy là nhân tố chìa khóa, sự chuyển hóa. Chuyển hóa sáu tỉ con người, không phải qua cầu nguyện mà qua giáo dục. Đấy là con đường duy nhất. Nên tôi nghĩ việc làm của chúng ta, công trình nghiên cứu, những thứ này cuối cùng là những cội nguồn rất hữu ích để phát triển một loại chương trình mới trong lãnh vực giáo dục trên căn bản thế tục, căn bản khoa học và giới thiệu cho trẻ con tầm quan trọng của sự nhiệt tình. Và rồi thì, tôi cũng thường nói với mọi người, thế kỷ 20 là thế kỷ của bạo động. Bởi vì lịch sử trong thế kỷ ấy, qua bạo động hơn 200 triệu người đã bị giết. Cho đến đầu thế kỷ 21 này vẫn còn những rắc rối ở đấy. Những điều này là do sự thờ ơ hay chính sách sai lầm trong thế kỷ 20.

Do thế, các bạn cũng thế, việc sử dụng sức mạnh, các bạn không thể giải quyết những rắc rối. Sức mạnh thôi, các bạn chỉ có thể khống chế thân thể hay các bạn có thể dẹp bỏ thân thể nhưng đối với tâm thức thì không. Việc thay đổi tâm thức chỉ qua từ bi hay giáo dục, chứ không phải sức mạnh (vổ tay).

Do vậy, thế kỷ này, bây giờ thế kỷ này - bất cứ khi nào chúng ta đối diện với rắc rối, chúng ta phải tìm những cung cách và phương tiện để giải quyết qua đối thoại. Nên tôi thường nói, bây giờ thế kỷ 21 phải là thế kỷ phải là thế kỷ của đối thoại. Bây giờ, nhằm để thực thi sự đối thoại đầy đủ ý nghĩa, trước nhất cần yếu là tôn trọng người khác, những người có quan điểm khác, hãy quan tâm đến bộ phận 'chúng ta' - bộ phận của loài người. Tương lai của tôi cũng tùy thuộc họ, vì thế hãy tôn trọng và lắng nghe sự quan tâm của họ và nói với họ quan tâm của chúng ta và cố gắng tìm giải pháp công bằng phải chăng. Đấy là cách duy nhất. Như vấn đề Palestine, cả hai bên đối diện với những chủ trương cứng rắn của mình. Nên cách duy nhất là qua đối thoại.

Nên nhằm để đem đến một thế kỷ đối thoại, thế kỷ 21, đã qua 10 năm rồi, còn 90 năm sắp đến, những người trẻ này, các bạn là những người của thế kỷ 21. Thế hệ của tôi thuộc về thế kỷ 20 đã qua rồi, đã sẳn sàng để nói lời giả biệt. Nên những người trẻ này, các bạn phải nghĩ làm thế nào để đem thế kỷ này là thế kỷ hòa bình hơn, thế kỷ từ bi hơn.

Hòa bình, từ bi không có nghĩa là không còn những rắc rối nữa. Rắc rối vẫn ở đấy cho đến khi nào loài người vẫn còn ở đấy, sự quan tâm của con người ở đấy. Sự quan tâm khác biệt, những quan điểm khác biệt luôn luôn ở đấy. Đấy là cội nguồn của xung đột. Đấy là thực tế, và thực tế là chúng ta đối diện với thực tế đó như thế nào, nói chuyện, đối thoại, không sử dụng vũ khí. Nên các bạn phải phát triển niềm tin mạnh mẽ này. Bất cứ vấn nạn nào - trình độ gia đình, trình độ cộng đồng, hay trình độ quốc gia hay quốc tế , tất cả những thứ này phải qua giải pháp đối thoại. Cũng vì lý do ấy, trọng tâm từ bi đem đến ý chí cho các bạn. Và với tuệ trí, không có đối tượng nào khác, chỉ qua đối thoại. Đấy là phía tuệ trí. Rồi thì là tôn trọng sự quan tâm của kẻ khác. Chân thành quan tâm đến sự cát tường của kẻ khác, đấy là căn bản. Phối hợp hai thứ này, sự đối thoại tâm linh chân thành có thể phá triển. Các bạn nghĩ gì? Các bạn có đồng ý không? (vổ tay). Cảm ơn.

Bác sĩ DOTY: Thưa Đức Thánh Thiện, tôi muốn kết thúc với một câu chuyện ngụ ngôn, được một khôi nguyên Nobel khác kể cho tôi, Wangari Maathal[3]. Bà là người thành lập Phong trào Vành đai Xanh ở Phi châu, và bà kể một câu chuyện về một vụ cháy rừng dữ dội, và tất cả thú vật chạy khỏi rừng và đứng ở bìa rừng để nhìn nhà cửa của họ bị đốt cháy. Mặc dù thế một con thú nhìn lên và thấy một con chim ruồi (hummingbird) bay đến hồ và ngậm đầy mỏ nước và đổ lên ngọn lửa. Con thú nó với con chim rằng, "Tại sao chim làm thế? Không có cách nào để chim có thể dập tắt ngọn lửa." Và những gì con chim nói là, "Tôi biết, nhưng tôi đang làm những gì tôi có thể làm."

Chúng ta thường thấy nổi đau khổ vô hạn, chúng ta cảm thấy bất lực hay nhụt chí, nhưng tôi nói với các bạn rằng, mỗi một con người chúng ta có khả năng để làm tối thiểu một người ít khổ đau hơn mỗi ngày. Nên hãy làm việc ấy và chỉ làm những gì các bạn có thể làm và cảm ơn. (vổ tay).

Thứ năm, ngày 14 tháng Mười, 2010/ 9:30 AM-11:00AM

Nguyên tác: Centrality of Compassion in Human Life and Society
Ẩn Tâm Lộ ngày 16/6/2012
http://www.youtube.com/watch?v=uSL_xvokoF8
http://ccare.stanford.edu/content/centrality-compassion-human-life-and-society

dalialama02348-contentĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ TÂN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỀ THẦN KINH HỌC ĐỐI VỚI VỊ THA VÀ TỪ BI
Tác giả: Bruce Goldman - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển



The Dalai Lama presented William Mobley with a traditional Tibetan gift during his visit to Stanford in 200

Một trung tâm mới Nghiên Cứu về Từ Bi và Vị Tha cùng Giáo Dục đã được khai trương tại Trường Y Dược với mục tiêu tiến hành những nghiên cứu khoa học về những hệ thống thần kinh hổ trợ cho những tư tưởng và cảm giác này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hiến tặng 150.000 đô la cho việc thiết lập trung tâm này số tiền lớn nhất từ trước đến nay mà Ngài đã trao tặng cho việc khám phá khoa học – và Ngài cũng đã đồng ý sẽ trở lại thăm Stanford trong tương lai, theo Geshe Thupten Jinpa, thông dịch viên của Ngài.

Trung tâm là sản phẩm trí óc của Bác sĩ Jim Doty, một giáo sư phân tích thần kinh học vừa trở lại Stanford sau một thời gian phụ trách nghiên cứu, và nhà thần kinh học MD, PhD William Mobley, giáo sư của ‘the J. E. Cahill Family’trong trường Y Dược. Doty là giám đốc của trung tâm, tọa lạc trong Học Viện Stanford về Thần kinh-Canh tân và Khoa học Thần kinh Tịnh tiến.
.
Sự thúc đẩy cho trung tâm đã bắt đầu vào tháng Mười một năm 2005, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Stanford cho một cuộc đối thoại với những nhà khoa học và Phật học mà nó đã được điều phối bởi giáo sư Mogley và tập trung trên những khám phá về tâm linh và khoa học trên kinh nghiệm của con người trong những lĩnh vực khổ đau, tham dục, và lựa chọn.

Tiếp theo cuộc viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và căn cứ trên kinh nghiệm cùng cảm hứng cá nhân trong những lĩnh vực này, Doty bắt đầu những cuộc gặp gở không chính thức với một số nhà khoa học của Stanford kể cả Mobley, đồng giám đốc của trung tâm; Brian Knutson, PhD, giáo sư liên hợp thần kinh học; và Gary Steinberg, MD, PhD, giáo sư và khoa trưởng giải phẩu thần kinh, trong một nổ lực khuyến khích những nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh trên những hoạt động liên đới của tâm thức/não bộ tập trung trên lòng vị tha và từ bi. Ông cũng liên hệ với giáo sư Bill Harbaugh, PhD, của Đại học Oregon, người đã thí nghiệm sự ban tặng vị tha qua xử dụng chức năng cộng hưởng từ tính hình dung.

Trong tháng Ba năm 2008, một đại biểu từ Stanford đã bay đến Seattle, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang tham dự một hội nghị liên hệ đến từ bi. Sau khi nghe qua về những mục tiêu được dự tính cho trung tâm và những nghiên cứu dẫn đạo đang tiến hành, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đồng ý sẽ trở lại viếng thăm Stanford và đồng thời tự nguyện hiến tặng 150.000 đô la Mỹ để thúc đẩy cho việc tiếp tục khám phá trên lĩnh vực này. Sự kiện này đánh dấu một sự chuyển tiếp từ điều đã bắt đầu bằng một sự tập họp không chính thức những nhà khoa học cùng chí hướng đến sự thành lập một trung tâm chính thức bởi Khoa trưởng Y Dược Philip Pizzo, MD.

“Như một nhà giải phẩu thần kinh, tôi chỉ có thể ảnh hưởng vài bệnh nhân một ngày,” Doty nói thế. “Qua những hoạt động của trung tâm, chúng tôi có khả năng tác động hàng nghìn đến hàng triệu người để họ sống trọn vẹn hơn và tích cực hơn trong đời sống.”

Trung tâm bây giờ đã quyên góp hơn 2 triệu đô la và đã bắt đầu một số nghiên cứu dẫn đạo, một số liên hệ đến những hành giả quán chiếu của Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thí dụ, những nghiên cứu hình dung-não bộ phải minh chứng một sự bừng khởi hoạt động trong một khu vực của não bộ được biết như trung tâm tích tập của não trước (the nucleus accubens) khi những hành giả này nghĩ về những tư tưởng từ bi yêu thương. Trung tâm cũng thí nghiệm những đáp ứng riêng lẻ về khổ đau của những người khác, là điều có thể bị hoặc ghê sợ, chán ghét hay nhận thức về khổ đau của người khác, tiếp theo bởi sự thấu hiểu, thông cảm và một khao khát tiến hành một hành động (điều này được biểu hiện bằng sự kích hoạt của vỏ não trước, vị trí bắt đầu của sự chuyển vận hành động).

Những câu hỏi mà trung tâm mong ước để ngỏ ý bao gồm:

1. Có thể tạo nên một tập họp những kinh nghiệm tinh thần mà những cá nhân có thể được chỉ dạy để làm cho họ từ bi hơn mà họ không phải cần đến hàng nghìn giờ để thiền tập (thường là những tu sĩ Phật Giáo) hay không?
2. Có một sự giải thích cho trường hợp một đứa trẻ trở thành một kẻ hay bắt nạt (hay khoác lác) hay không?
3. Có những phương pháp nào mà trẻ con hay cha mẹ chúng có thể được hướng dẫn để từ bi hơn không?
4. Có thể hình thành một tập họp những bài tập mà chúng sẽ nói về vấn đề “lòng từ bi mệt mõi” trong giới truyền giáo hay nhân viên bệnh viện hay không?
5. Những rèn luyện như thế sẽ lợi ích cho những tù nhân để giảm bớt bạo động và tái phạm tội hay không?
6. Có một nơi cho sự rèn luyện như thế trong sự liên kết với môi trường để giảm bớt hậu quả của căng thẳng, chán nãn và lo âu trong những người làm việc hay không?

Trung tâm cũng bảo trợ một hội nghị thảo luận khoa học, đề nghị cho tháng Ba, mà nó sẽ tập họp lại với nhau một nhóm phối hợp những nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới. Những người tham dự sẽ bao gồm những triết gia, học giả quán chiếu, tâm lý học, phát triển tinh thần, động vật học, thần kinh tâm linh học cao cấp, và khoa học thần kinh làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu về lòng từ bi và vị tha.

Doty đem đến một khái niệm đặc thù về lòng vị tha. Tại một thời điểm, ông đã may mắn tich lũy được 75 triệu đô la, bộ phận trong chí nguyện cam kết hàng triệu đô la của ông cho Stanford. Nhưng tiếp theo sự suy thoái kinh tế, ông thiếu nợ ba triệu đô la ngay cả sau khi thanh toán tất cả tài sản của ông. Để vinh danh chí nguyện từ thiện của ông, ông đã bán tài sản còn lại của ông: chứng khoán trong Accuray Inc., một công ty mà ông từng đứng đầu như CEO (chief excecutive officer). Điều này khiến cho ông hoàn thành cam kết 5,4 triệu đô la cho trường đại học và 20 triệu đô la khác cho những cơ quan từ thiện khác. Phần hiến tặng của ông cho Stanford đang được xử dụng để cung cấp cho trung tâm, tọa lạc tại 1215 Welch Road (Module B/room 55). Muốn biết thêm chi tiết xin xem trang web: http://compassion.stanford.edu.

Nguyên tác: Dalai Lama backs new center to study neurology of altruism and compassion
Ẩn Tâm Lộ ngày 27-11-2009
http://news.stanford.edu/news/2009/janu ... 12109.html

 



[1] Bác sĩ Jame R. Doty

[2] Hrishi = seer: nhà tiên tri, theo truyền thống hậu Vệ Đà của Ấn Giáo là người có trình độ khám phá cội nguồn tâm thức cao siêu.

[3] Tiến sĩ Wangari Muta Maathai (1 tháng 4, 194025 tháng 9, 2011) là một người bảo vệ môi trường và là nhà hoạt động chính trị. Năm 1984, bà đoạt Giải thưởng Right Livelihood. Năm 1991, bà được trao Giải Môi trường Goldman. Năm 2004, bà trở thành người phụ nữ châu Phi đầu tiên nhận được Giải Nobel hòa bình vì những đóng góp của bà cho sự phát triển bền vững, dân chủ và hòa bình.” Là người phụ nữ đầu tiên ở Đông và Trung Phi có học vị tiến sĩ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn