12. Có Pháp Là Có Phật, Có Tăng

16 Tháng Năm 201516:30(Xem: 8725)

THỰC HÀNH 
KINH KIM CƯƠNG BÁT NHà
Đương Đạo 
Nhà Xuất  Bản: Thiện Tri Thức 2015

CÓ PHÁP LÀ CÓ PHẬT, CÓ TĂNG

Lại nữa, Tu Bồ Đề!  Tùy nơi nào nói kinh này, dù chỉ bốn câu kệ, phải biết nơi ấy tất cả thế gian trời, người, a tu la… đều nên cúng dường như tháp miếu Phật, huống chi có người thọ trì, đọc tụng được trọn cả kinh này.

Tu Bồ Đề! Phải biết người ấy thành tựu pháp tối thượng hy hữu đệ nhất. Nếu nơi nào có kinh điển này tức là có Phật, hoặc có những đệ tử tôn trọng của Phật.

Kinh này nói về sự Khai Thị Ngộ Nhập tánh Không, mà tánh Không là Pháp thân của chư Phật, nên tất cả thế gian đều nên cúng dường.

Người thọ trì đọc tụng được trọn cả kinh này là người đã ngộ nhập tánh Không và giảng nói cho người khác, đó là sự cúng dường bằng Pháp, sự cúng dường đệ nhất.

Vị nào thọ trì đọc tụng được trọn cả kinh này là đã thành tựu pháp tối thượng hy hữu đệ nhất. Nói là hy hữu đệ nhất vì Kinh ấy, Pháp tối thượng ấy luôn luôn ở ngay trước mắt, và vì không từng đến nên chưa từng đi.

Vị ấy đã chứng ngộ từng phần Pháp thân tánh Không, đã là Bồ tát Pháp thân. Vị ấy vẫn sống trong cuộc đời như mọi người, nhưng thế giới trong tâm không chỗ trụ đã biến thành thế giới Kim Cương: tất cả đều thanh tịnh, trong vắt không một mảy bụi, tất cả không sanh không diệt, đó là tịch tịnh, ánh sáng trí huệ bổn nguyên và từ bi soi chiếu khắp cho mọi loài mọi vật. Đó là người đệ tử tôn trọng của Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 4128)
ình trạng nghèo khó, bất công, thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền v.v… chúng ta cần tiên phong trong vấn đề cải tổ chính sách và hệ thống giáo dục từ học đường đến gia đình, từ quốc gia đến thế giới, và tôi nghĩ rằng, đây vừa là trách nhiệm nhưng đồng thời cũng chính là sự sống của chúng ta vì chúng ta không xem một nhà làm giáo dục như là một nghề để sinh sống mà đây là lý tưởng sống, mạch sống, nguồn sống của nhân loại.
01 Tháng Sáu 2021(Xem: 3984)
12 Tháng Ba 2021(Xem: 4330)