Phật Học Ứng Dụng

29 Tháng Mười Hai 201409:20(Xem: 7837)
PHẬT HỌC ỨNG DỤNG
Thích Thái Hòa
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ 2013


MỤC LỤC

blankNgỏ 
Bat chánh đạo 
Bat chánh đạo liên hệ với các trợ đạo 
Bat chánh đạo liên hệ đến ba pháp quy y 
Bat chánh đạo với năm giới qúy bau 
Bat chánh đạo với tứ diệu đế 
Bat chánh đạo với tứ hoằng thệ nguyện 
Phap duyên khởi 
Giới định tuệ 
Giới định tuệ liên hệ đến uẩn xứ và giới 
Giới định tuệ liên hệ đến tứ thánh đế 
Giới định tuệ liên hệ đến pháp duyên khởi 
Tài liệu tham khảo 

NGỎ
Bát chánh đạo là giáo lý xuyên suốt của Phật giáo từ khởi điểm đến phát triển. Đây là giáo lý đức Phật thuyết giảng đầu tiên tại Vườn Nai (Mṛgadāva) cho năm anh em Kiều-trầnnhư (Kondñña), trước khi Ngài trình bày giáo lý Tứ Diệu đế, và đức Phật cũng đã thuyết giảng Bát chánh đạo sau cùng cho Tôn giả Tu-bạt-đà-la (Subhadda), tại rừng Câu-thi-nayết- ra (Kuśinagara), trước khi Ngài nhập Niết-bàn. Nên, Bát chánh đạo là giáo lý xuyên suốt trong cuộc đời chuyển vận pháp luân của đức Thế Tôn.

Ở trong Đạo đế, Bát chánh đạo vừa là đạo và vừa là trợ đạo. Bát chánh đạo liên hệ chặt chẽ với các pháp trợ đạo như Ngũ căn, Ngũ lực, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Thất bồ đề phần và ngay cả pháp quán chiếu lưu chuyển và hoàn diệt đối với pháp mười hai duyên khởi.

Chánh kiến ở trong Bát chánh đạo, không phải chỉ thấy rõ sự thật của Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà còn thấy rõ sự thật trong Khổ có Tập, trong Tập có Khổ; thấy rõ sự thật trong Đạo có Diệt và trong Diệt có Đạo…

Hành giả thể nhập Chánh đạo qua thực hành các pháp trợ đạo và nhờ thực hành các pháp trợ đạo, khiến các thiện pháp vô lậu phát sinh, làm cho hành giả thể nhập Thánh đạo giải thoát.

Bát chánh đạo cũng gọi là giáo lý Trung đạo, vì nó giúp hành giả vượt ra khỏi hai cực đoan là ép xác khổ hạnh và buông lung trong các dục, chấm dứt sanh tử, để thành tựu đời sống an tịnh của Niết-bàn ngay trong hiện thế.

pdf_download_2
XEM NỘI DUNG SÁCH 
Phật Học Ứng Dụng Thích Thái Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn