Ăn Mày Cửa Phật

19 Tháng Mười Hai 201515:31(Xem: 8388)

ĂN MÀY CỬA PHẬT
Lê Sỹ Minh Tùng

an-may-cua-phatTrong cuộc sống, ai cũng mong mình sẽ được điều này, hay điều nọ. Người giàu thì mong sẽ giàu hơn, người nghèo thì mong mình được như người giàu… để rồi họ tìm về chốn tâm linh để cầu xin.  Sự cầu xin này cũng như là ăn mày với các đấng thần linh, mà họ không hiểu các đấng thần linh này có giúp cho họ được không?

Chuyện kể về một bác nông phu, kéo xe chở hàng rất nặng nhọc. Vào một ngày, bác kéo xe quá nặng nên bị đổ ra đường. Buồn rầu, bác ngồi xuống và nhìn thấy dòng người đi xe hơi tìm đến cửa chùa làm lễ.

Bác ngồi nghĩ: Ông trời thật không công bằng, người thì sinh ra đã có tất cả, còn kẻ làm lụng vất vả mà chẳng có gì. Sau đó có một bà đến nói: “Ông đã đến cửa Phật sao ông không vào thành tâm kêu cầu mà ngồi đây than thân trách phận”.

Ông lão liền đi vào chùa, ông thấy người ta cầu khấn rất đông, người lớn người nhỏ, kẻ già người trẻ…

Lúc đó ông nghe thầy trụ trì hỏi: Thí chủ lần đầu đến đây phải không? Ông đáp: Vâng! Lần đầu con đến cửa Phật nên không biết kêu cầu thế nào, ra làm sao? Mong thầy chỉ dạy.

Thầy trụ trì hỏi: Thí chủ thỉnh cầu điều gì?

Ông đáp: Con cầu xin Đức Phật ban phát sự công bằng. Con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bần hàn, không được học hành tử tế. Từ bé đã phải tự mưu sinh. Lớn lên lấy một người vợ nghèo và nai lưng làm lụng như trâu bò để nuôi một bầy con nheo nhóc. Cuộc đời khốn khổ cơ hàn cứ theo con đằng đẵng trong khi có biết bao người khác sinh ra trong một gia đình giàu sang, chẳng cần cố gắng mà vẫn sống suốt đời trong nhung lụa. Như vậy là không công bằng, nếu Đức Phật linh thiêng xin người hãy ban phát cho con một chút may mắn của những người kia”.

Thầy trụ trì hỏi: Những người kia ư!

(Xem tiếp Lời Mở Đầu)








Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 4051)
ình trạng nghèo khó, bất công, thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền v.v… chúng ta cần tiên phong trong vấn đề cải tổ chính sách và hệ thống giáo dục từ học đường đến gia đình, từ quốc gia đến thế giới, và tôi nghĩ rằng, đây vừa là trách nhiệm nhưng đồng thời cũng chính là sự sống của chúng ta vì chúng ta không xem một nhà làm giáo dục như là một nghề để sinh sống mà đây là lý tưởng sống, mạch sống, nguồn sống của nhân loại.
01 Tháng Sáu 2021(Xem: 3916)
12 Tháng Ba 2021(Xem: 4266)