Chương 15. Sự thấu cảm, bi mẫn và việc tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới phiền não

24 Tháng Chín 201503:33(Xem: 4396)
NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC 
TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World
Nhà xuất bản: Hodder & Stoughton - 2009
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Thích Từ Đức
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014

PHẦN BA
HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO


Chương 15

SỰ THẤU CẢM, BI MẪN,
VÀ VIỆC TÌM KIẾM HẠNH PHÚC
TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO

  

“THƯA ĐỨC THÁNH THIỆN, vì đây là cuộc gặp gở lần cuối cùng của chúng ta ở đây, tôi muốn thấy chúng ta có thể nối kết một vài chủ đề với nhau mà chúng ta đã thảo luận hay không, và thấy có một loại nguyên tắc nhất quán liên hệ đến việc tìm kiếm hạnh phúc trên thế giới với quá nhiều rắc rối.”

“Tốt đấy,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một cách hớn hở, giống như sẳn sàng để xử trí bất cứ đề tài nào.

Trong việc đề cập rằng đây là cuộc gặp gở sau cùng của chúng tôi ở Tucson, tôi vắn tắt trở lại loạt gặp gở đầu tiên của chúng tôi ở Tucson nhiều năm về trước. Một trong những câu hỏi trước nhất mà tôi đã hỏi vào lúc ấy là “Thưa Đức Thánh Thiện, ngài có vui vẻ không? tôi nhớ lại câu trả lời của ngài: “Vâng, chắc chắn rồi.”

Bây giờ một câu hỏi mới sinh khởi, một câu hỏi ở trong phạm vi những phạm vi thảo luận của chúng tôi hơn, tôi hỏi, “Thưa Đức Thánh Thiện, trải qua năm tháng tôi đã chú ý rằng ngài dường như là một người hạnh phúc một cách chân thành, mặc dù sự thật rằng cuộc sống của ngài không luôn luôn là dễ dàng. Trong thực tế, tôi nhớ đã hỏi ngài một lần rằng ngài có hạnh phúc không và ngài đã trả lời, vâng. Thế nên, tôi tự hỏi có phải niềm hạnh phúc của ngài phải có điều gì đó hoạt động, tối thiểu một bộ phận, với cung cách ngài liên hệ với người khác trên căn bản của tính nhân bản chung của chúng ta chứ?”

Vâng, tôi cũng nghĩ như thế,” ngài trả lời một cách giản dị.

“Vậy thì, trước nhất, tôi đang tự hỏi ngài có thể chi tiết hóa một cách tóm tắt trên một số lợi ích hay tác động của việc liên hệ với người khác trong cách này hay không?”

“Về ảnh hưởng…” Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu một cách chậm rải, “vâng, tôi nghĩ khi chúng ta liên hệ đến người khác trên trình độ nền tảng của con người, có một ý thức tự do. Nó mở ra một loại cửa ngỏ bên trong, từ nơi chúng ta có thể vươn tới người khác một cách dễ dàng hơn. Sẽ có một ý thức tin tưởng căn bản và không có sự không an toàn.”

“Vậy thì, trên một trình độ thực tiển,” tôi cắt ngang, “tôi cho rằng ngài cảm thấy là sự tin tưởng căn bản này sẽ giúp để vượt thắng những vấn đề như thành kiến, hay thiếu ý thức cộng đồng mà chúng ta đã nói đến.”

“Đúng đấy,” ngài tiếp khẳng định, rồi thì tiếp tục. “Do vậy, khi chúng ta liên hệ đến trình độ ấy, khi chúng ta gặp gở những người khác, sẽ không thực sự cần phải giới thiệu. Chúng ta sẽ cảm thấy giống như chúng ta đã biết về người ấy, mặc dù chúng ta có thể đang gặp gở người khác lần đầu tiên. Trong ý nghĩa này, sẽ không có những người xa lạ với chúng ta.

“Khi chúng ta có thể học để làm điều này, chúng ta rồi thì sẽ cho phép khả năng tự nhiên của chúng ta cho sự thấu cảm (lòng trắc ẩn) để tự nó biểu lộ một cách tự động. Tôi nghĩ đây là loại trắc ẩn một trong những phẩm chất năng động nhất của con người. Bởi vì khi chúng ta tỉnh thức một cách sâu xa chân lý căn bản về sự tồn tại của con người – rằng chỉ như tôi làm, những người khác cũng mong ước đạt đến hạnh phúc và mong mõi vượt thắng khổ đau, và có quyền bình đẳng để đạt được hạnh phúc – chúng ta tự động cảm thấy thấu hiểu và gần gũi với họ. Rồi thì chúng ta sẽ có thể liên hệ với lợi ích của họ một cách dễ dàng phát xuất từ ý thức chân thành của lòng ân cần. Đây là bi mẫn.”

“Tôi vui mừng vì ngài đã đề cập đến sự thấu cảm và bi mẫn,” tôi nói, “bởi vì đó thật sự là những gì tôi muốn nêu lên với ngài, nhằm để làm sáng tỏ một vài thứ. Đầu tiên, về sự thấu cảm – bằng việc định nghĩa, trắc ẩn liên hệ đến khả năng của chúng ta liên hệ với những người khác, khả năng của chúng ta để liên hệ với họ, thấu hiểu những cảm nhận của họ, để chia sẻ kinh nghiệm của họ, v.v… Do thế, dường như rằng việc nối kết hay liên hệ với người khác căn cứ trên tính nhân bản chung của chúng ta, những đặc trưng cùng chia sẻ như những con người, là một phương pháp cốt yếu của việc tạo ra sự thấu cảm. Nhưng với loại trắc ẩn này chúng ta có thể liên hệ đến tất cả những con người, và nó không tùy thuộc trên việc có thể liên hệ đến những đặc trưng cá nhân hay những kinh nghiệm cá nhân của họ.”

“Đúng đấy,” ngài nói.

“Và rồi thì, thấu cảm và bi mẫn cũng thường liên hệ một cách gần gũi,” tôi tiếp tục. “Bi mẫn liên hệ đến việc tự cởi mở mình với khổ đau của người khác, chia sẻ những kinh nghiệm khổ đau của họ và nguyện ước họ được giải thoát khỏi khổ đau. Do thế, trắc ẩn là một đòi hỏi tuyệt đối cho bi mẫn, bởi vì chúng ta cần có thể liên hệ đến con người đó, để chia sẻ kinh nghiệm của người ấy, cảm thấy những gì người ta đang đi qua nhằm để cảm nhận bi mẫn chân thành.

“Vậy thì, để tóm tắt những điều này, và vấn đề chúng tương hợp với nhau như thế nào, chúng ta có thể nói rằng việc trau dồi ý thức về tính nhân bản chung của chúng ta là một cách của việc tạo ra sự thấu cảm, và sự thấu cảm của chúng ta càng sâu sắc, lòng bi mẫn của chúng ta càng mạnh mẽ hơn.”

“Đúng đấy,” Đức Đạt Lai Lạt Ma lập lại.

“Thế nên, tại điểm này, tôi tự hỏi ngài có điều gì để thêm vào lòng bi mẫn không, đặc biệt trong phạm vi của việc tìm ra hạnh phúc – cả niềm hạnh phúc nội tại và một xã hội hạnh phúc hơn, một thứ mà trong đó chúng ta bắt đầu vượt thắng một số vấn đề rắc rối của thế giới ngày nay.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma yên lặng một lúc để sắp xếp tư tưởng của ngài, rồi nói, “Vâng. Trước nhất, như tôi thường chỉ ra, khi chúng ta trải nghiệm bi mẫn cho người khác, người đầu tiên được lợi ích thật sự là chính chúng ta. Bi mẫn là một cội nguồn chân thật của hạnh phúc. Trau dồi một cảm giác nhiệt tình gần gũi với người khác tự động đặt tâm ý chúng ta vào chỗ thanh thản, giúp để loại trừ sợ hãi và không an toàn và ban cho chúng ta sức mạnh để đối phó với bất cứ chường ngại nào chúng ta chạm trán. Đấy là cội nguồn căn bản của sự thành công trong đời sống. Tôi tin tưởng rằng tại mỗi trình độ của xã hội – gia đình, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu – chìa khóa cho một thế giới hạnh phúc hơn, thành công hơn là sự tăng trưởng bi mẫn. Do vậy, ông thấy, bi mẫn là điều gì đấy rộng khắp. Nó không chỉ là một chủ đề tôn giáo hay tâm linh, không phải là vấn đề của triết học. Nó không là một thứ xa xí phẩm, nó là một nhu cầu.”

“Thưa Đức Thánh Thiện, tôi biết những quan điểm của ngài về những lợi ích và tưởng thưởng thực tiển có thể đến từ việc trau dồi lòng bi mẫn rộng lớn hơn, và vấn đề căn bản ngay cả cho việc chúng ta sống còn như một chủng loại có thể tùy thuộc điều ấy. Nhưng tôi nghĩ rằng một lý do tại sao nhiều người không lấy việc trau dồi lòng bi mẫn một cách nghiêm chỉnh hơn là mặc dù ngài nói về vấn đề bi mẫn có một giá trị thực tiển và không đơn thuần là một chủ đề tôn giáo, nhiều người vẫn có một nhận thức tiềm tàng về bi mẫn như một chủ đề tâm linh hay tôn giáo. Thí dụ, tôi đã từng nghe ngài đề cập vấn đề bi mẫn nâng cao sức khỏe thân thể và tinh thần chúng ta như thế nào, nhưng hầu hết mọi người vẫn nghĩ về bi mẫn như một vấn đề đạo đức hơn là một vấn đề sức khỏe.

“Trong trường hợp của riêng tôi, thí dụ thế, khi tôi thường nói về bi mẫn những năm trước đây, tôi không thể phủ nhận rằng đấy là một việc diệu kỳ, nhưng nó vẫn đánh động tôi như điều gì đấy hơi quá ‘ấm áp và mờ nhạt’ đối với khẩu vị của tôi, điều gì đấy quá ngọt ngào và ủy mị hay điều gì đấy, hơn là một chủ đề tâm linh. Tôi dành nhiều năm để bắt đầu nghĩ về bi mẫn trong dạng thức của những lợi ích thực tiển vô hạn của nó, nhiều năm trước tôi đã có thể chấp nhận lời tuyên bố của ngài rằng nó sẽ đưa đến hạnh phúc cá nhân của chính mình, hay có những lợi ích thực tiển khác cho xã hội, v.v… Và một trong những vấn đề chính đã thay đổi tâm ý tôi là chứng cứ khoa học của điều ngài đã nói, nhiều thứ này đã không hiện diện cho đến vài năm gần đây.

“Thế nào đi nữa, Thưa Đức Thánh Thiện, tôi cho rằng tất cả những gì tôi đang nói là tôi nhất trí rằng nếu mọi người tiếp nhận một số những quan điểm của ngài trong một mức độ rộng rãi và tiếp nhận bi mẫn một cách nghiêm chỉnh hơn, thí dụ thế, nó sẽ có một tác động sâu sắc trong xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, vì không chắc rằng hầu hết mọi người ở phương Tây sẽ ‘chuyển sang’ Đạo Phật như con đường tâm linh chính yếu của họ, nếu những nguyên tắc này được tiếp nhận một cách rộng rãi trong xã hội phương Tây chúng cần được trình bày trong phạm vi thế gian, là điều một cách tổng quát có nghĩa là sự khảo sát và trình bày chúng từ nhận thức khoa học.”

“Vâng, đúng đấy,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế.

“May mắn thay,” tôi tiếp tục, “bây giờ có nhiều chứng cứ khoa học rộng rãi về tất cả những lợi ích này của bi mẫn, là điều tôi biết ngài rất quen thuộc, như một kết quả của tất cả những cuộc gặp gở của ngài với các nhà khoa học. Không chỉ thế, nhưng cũng có những chứng cứ khoa học cho thấy rằng người ta có thể rèn luyện tâm ý mình để trở nên bi mẫn hơn và hạnh phúc hơn, và việc rèn luyện tâm ý như thế nào để bi mẫn hơn có thể thật sự thay đổi chính cấu trúc và chức năng của não bộ. Tôi nghĩ điều ấy cũng rất quan trọng bởi vì nhiều người có thể có nhận thức sai lầm rằng bi mẫn và từ ái là một vấn đề của khí chất di truyền hay tâm tính bẩm sinh – ý tưởng rằng chúng ta hoặc là được sinh ra như một người bi mẫn, từ ái tự nhiên hay không phải thế, nhưng nếu chúng ta không là một người ấm áp hay từ bi tự nhiên, chúng ta không thể làm gì với điều ấy, trong cùng cách rằng chúng ta không thể thay đổi chiều cao của chúng ta. Nhưng dĩ nhiên như thế là không đúng.

“Do vậy,” tôi kết luận, “quan điểm của tôi là bây giờ có nhiều khoa học hổ trợ quan điểm của ngài, là những thứ được căn cứ trên những nguyên tắc Phật Giáo, nhưng nhằm để cho sự nghiên cứu ấy có một ảnh hưởng đến xã hội, thông tin cần có để di chuyển vượt khỏi những trường đại học, phòng thí nghiệm, báo chí và hội nghị khoa học để cho những người trung bình bắt đầu thay đổi thái độ của họ về bi mẫn và từ ái.”

“Vâng, tôi nhất trí với những gì ông đang nói,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, “là điều tại sao tôi thường cố gắng đề cập với mọi người rằng chúng ta cần thúc đẩy những ý tưởng này hiện thực với xã hội như thế nào, chúng ta cần giáo dục con người như thế nào. Điều này có thể xảy ra trong truyền thông, qua hệ thống giáo dục, v.v… Và Howard, ông cũng nên làm một nghiên cứu nào đó, một khảo sát nào đó, và chia sẻ loại chứng cứ này trong quyển sách của chúng ta. Chúng ta nên cố gắng để khuyến khích những ý tưởng này trong bất cứ cách nào chúng ta có thể. Và dĩ nhiên, ở đây chúng ta nhất thiết không chỉ nghiên cứu để nhận ra tầm quan trọng của lòng trắc ẫn, bi mẫn, từ ái, v.v… không chỉ nói về những thứ này, mà chúng ta phải củng cố những ý tưởng này để chúng chuyển hóa thành hành động của chúng ta, vào trong vấn đề chúng ta tương tác với người khác như thế nào và với thế giới chung quanh chúng ta.”

Đã thêm vào những chủ đề cuối cùng vào sự thảo luận của chúng tôi – sự thấu cảm và bi mẫn – tôi cảm thấy giống như đấy là tất cả mọi mãng của vấn đề, tất cả những chủ đề khác nhau mà chúng tôi đã bàn đến trong nhiều cuộc thảo luận của chúng tôi, bây giờ tương hợp với nhau một cách cẩn thận.

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu những nhận xét cuối cùng của ngài, tóm tắt cuộc thảo luận của chúng tôi, có một lưu ý không thể lầm lẫn được về sự quả quyết và hy vọng trong giọng nói của ngài, được phát sinh bởi niềm tin vững chắc trong khả năng của một tương lai tốt đẹp hơn, một thế giới khả quan hơn có thể mang đến qua những hành động của chúng ta.

“Vậy thì,” Đức Đạt Lai Lạt Ma, “nếu mỗi chúng ta có thể học hỏi để liên hệ với mỗi người khác từ lòng bi mẫn, với một ý thức nối kết đến mỗi người và một sự thừa nhận sâu xa về tính nhân bản chung của chúng ta, và quan trọng hơn là dạy những điều này cho con cháu chúng ta. Tôi tin rằng điều này có thể đồng hành lâu dài trong việc giảm thiểu nhiều sự xung đột và rắc rối mà chúng ta thấy ngày nay trên thế giới. Do vậy, trong cách này, tôi tin rằng chúng ta có thể hổ trợ để tạo nên những cá nhân vui tươi hơn và một xã hội hạnh phúc hơn, cũng như một thế giới hòa bình hơn.

Ở đây chúng tôi bắt đầu bước cuối cùng cho mục tiêu của chúng tôi trong việc tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới phiền não, một sự tiếp cận liên hệ đến việc trau dồi hạnh phúc nội tại trong khi tiến hành những bước đối với việc vượt thắng nhiều rắc rối đối diện thế giới hiện nay. Trong cuộc thảo luận cuối cùng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bổ sung những yếu tố sau chót để hoàn thành phương pháp mạch lạc hợp lý của ngài của việc đạt đến mục tiêu của chúng tôi. Tóm lược:

Phương pháp bắt đầu bằng việc trau dồi một ý thức sâu sắc về tính nhân bản chung của chúng ta, một sự tỉnh thức thậm thâm về những đặc trưng chung thông thường mà chúng ta chia sẻ với mối con người khác. Điều này trở thành căn bản cho việc phát sinh một ý thức của lòng bi mẫn. Việc phát sinh một cảm nhận của từ ái và bi mẫn sẽ hướng một cách trực tiếp đến niềm hạnh phúc rộng lớn hơn của cá nhân. Hành động trên căn bản của lòng bi mẫn ấy sẽ đưa đến kết quả trong việc tiến hành những bước để vượt thắng những rắc rối của thế giới ngày nay, và cuối cùng sẽ đưa đến một ‘xã hội hạnh phúc hơn’, cũng như một thế giới hòa bình hơn.”

Đối với một số người, sự tiếp cận này có thể dường như giản dị hay ngu ngơ. Nó không phải là thứ nào cả. Trong thực tế, đây là một phương pháp năng động và hiệu quả vô biên. Nó không chỉ đòi hỏi ý chí cố gắng để hiện thực việc ấy. Cùng với khuyến nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ở đây tôi đã bổ sung cuộc đàm luận của chúng tôi với một số kinh nghiệm nào đó trong sự tiếp cận của ngài. Được gia tăng bởi thông tin này, chiều sâu, tuệ trí, và năng lực mênh mang trong phương pháp của ngài hình thành sự tập trung rõ ràng hơn và được khơi mở bộc trực. Tuy nhiên, trước khi tôi tiếp tục trình bày một số chứng cứ đó, thật quan trọng để ôn lại tóm tắt, để đặt phương pháp này trong phạm vi thích đáng.

Ôn Tập Tóm Tắt: Đối Diện Với Những Rắc Rối Của Thế Giới Ngày Nay

Suốt khắp phạm vi những cuộc thảo luận Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xác định sự đa dạng các vấn đề đối diện chúng ta trong thế giới ngày nay – thiếu vắng cộng đồng, xa lánh xã hội, thành kiến, thù hận, phân biệt chủng tộc, xung đột, và bạo động, cùng với những thứ khác. Những rắc rối này có thể làm xói mòn hạnh phúc nhân loại trên những trình độ phức tạp – cá nhân, cộng đồng, xã hội, và toàn cầu. Trong việc trình bày những rắc rối này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu bằng việc nhắc nhở chúng ta rằng có thể có nhiều nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên) đưa đến những rắc rối xã hội này, và những nguyên nhân này có thể là trên nhiều mức độ – trên cả mức độ “nội tại”, bao gồm những nhân tố như là các cảm xúc tiêu cực hay những niềm tin và ấn tượng rập khuôn cố hữu sai lầm, và trên mức độ “ngoại tại”, thí dụ, những điều kiện bất lợi của xã hội hay các nhân tố hoàn cảnh. Do bởi điều này, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cần nhiều sách lược và phương pháp để vượt thắng những rắc rối này. Trong những chương trước đây, chúng tôi đã thảo luận về một số nguyên nhân đặc thù hơn của những nguyên nhân này và một số sách lược đặc thù mà chúng ta có thể sử dụng để đối phó với chúng. Việc sử dụng “kiểu mẫu y khoa” mà Đức Đạt Lai Lạt Ma rất yêu thích, chúng ta có thể nói rằng những sách lược đặc thù cho việc đối phó với một số nguyên nhân đặc thù hơn về những vấn đề xã hội của chúng ta, có thể được thấy như những sự đối trị triệu chứng, những phương thức đặc thù để chạy chửa những triệu chứng đa dạng của thế giới con người.

Vào lúc này, tuy vậy, chúng ta đang thăm lại nguyên nhân tiềm tàng của những rắc rối này trên một trình độ sâu xa hơn, căn bản hơn. Ở đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xác định một nguyên nhân hệ thống hơn cho những tệ hại của xã hội chúng ta; truy tầm cội nguồn của tất cả những “dịch bệnh” xã hội này đến việc chúng ta liên hệ với những người khác như thế nào, cho dù chúng ta liên hệ với người khác căn cứ trên vấn đề chúng ta khác biệt như thế nào hay chúng ta giống nhau như thế nào, căn cứ trên những gì hợp nhất chúng ta hay trên những gì chia cách chúng ta. Trong thực tế, đây là nguyên nhân nền tảng của nhiều vấn đề rắc rối của chúng ta trên mỗi trình độ – cho dù những rắc rối là toàn cầu, xã hội, cộng đồng, hay ngay cả giữa cá nhân với nhau.

Tại trình độ sâu xa hơn này, thuốc giải đối trị là sự liên hệ với người khác trong những cung cách hợp nhất, vượt thắng những biên giới cứng nhắc không thể thâm nhập được giữa “tôi” và “chúng tôi” hay giữa “chúng ta” và “họ”. Chuyển hóa vấn đề chúng ta liên hệ với người khác trong cách này, trên cả hai trình độ giữa cá nhân với nhau và trình độ giữa các nhóm người, có thể được thấy như một phương thức hệ thống tất cả những mục tiêu phổ thông, có lẻ là một sự cứu chửa.

Chúng ta đã thể nghiệm một loại đối trị, hay một “sự chửa trị”, mà nó hoạt động tại trình độ căn bản này hơn để thay đổi nhận thức của chúng ta và những cung cách tập quán về suy nghĩ: sự trau dồi những cảm xúc tích cực. Chúng ta đã thấy những làm sao cảm xúc tích cực có thể thay đổi vấn đề chúng ta liên hệ với người khác như thế nào bằng việc “mở rộng” sự suy nghĩ và nhận thức của chúng ta, mở rộng những biên giới cá tính của chúng ta từ “tôi” và “chúng tôi”, đạp đổ những rào cản giữa “chúng ta” và “họ”. Một cách tình cờ, trong cuộc thảo luận của chúng tôi về những ảnh hưởng lợi ích của những cảm xúc tích cực, chúng tôi đã định nghĩa những ” cảm xúc tích cực” rất lỏng lẻo – để bao gồm những thể trạng tích cực khác biệt của tâm thức. Trong đặc trưng phổ quát này của những cảm xúc tích cực, chúng tôi bao gồm không chỉ những thể trạng của tâm thức được xem một cách phổ quát là những cảm xúc chân thành, chẳng hạn như một cảm giác về vui sướng hay hạnh phúc, mà cũng là những thể trạng tích cực của tâm thức có một nhân tố nhận thức, những thể trạng tích cực của tâm thức có thể liên hệ một loại quan điểm, nhận thức hay thái độ tích cực.

Chúng ta đã thấy những ảnh hưởng “rộng mở” là như thế nào, cũng như sự đa dạng của những lợi ích khoa học đã được chứng minh về những cảm xúc tích cực, có thể được thấy một mức độ nào đấy với bất cứ cảm xúc tích cực thật sự nào. Chúng tôi cũng đã xác định sự trau dồi những cảm xúc tích cực như một sự thực tập có thể được thấy như giao điểm của hạnh phúc cá nhân và xã hội. Tiềm lực của một sách lược năng động cho việc tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta, bằng việc gia tăng hạnh phúc nội tại cũng như làm thay đổi trong thái độ sẽ có kết quả trong việc giảm thiểu một số rắc rối của thế giới chúng ta ngày nay. Bổ túc cho những ảnh hưởng phổ quát của các cảm xúc tích cực, chúng tôi đã thảo luận vấn đề có thể có một số khác biệt trong những ảnh hưởng đặc thù hơn của các cảm xúc tích cực. Thí dụ, chúng ta đã thấy gia đình “hy vọng” (hy vọng, lạc quan, tin tưởng, hổi phục, v.v…) có cùng những ảnh hưởng như tất cả những cảm xúc tích cực khác như thế nào nhưng là hữu dụng một cách đặc thù trong việc giúp con người đi qua những thời điểm bất lợi và khó khăn, giúp đở họ vẫn cứ hoạt động đối với những mục tiêu của họ ngay cả khi những chướng ngại sinh khởi, và hổ trợ họ đối phó với một sự đa dạng rộng lớn của những thất vọng, thối bộ, và những rắc rối của đời sống hàng ngày. Do vậy, bây giờ đã xác định sự kiện rằng có thể có một số khác biệt nào đó hay sự đa dạng nào đấy trong những ảnh hưởng của những cảm xúc tích cực, chúng ta bây giờ có thể tiếp tục thảo luận một cảm xúc tích cực đặc thù mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập trong những cuộc thảo luận của chúng tôi, là điều có một số tính chất đặc thù – và thêm vào những mãng cuối cùng để hoàn thành cuộc thảo luận của chúng tôi.

Khi buổi gặp gở của chúng tôi đang đi dần đến kết thúc một ngày, Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng đã xác định một cảm xúc tích cực đặc thù có thể được xem như cảm xúc tích cực siêu việt cho việc trau dồi hạnh phúc nội tại và cát tường cũng như cho ảnh hưởng chuyển hóa mà nó có trên vấn đề chúng ta liên hệ với người khác như thế nào: đấy là bi mẫn.

Bi Mẫn: Định Nghĩa Và Những Chức Năng Cơ Bản

Trước khi bàn luận về bi mẫn một cách đặc biệt hơn, thật quan trọng để tập trung trước hết trên một thể trạng tích cực khác của tâm thức, nhân tố chìa khóa ban cho bi mẫn năng lực của nó để vượt thắng những rắc rối của xã hội mà chúng ta đã nói đến: Sự thấu cảm.

Có thể có nhiều sự định nghĩa của sự thấu cảm (empathy). Nhưng bất chấp những sự khác biệt giữa các định nghĩa, tất cả chúng dường như để bao gồm những đặc trưng căn bản nào đó: Thứ nhất, có một loại nối kết cảm xúc nào đó với một con người khác. Thứ hai, cũng có một loại nhân tố nhận thức, chẳng hạn như phán đoán hay ý tưởng về người khác. Và dĩ nhiên, có một loại cơ cấu nào đó chịu trách nhiệm cho những biên giới duy trì giữa tự thân và người khác, điều gì đấy giúp người ấy duy trì đường hướng của việc góp phần là người ấy hay cảm xúc là chính người ấy và những thứ thuộc vào những người khác.

Trên một trình độ phổ biến, dường như rằng sự thấu cảm hầu như thường được nghĩ nhất như khả năng để “chính mình thấu hiểu người khác,”khả năng để tưởng tượng hay cảm nhận những gì mà người khác đang trải nghiệm. Và trong thực tế, khi những nhà nghiên cứu tìm kiếm để khảo sát sự thấu cảm, kỷ năng thông thường mà họ sử dụng để phát sinh sự thấu cảm được gọi là “tiếp nhận nhận thức”, chỗ mà họ yêu cầu các đối tượng thí nghiệm của họ hoặc là tưởng tượng chính họ ở trong hoàn cảnh của người kia hay tưởng tượng rằng họ là người kia.

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra, khả năng của con người chúng ta cho sự thấu cảm là một trong những sự đóng góp kỳ diệu nhất của chúng ta, một cách đặc biệt khi nó được sử dụng trong việc phục vụ cho từ ái, bi mẫn, và ân cần tử tế – nhưng ngay cả trong sự vắng bóng những thể trạng siêu phàm của tâm thức, sự thấu cảm đóng một vai trò quan trọng trong đời sống bình thường hàng ngày của chúng ta. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng đề cập, con người là những động vật xã hội. Nhằm để biểu hiện chức năng một cách hiệu quả trong các nhóm người, chúng ta cần một cung cách để “thấu hiểu” người khác, đoán trước thái độ và phản ứng của người khác – và bằng việc làm cho thuận tiện khả năng chúng ta để làm điều này, sự thấu cảm đã đóng một vai trò thiết yếu trong sự tiến hóa của con người.

Sự thấu cảm ngày nay đúng là quan trọng – hay quan trọng hơn – giống như sự tồn tại của tổ tiên xa xưa kia của chúng ta. Những chức năng đa dạng của sự thấu cảm phục vụ để giữ chúng ta nối kết với người khác và ngăn ngừa sự khử bỏ của xã hội [do vô tâm]. Đây là những chức năng quan trọng thiết yếu, khi sự khử bỏ xã hội có thể hủy hoại con người và đã từng cho thấy có một phạm vi rộng lớn của những ảnh hưởng bất lợi thật sự trên mỗi khía cạnh của việc biểu hiện chức năng – làm sức khỏe sa sút, chán nản, ngay cả giảm thiểu khả năng để biểu lộ trí năng hợp lý. Một cách đặc biệt, sự thấu cảm giúp làm thuận lợi uyển chuyển những tương tác xã hội, điều khiển thái độ xã hội, và thích nghi hay đồng bộ hóa thái độ của chúng ta với người khác trong một nhóm xã hội. Trong tổng quát, sự thấu cảm giúp làm mạnh mẽ những liên hệ xã hội – và những nối kết xã hội mạnh mẽ là dấu ấn xác nhận tâm lý cát tường.

Khi chúng ta trở nên phụ thuộc tương liên hơn và những hệ thống xã hội phức tạp hơn, sự thấu cảm thậm chí đã trở nên cần thiết hơn trong thế giới ngày nay. Sự thấu cảm giúp để phối hợp và thích nghi thái độ của chúng ta với người khác trong một nhóm xã hội, đưa đến những mối quan hệ giữa những cá nhân uyển chuyển hơn, và làm dễ dàng sự tương tác xã hội trong nhiều cách. Trong thực tế, khả năng để lưu tâm đến quan điểm của người khác từ lâu đã được nhìn nhận như một thành tố quan yếu trong việc biểu hiện chức năng xã hội thích đáng. Khi xã hội hiện đại trở nên đa văn hóa hơn và chúng ta hình thành sự tiếp xúc với những cư dân khác biệt và một hàng ngũ con người rộng rãi hơn, khả năng của chúng ta cho sự thấu cảm trở nên thiết yếu ngày càng tăng dần.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA LÒNG TRẮC ẨN: THẤY NHỮNG NGƯỜI KHÁC GIỐNG NHƯ CHÍNH MÌNH

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói rằng chìa khóa của việc vượt thắng nhiều rắc rối xã hội là việc liên hệ với người khác căn cứ trên những gì chúng ta tương đồng hơn là trên những gì chúng ta khác biệt. Có một khối lượng ấn tượng nghiên cứu tập hợp tối thiểu hai thập niên qua, cho thấy một cách đáng tin cậy rằng việc thực tập sự thấu cảm sẽ phát sinh ảnh hưởng đặc thù ấy, giảm thiểu khoảng cách giữa tự thân và người khác.

Trong một thí nghiệm, các nhà khảo sát đã bắt đầu bằng việc điểu khiển thử nghiệm để quyết định nhận thức tự thân của đối tượng: xác định những cung cách tập quán mà các đối tượng tự nhận thức chính họ, những đặc tính, đặc điểm, và cống hiến của họ là gì mà họ đồng nhất, v.v…. Sau này, trong một thí nghiệm “không liên hệ”, các đối tượng xem video về những học sinh nói về những kinh nghiệm của họ ở đại học cộng đồng (college). Một nhóm đối tượng thí nghiệm được hướng dẫn để xem những video trong khi tưởng tượng những gì người ấy đang suy nghĩ và cảm nhận, hay nó sẽ ra sao đối với họ nếu họ ở trong hoàn cảnh của những sinh viên. Nhóm khác được hướng dẫn để xem video không nhận thức, trong một khuôn khổ trung lập và khách quan của tâm thức, chi chú ý thái độ của sinh viên. Cả hai nhóm sau đó được yêu cầu để điền vào những câu hỏi thăm dò ý kiến, đánh giá những gì họ đã nghĩ về những sinh viên trong video, những gì họ có thể giống trong đời sống thật sự, v.v… Những ai xem video với sự thấu cảm thường đánh giá những sinh viên giống với họ nhiều hơn rất nhiều, gán những phẩm chất và đặc điểm đến những sinh viên mà chính là những gì họ có.

Một chi tiết quan trọng quan tâm đến sự thay đổi này trong vấn đề chúng ta nhận thức người khác như thế nào khi chúng ta thực tập sự thấu cảm, là thấy họ như giống với chính chúng ta hơn, một cách phổ quát khi chúng ta gán những đặc điểm của chính chúng ta đến người khác như một kết quả của việc thực tập sự thấu cảm, chúng ta quy những đặc điểm tích cực của chúng ta đến cho họ, chứ không gán cho họ những đặc điểm tiêu cực của chúng ta.

Thêm nữa, không chỉ những đối tượng có sự thấu cảm có khuynh hướng gán những đặc trưng của chính họ đến mục tiêu, nhưng những đối tượng gán một con số cao hơn những đặc trưng đến mục tiêu trong phổ quát, chứng tỏ một sự gia tăng trong tổng số những tượng trưng mà họ gán cho đối tượng. Điều gì nổi bật trong những sự khám phá này? Nó có nghĩa là, trong một điều, chúng ta nhận thức người khác trong một cung thực tiển hơn nhiều khi chúng ta trắc ẩn, thấy họ như một con người phức hợp với nhiều tính cách và đặc điểm khác nhau, như chính chúng ta.

Tiếp theo, một cách ngạc nhiên, khi chúng ta thực tập sự thấu cảm, chúng ta có khuynh hướng nhận thức người khác trong cùng cách khi chúng ta nghĩ về chính chúng ta quan tâm đến vấn đề chúng ta giải thích các nguyên nhân cho thái độ của họ hay diễn giải những hành vi của họ. Bây giờ, một cách thông thường, có những sự khác biệt giữa cung cách giải thích thái độ của chính chúng ta và cách chúng ta diễn giải thái độ của người khác.

Dưới những điều kiện thông thường, chúng ta có khuynh hướng giải thích những nguyên nhân của thái độ chính chúng ta như thích hợp hơn với các hoàn cảnh – đó là nếu chúng ta trở về một căn nhà bừa bộn, chúng ta có khuynh hướng giải thích nó căn cứ trên những hoàn cảnh (“Tôi đã làm việc trể tối qua và đã không có thời giờ để dọn dẹp nhà cửa sáng nay” hay “Tôi đã trể giờ đi làm”). Trái lại, đến khi giải thích thái độ của người khác, chúng ta có khuynh hướng gán cho nguyên nhân đến những sự giải thích thiên kiến – nói cách khác đó là “nó là như thế”, đó là một bộ phận của đặc trưng hay thiên hướng bẩm sinh của họ. Vì vậy, nếu chúng ta bước vào một căn nhà bừa bộn của hàng xóm, chúng ta có thể nghĩ, đấy là một người bừa bãi – đó đúng là cung cách của người ấy. Sự khác biệt nền tảng này giữa vấn đề chúng ta thông thường giải thích việc của chính chúng ta đối lập với thái độ của người khác được gọi là FAE – the fundamental attribution error – lỗi lầm nền tảng gán cho [kẻ khác].

Nghiên cứu cho thấy rằng khi chúng ta trắc ẩn, FAE biến mất, và chúng ta diễn giải thái độ của họ trong cùng cách khi chúng ta giải thích thái độ của chúng ta – quy cho những nguyên nhân của họ đến những điều kiện hay hoàn cảnh, hơn là trên căn bản của thiên kiến hay “nó là như thế” – xét cho cùng, thấy họ giống như chúng ta thấy chính mình.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA LÒNG TRẮC ẨN: MỘT ĐỐI TRỊ ĐẾN NHỮNG RẮC RỐI CỦA XÃ HỘI

Như chúng ta đã thấy, theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, nguyên nhân của nhiều rắc rối xã hội liên hệ đến vấn đề chúng ta liên hệ đến người khác như thế nào – và mặc dù có nhiều nhân tố tinh thần liên hệ trong vấn đề chúng ta liên hệ đến người khác như thế nào, rõ ràng rằng sự thấu cảm là nhân tố chìa khóa. Nó có một ảnh hưởng năng động và gần như phù phép trong việc chuyển nhận thức của chúng ta để nhìn người khác căn cứ trên những sự tương dồng hơn là những sự khác biệt của chúng ta. Đây là nhân tố giúp chúng ta nối kết với người khác, để thấu hiểu những gì người khác đang trải nghiệm. Đã có một khối lượng lớn bằng chứng khoa học tích lũy trong những năm gần đây cho thấy rằng sự thấu cảm có những ảnh hưởng đặc thù trên sự suy tư, nhận thức, phán đoán và thái độ của chúng ta – hành động trong một cách giống như nó được là tập quán được thiết kế như một sự đối trị trực tiếp cho việc thiếu tin tưởng, thành kiến, thù hận, xung đột, và chủ nhân của những tệ hại xã hội.

Chúng ta đã nhận ra rằng người khác có thể có nhiều tính chất và đặc trưng tương tự, những quan điểm hay thái độ có thể tùy thuộc trên các hoàn cảnh, cung cách cũng như chúng ta làm, họ có thể có một phạm vi đáp ứng tùy thuộc trên tình thế, v.v…. Trong khi đúng là có thể có một sự bóp méo trong sự phóng chiếu (vọng tưởng điên đảo) những tính chất của chính chúng ta đối với họ, điều này có thể có nhiều ảnh hưởng bởi sự kiện rằng khi chúng ta thực tập sự thấu cảm, chúng ta thấy những người khác trong những dạng thức thực tiển hơn, một cách toàn bộ, với một sự đời sống nội tại phong phú hơn và khác biệt hơn. Kết quả của những sự thay đổi này trong suy nghĩ và nhận thức được làm bởi sự thấu cảm là chúng ta bắt đầu đạt được một sự thấu hiểu tốt hơn về người ấy như một con người thật sự, sống động, phức hợp.

Suốt khắp các cuộc thảo luận, bất chấp rắc rối là gì mà chúng tôi có thể đang thảo luận, sự tiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma để đối phó với vấn đề sẽ bao gồm không thể tránh khỏi việc trau dồi một “quan điểm thực tiển”. Những nghiên cứu khoa học ở đây hổ trợ phương pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chúng cho thấy rằng trắc ẩn với người khác giúp chúng ta thấy người ấy một cách thực tiển hơn và ảnh hưởng này có một sự nổi bật vô hạn trong việc vượt thắng nhiều rắc rối của xã hội. Trong những chương trước, chúng ta đã thấy vấn đề cá nhân hóa một thành viên của nhóm ấn tượng rập khuôn cố hữu thuộc nhóm ngoài, qua những phương pháp như kỷ thuật rau cải, có khuynh hướng trừ tiệt những thiên vị và ấn tượng rập khuôn cố hữu tiêu cực một cách tự động. Cùng tiến trình xảy ra khi chúng ta trắc ẩn, chúng ta thấy một người nào đó như một cá nhân đặc biệt hơn – vì thế, chúng ta có thể xem sự thấu cảm như một đối trị cho ấn tượng rập khuôn cố hữu!

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sự thấu cảm

phục vụ như một sự đối trị trực tiếp đến thành kiến. Một ảnh hưởng đã được dẫn chứng bằng tài liệu rất minh bạch với vô số thí nghiệm là không chỉ chúng ta hướng đến thấy người khác như tương đồng hơn với chúng ta khi chúng ta thực tập sự thấu cảm, nhưng chúng ta cũng có khuynh hướng để thích họ hơn. Đấy là một nguyên tắc tâm lý nổi tiếng rằng người ta có khuynh hướng thích những ai tương tự như chính họ. Trong thực tế, đấy là một trong những động lực phía sau sự thiên vị trong-nhóm. Một khi chúng ta đồng nhất hóa với một nhóm, và nó trở thành nhóm-trong của chúng ta, chúng ta cũng có khuynh hướng phóng chiếu những biểu trưng cá nhân chính bên trên nhóm của chúng ta. Đấy là sự phối hợp trong-nhóm với tự thân đưa đến sự thiên vị trong-nhóm. Một trong những điều khám phá trong nghiên cứu sự thấu cảm là khi chúng ta thực tập sự thấu cảm đối với thành viên của một nhóm-ngoài ấn tượng cố hữu, thì sự thay đổi trong cung cách chúng ta nhận thức là cá nhân mở rộng đến toàn thể nhóm của người ấy – vì thế, thấy nhóm ấy như tương đồng hơn với nhóm của chúng ta, và gia tăng tình cảm cho nhóm ấy.

Những ảnh hưởng và lợi ích tích cực của sự thấu cảm có thể mở rộng ảnh hưởng, thí dụ, sự thấu cảm đã được nối kết với tha thứ, ít xung đột nội bộ nhóm, và đối thoại dễ dàng như một phương tiện cho giải quyết xung đột. Sự thực tập sự thấu cảm cũng giảm thiểu sự gây hấn xã hội và cải thiện các thái độ và những lượng định các nhóm-ngoài.

CƠ CẤU TÂM LÝ TIỀM TÀNG CỦA LÒNG TRẮC ẨN

Nhiều nhà khảo sát, những người điều khiển các cuộc thí nghiệm về sự thấu cảm đã để xuất rằng cơ cấu tâm lý tiềm tàng là một loại kết hợp nhận thức tự thân (ý thức về vấn đề chúng ta là ai – tổng số tất cả những đặc trưng của chúng ta) với sự tưởng tượng của chúng ta về con người khác (cái nhìn của chúng ta về người kia là ai, tổng số tất cả những đặc trưng của họ). Điều này liên hệ một ý thức tiềm ẩn của việc hòa hợp người kia vào trong sự tự nhận thức của chính mình, những gì họ gọi là một sự “tự-tha giao thoa” (sự gối đầu hay chồng lấp tâm ý hay thần kinh của tự thân và kẻ khác). Khi tự-tha giao thoa xảy ra, hầu như có một loại đúng là hòa nhập tâm lý của tự thân với người kia, nơi mà những biên giới của giữa tự thân và người khác hòa tan một cách cục bộ. Những đặc điểm chúng ta cho là thuộc về chúng ta và những đặc tính chúng ta cho là cùa người khác trở nên quấn quít vào nhau, và ý thức về tự thân và người khác hòa nhập vào nhau – chúng ta trải nghiệm một cảm nhận “tính chất hòa hiệp”. Tính chồng lấp tự thân với người khác được xem như là cốt lõi căn bản vô phân biệt của tất cả ảnh hưởng lợi ích này, khi thật khó khăn để thiên vị, thành kiến, bạo động, v.v… nếu chúng ta thấy người khác như là con người giống như chúng ta – tối thiểu trong một cung cách cục bộ tâm lý.

Dĩ nhiên, sự thực tập sự thấu cảm xảy ra trong nhiều trình độ – chúng ta nhận thấy một cách tỉnh thức rằng một bộ phận hay khía cạnh nào đó của tiến trình, trong khi những bộ phận khác là tự động hay tiềm thức. Thí dụ, khi chúng ta thực tập sự thấu cảm, chúng ta có thể trải nghiệm một cách ý thức những khía cạnh nào đó của ý nghĩa “tính chất hòa hiệp” hay thống nhất có kết quả từ tự-tha giao thoa – thí dụ, chúng ta có thể cảm thấy cảm xúc gần gũi với người kia, nhận thức người ấy là giống với chính chúng ta, cảm thấy quan tâm cho sự cát tường của người ấy, hay đơn giản là có một cảm giác rộng rãi hơn về sự toại nguyện với mối quan hệ.

Trái lại, có thể có nhiều khía cạnh của những tiến trình tâm lý tiềm tàng mà chúng ta hoàn toàn không nhận thấy một cách tỉnh thức, là điều đôi khi có thể có một số ảnh hưởng kỳ lạ. Thí dụ, theo một nhà khảo sát, sự chồng lấp tự thân và người khác xảy ra tronghai hướng: Trong một hướng, sự phóng chiếu những đặc trưng của chính mình trên người khác, thấy người ấy như sở hữu một số đặc trưng nào đó của chính mình, như chúng tôi đã giải thích. Nhưng nó là hướng ngược lại có thể trở thành hơi kỳ lạ: Chúng ta cũng thấy chính mình như sở hữu cùng những điểm nào đó như người kia, đồng hóa người kia vào trong tự thể. Nếu đối tượng sự thấu cảm của chúng ta là một thành viên của một nhóm-ngoài ấn tượng rập khuôn, cũng có một khuynh hướng để đưa vào những đặc trưng ấn tượng rập khuôn của người kia.

Đã từng có những thí nghiệm hấp dẫn minh chứng cho ảnh hưởng này. Adam Galinsky, một nhà tâm lý học tại Đại học Northwestern, đã hoàn tất một loạt thí nghiệm sử dụng những hình ảnh của một vài nhóm ấn tượng cố hữu, cho thấy các cá nhân có thể đưa vào những đặc trưng của một nhóm-ngoài ấn tượng cố hữu sau khi thực tập sự thấu cảm đối với một thành viên của nhóm ấy. Những nhà nghiên cứu đã cho những đối tượng một hình ảnh của một nữ đội trưởng đội cổ vũ nhan sắc tại một trận đấu bóng cà na, ngù len và mọi thứ, và gây ra nhận thức hiện hữu bằng việc yêu cầu họ viết một tiểu luận giống như họ là người đội trưởng ấy tưởng tượng đời sống của cô ta như thế nào, v.v… Sau đó, các đối tượng được yêu cầu đẻ điền vào một bảng câu hỏi trả lời cá nhân như một phần của cuộc nghiên cứu có vẻ là riêng biệt và không liên hệ. Họ được yêu cầu tự diễn tả trong chi tiết, kể cả lượng định tỉ lệ họ hấp dẫn, xinh đẹp, và sexy như thế nào. Sau này, những ai đã từng tham dự trong thực tập “tiếp nhận nhận thức”, cả nam và nữ, đánh giá tỉ lệ của chính họ hấp dẫn hơn và sexy hơn nhiều (những đặc trưng ấn tượng cố hữu đặc thù của nữ đội trưởng) hơn là một nhóm kiểm soát những người đã không ”đặt họ vào trong hoàn cảnh của kẻ khác.”

Những thí nghiệm tương tự được tiến hành ‘chỉ dẫn’ các đối tượng bằng việc cho họ tiếp nhận khái niệm của nhiều nhóm ấn tượng cố hữu khác nhau, đôi khi sử dụng những tiểu luận ‘ngày trong đời’, bằng việc xem video những thành viên của nhóm diễn tả đời sống của họ, trong khi các đối tượng được hướng dẫn để lắng nghe với sự thấu cảm (nhóm kiểm soát được hướng dẫn để lắng nghe một cách khách quan, không suy nghĩ về quan điểm cá nhân). Thành viên của các nhóm kể cả một người đàn ông trung niên da đen, một giáo sư khoa học chính trị da trắng, một ông lão. Các cá nhân lượng định chính họ như cao hơn trong cả những đặc trưng tích cực lẫn tiêu cực cho những nhóm này. Nhưng điều ngay cả lạ kỳ hơn là các cá nhân được quán sát để biểu lộ thái độ phù hợp với những ấn tượng rập khuôn cố hữu, chẳng hạn như những đối tượng đàn ông da trắng biểu lộ thái độ ồn ào, gây hấn hơn và tư thái hung hăng hơn sau khi tiếp nhận quan điểm của đàn ông da đen – và họ hành động yếu kém hơn trên thử nghiệm về trí thông minh sau này, có thể tùy thuộc vào những nhận thức ấn tượng cố hữu. Những ai được chỉ dẫn với những ấn tượng rập khuôn cố hữu của người già hành động tệ hại hơn trong nhiệm vụ ghi nhớ sau này – và được quán sát bước xuống cầu thang một cách chậm rãi tiếp theo đó mà không nhận thấy một cách ý thức sự thay đổi này. Cuối cùng, những ai xem video của những giáo sư trong khi tiếp nhận nhận thức được thấy hành động tốt hơn một cách nổi bật sau này trên nhiệm vụ thông minh và những thử nghiệm chính thức về khả năng chuyên môn và luận lý.

Một sự khám phá lạ kỳ trong những thí nghiệm này là các cá nhân đã chứng tỏ sự giảm thiểu ấn tượng rập khuôn và thành kiến sau khi thực hành sự thấu cảm, tuy thế biểu hiện những thái độ ấn tượng rập khuôn cố hữu này – chứng minh một sự không phối hợp giữa thái độ và nhận thức và phán đoán – kết quả từ những lối mòn riêng rẻ trong não bộ chịu trách nhiệm cho mỗi hành vi này.

Cơ Cấu Não Bộ Tiềm Tàng Của Sự Thấu Cảm

Trong khi một số nhà nghiên cứu khảo sát những giải thích cho những lợi ích của sự thấu cảmtừ quan điểm tâm lý học, chẳng hạn như tự-tha giao thoa, cùng lúc có vô số hấp dẫn trong việc tìm kiếm cho một cơ cấu thần kinh hay não bộ tiềm tàng sự thấu cảm- với một số khám phá kinh ngạc trong những năm gần đây.

Tất cả mọi người được sinh ra với khả năng cho lòng trắc ẩn. Hóa ra là tác động trong não bộ. Tuy nhiên, dường như rõ ràng rằng giống như nhiều đặc trưng bẩm sinh nhân bản khác, không nghi ngờ gì những khác biệt cá nhân tong mức độ của sự thấu cảmtự nhiên là bất cứ con người đặc thù nào có thể sở hữu – phạm vi từ một số nhỏ những cá nhân những người với cơ cấu não bộ cho việc phát sinh sự thấu cảmcó thể bị rối loạn trong một cách nào đó đến những ai dường như sinh ra với một khả năng kỳ diệu cho sự thấu cảmvà bi mẫn.

Nhiều sự thấu hiểu của chúng ta về vấn đề sự thấu cảmđược phát sinh trong não bộ, giống như những cảm xúc tích cực khác, đã được khám phá trong hai thập niên qua – và đã có một số khám phá kinh ngạc. Một trong những khám phá hấp dẫn nhất được phơi bày tình cờ trong những năm đầu thập niên 1990. Những nhà nghiên cứu Giacomo Rizzolatti và Vittorio Gallese tại Đại học Parma của Ý Đại Lợi nghiên cứu những hệ thống thần kinh đặc thù trong não bọ của những con khỉ macaque chịu trách nhiệm cho việc gởi đi những chỉ dẫn đến cánh tay và bàn tay của khỉ để vươn ra và nắm lấy một đối tượng, trong trường hợp này là hạt đậu phụng. (Nó được biết đến nhiều, dĩ nhiên, để mỗi chức năng mà thân thể biểu hiện, có những vùng đặc biệt trong não bộ, phù hợp với những nhóm tế bào não, được gọi là thần kinh, chịu trách nhiệm cho chức năng ấy. Những thần kinh gửi các thông điệp theo đường của cả những dấu hiệu hóa học và điện trường, được dẫn dọc theo một loạt những sợi thần kinh dài, đến những bộ phận mục tiêu, đưa cho những hướng dẫn trên những gì cần làm. Thí dụ, có một vùng kiểm soát những động tác của bàn tay, và một vùng khác nhận thông tin cảm giác từ bàn tay,v.v…)

Một ngày nọ, một trong những nhà nghiên cứu đưa tay ra để cho hạt đậu phụng đến con khỉ. Rồi thì họ đã thấy cùng những dây thần kinh trong não bộ khỉ bắt đầu kích thích – một cách chính xác giống như con khỉ tự vươn ra cho chính nó! Đây là một khám phá kỳ lạ và hoàn toàn không ngờ được, và khảo sát xa hơn, những nhà nghiên cứu khám phá rằng có những tế bào đặc biệt trong những vùng nào đó của não bộ kích thích cả khi con vật biểu hiện một hành động và khi con vật quán sát một kẻ khác biểu diễn cùng hành động ấy. Các nhà nghiên cứu đặt tên những tế bào này thần kinh phản chiếu, vì khi chúng phản chiếu thái độ của một kẻ khác – chúng vận hành dường như con vật tự nó hành động một cách vật lý, một thái độ mà trong thực tế chỉ đơn thuần là chứng kiến. Sau này, cùng những loại tế bào này được thấy trong não bộ con người. Do vậy, trong một ý nghĩa, điều này có thể được thấy như một sự tương liên thần kinh của sự ‘tự-tha giao thoa’ – vì khi mà những tế bào này bị dính líu đến, chúng không thể phân biệt được giữa tự chúng biểu hiện hay kẻ khác biểu hiện hành động. Trong thực tế, mặc dù những tế bào này được tìm thấy chỉ trong những vùng nào đó, chẳng hạn như những nơi liên hệ đến các cử động cùa bàn tay và miệng, một số nhà nghiên cứu cảm thấy rằng những thần kinh phản chiếu này có thể tọa lạc trong những vùng khác của não bộ, và có thể liên hệ trong việc phát sinh sự thấu cảm.

Sự nghiên cứu xa hơn trong thập niên qua đã minh chứng những cơ cấu thần kinh hấp dẫn liên kết “tự” với “tha”. Có một khối lượng đáng kể của những chứng cứ của những nghiên cứu và thí nghiệm có thẩm quyền hổ trợ một lý thuyết được biết như kiểu mẫu nhận thức-hành động, là điều mặc dù đóng một vai trò trong sự thấu cảm – xét cho cùng có lẻ tiêu biểu sự tương liên thần kinh của tự-tha giao thoa. Lý thuyết này cho rằng khi một người nhận thức một người khác trải nghiệm một cảm xúc, não bộ tự động kích hoạt những vùng chịu trách nhiệm cho sự phát sinh cùng những cảm xúc trong người quán sát. Một hệ thống như vậy được nghĩ là chịu trách nhiệm cho người quán sát tái sáng tạo trong thể trạng của người mà họ đang nhận thức, giúp họ ‘cộng hưởng’ với người kia. Não bộ của người quán sát kích hoạt những vùng phối hợp với việc hình thành một khuynh hướng để hành động trong một cách nào đấy – giống như người quán sát đang sẳn sàng để kích thích cùng những vận động và tiến trình sinh lý học mà họ đang quán sát trong người khác – nói cách khác, giống như người quán sát là giống như người bị quán sát.

Những nghiên cứu ghi nhận những gì đang xảy ra trong não bộ của các đối tượng thử nghiệm, sử dụng máy fMRI (máy đo cộng hưởng chức năng điện trường), khi họ xem một video về một người nào đó đang nhận một kích thích đau đớn, cho thấy rằng đơn giản xem một người nào khác trải nghiệm đau đớn sẽ kích thích trong não bộ của người quán sát một số những vùng phối hợp với kinh nghiệm đầu tay về đau đớn; nói cách khác, cùng hệ thống dây thần kinh cho thấy gia tăng hoạt động khi một người bị trải nghiệm đau đớn cũng như khi một người quán sát một người khác trải nghiệm đớn đau. Điều này tiêu biểu cho một loại ‘chia sẻ kinh nghiệm’ trực tiếp trong trình độ thần kinh, một loại “đồng nhất” của tự thân và người khác – một sự giao thoa thần kinh tự-tha.

May mắn thay, khi một đối tượng quán sát người khác trong đau đớn, sự ‘giao thoa’ này không bao gồm sự kích thích những vùng não bộ liên hệ trong việc ghi mật mã cho những khía cạnh nhạy cảm của đau đớn, nói cách khác, bộ phận của não bộ cho biết một người mà sự trải nghiệm tổn thương một cách vật lý. Những vùng kích thích thông thường liên hệ những khía cạnh “động cơ” và “tình cảm” của đau đớn. Điều này có nghĩa rằng những vùng của não bộ liên hệ với việc chuẩn bị cho người ta di chuyển đi nơi khác khỏi nguồn gốc của đau đớn (thí dụ, rút tay khỏi lửa), và những vùng của não bộ liên hệ trong việc phát sinh cảm giác khó chịu được kích hoạt trong cả người quán sát và người trải nghiệm. Bất chấp người quán sát trải nghiệm ra sao khi đang xem, sự ‘giao thoa’ chỉ là cục bộ; nếu tất cả những vùng giống nhau của não bộ được kích hoạt, nó sẽ tạo nên một loại ảo giác và nó sẽ tái tạo thực tế trải nghiệm mà chúng ta đang chứng kiến.

Dĩ nhiên, nó làm nên một ý nghĩa trọn vẹn tại sao có những sự khác biệt giữa sự trải nghiệm đầu tiên và sự quán sát kinh nghiệm – hay tại sao chỉ có sự giao thoa cục bộ của những hệ thống thần kinh phát sinh đau đớn hơn là sự giao thoa hoàn toàn. Nếu tất cả những hệ thống thần kinh chịu trách nhiệm cho việc phát sinh một kinh nghiệm được kích thích khi đang quán sát thái độ của một người khác , thế thì người đó sẽ nghĩ rằng họ đang thật sự trải nghiệm thái độ ấy; nó sẽ tạo nên một loại ảo giác sẽ tái tạo một thực tế của bất cứ kinh nghiệm nào đưa ra.

TRAU DỒI SỰ THẤU CẢM LỚN HƠN

Thế thì, chúng ta đã thấy có những lợi ích mênh mang của việc thực tập sự thấu cảm như thế nào – cả như một giải pháp đặc thù đến việc vượt thắng những rắc rối xã hội và như một loại đối trị trên một trình độ thông thường hàng ngày, làm thuận lợi chức năng xã hội mỗi ngày. Trong khi mỗi con người có thể sinh ra với một trình độ tự nhiên nào đó của thấu cảm, có những nghiên cứu khoa học phong phú cho thấy rằng khả năng của một con người cho thấu cảm (như với nhiều kỷ năng khác) có thể được gia tăng qua sự rèn luyện và nổ lực cẩn trọng.

Cung cách thông thường nhất của việc thực tập và làm mạnh khả năng thấu cảm, như chúng ta đã thấy, qua sự thực tập cẩn trọng của việc tiếp nhận nhận thức, tưởng tượng chính mình trong vị thế của người khác. Việc trau dồi thấu cảm qua việc tiếp nhận nhận thức là ảnh hưởng nhưng có những sự giới hạn tự nhiên nào đó. Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến một phương pháp thay đổi trong việc phát sinh sự thấu cảm, một phương pháp năng động hơn không tùy thuộc trên khả năng của chúng ta để tưởng tượng hay liên hệ đến những hoàn cảnh đặc thù hay các điều kiện đời sống của mục tiêu cho sự thấu cảm của chúng ta. Sự tiếp cận triệt để khác biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma liên hệ sự quán chiếu sâu xa về tính nhân bản chung của chúng ta.

SỰ THẤU CẢM QUY ƯỚC: CĂN CỨ TRÊN SỰ TIẾP NHẬN NHẬN THỨC

Phương pháp quy ước được sử dụng khi chúng ta đang cố gắng một cách cẩn trọng và ý thức để gia tăng sự thấu cảm liên hệ đến cố gắng để tưởng tượng hoặc là chính mình trong những hoàn cảnh đặc thù của người kia hay tưởng tượng một cách trực tiếp hơn những gì có thể giống như người kia. Chúng tôi đã từng nói về bản chất hai chiều của sự giao thoa tự-tha. Phương hướng đầu tiên liên hệ đến việc “phóng chiếu vào trong người khác”, thấy người kia như sở hữu những đặc trưng mà tự chúng ta có. Phương hướng thứ hai liên hệ tiếp nhận trên những đặc trưng của người khác, nhận thức tự thân có cùng những đặc điểm như đối tượng. Loại đầu tiên không đòi hỏi sự hiểu biết về người khác. Chúng ta có thể phóng chiếu những đặc trưng của chính mình trên bất cứ người nào – hay ngay cả một con thú nuôi, cho vấn đề ấy. Loại thứ hai đòi hỏi một mức độ nào đó của kiến thức về người khác, hay tối thiểu suy nghĩ chúng ta có kiến thức về họ. Có một bằng chứng thí nghiệm nào đó đề xuất rằng chúng ta không cần biết bất cứ chi tiết nào về lịch sử cá nhân của một người nhằm để cảm nhận sự thấu cảm. Tuy nhiên, cũng dường như rằng sự thấu cảm được làm thuận lợi nếu chúng ta có thể liên hệ đến kinh nghiệm của người kia như một kết quả kinh nghiệm trước đây của chúng ta; nói cách khác, dễ dàng hơn để kinh nghiệm sự thấu cảm cho một bà mẹ nếu người ta đã từng làm mẹ, dễ dàng hơn để kinh nghiệm thấu cảm cho một lính chửa lửa nếu người ta đã từng là một lính chửa lửa. Trong khi biết điều gì đấy về một người khác, và thấy người ấy như tương đồng với chúng ta trong một cách nào đấy là không cần thiết để trải nghiệm thấu cảm (lòng trắc ẩn), nó thật sự hổ trợ.

Đây là một trong những giới hạn của sự thực tập thói quen tiếp nhận nhận thức như một phương tiện để thiết lập sự thấu cảm. Xét cho cùng , những hoàn cảnh đời sống đặc biệt mà chúng ta có thể có thông thường với người khác là giới hạn. Cũng có những sự giới hạn khác: Một số nhà nghiên cứu đã biểu lộ sự quan tâm, thí dụ, về một hoàn cảnh nơi mà một người cố gắng để thiết lập sự thấu cảm với một người đầu trọc neo-Nazi (tân Phát xít). Nếu một người sắp vô ý tiếp nhận những đặc trưng ấn tượng cố hữu rập khuôn của một nhóm, như được diễn tả trong thí nghiệm ở trên, những người đầu trọc, thí dụ thế, có thể không là một sự lựa chọn tốt đẹp lắm của một nhóm để phản chiếu vô thức – hay cho vấn đề ấy, nhóm đó có thể không là một sự lựa chọn tốt nhất cho việc hình thành một tình thế tự- tha tương giao, nơi mà người ta cảm thấy hai giá trị hay biểu trưng tương đồng. May mắn thay, điều này không thường xảy ra, vì những nghiên cứu khác đã cho thấy rằng việc “hòa nhập” những đặc điểm xảy ra với thấu cảm và sự tự-tha giao thoa tiềm tàng thường liên hệ đến những đặc trưng tích cực; nhưng điều thường gặp phải là sự chỉ trích và ảnh hưởng công cộng nếu một người bắt đầu tuyên bố rằng họ có thể thấy những thứ từ nhận thức của những người đầu trọc Nazi, ngay cả nếu người ta không đồng ý với nhận thức ấy.

SỰ THẤU CẢM CĂN BẢN: CĂN CỨ TRÊN TÍNH NHÂN BẢN CHUNG CỦA CHÚNG TA

Đây là chỗ mà phương pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma có sự tiến bộ kỳ diệu: sự nối kết với người khác căn cứ trên tính nhân bản chung của chúng ta! Với sự tiếp nhận nhận thức, chúng ta phải dựa trên sự tưởng tượng của chúng ta, tưởng tượng những gì có thể giống trong vị thế cá nhân và hoàn cảnh đặc biệt – vị thế hôn nhân, nghề nghiệp, con cái, hay trải nghiệm quá khứ. Với “Sự Tiếp Cận Thực Tế” của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta có thể căn cứ trên “nền tảng chung” trong thực tế của chúng ta – trên sự thật không thể phủ nhận rằng chúng ta và người khác đều là những con người. Điều này không phải phỏng đoán. Không cần phải cố gắng để tưởng tượng những hoàn cảnh đặc thù về đời sống của con người, cũng không phóng chiếu những đặc điểm riêng của chúng ta trên người khác cho dù họ thật sự sở hữu những đặc điểm ấy hay không. Với sự tiếp cận của ngài, căn cứ trên sự quán chiếu tính nhân bản chung, sự tự-tha giao thoa được xây dựng trên những đặc trưng chung mà chúng ta cùng chia sẻ như những con người – thí dụ, tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc, tất cả chúng ta không muốn khổ sở, tất cả cảm thấy đau đớn, tất cả muốn được yêu thương, v.v… Điều này tạo nên sự thấu cảm năng động hơn, bởi vì chúng ta có năng lực và sức mạnh của thực tế phía sau chúng ta. Thêm nữa, với sự tiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma chúng ta có thể cảm nhận sự thấu cảm cho mỗi con người, ngay cả những ai mà với họ chúng ta có thể chỉ có một ít điểm chung trên bề mặt.

Trong khi chúng ta đã thấy việc tiếp nhận nhận thức quy ước hoạt động để vượt thắng ấn tượng cố hữu và thành kiến như thế nào, việc trau dồi thấu cảm cho một thành viên của một ‘nhóm-ngoài’ ấn tượng cố hữu mở rộng vượt khỏi một cá nhân đơn lẻ đến toàn thể nhóm, vì thế chúng ta không thành kiến chống lại nhóm ấy nữa. sự giới hạn của ấn tượng cố hữu và thành kiến không mở rộng đến những nhóm ấn tượng cố hữu khác . Vậy thì, chúng ta có thể vượt thắng thành kiến của chúng ta chống lại những người Mỹ gốc Phi châu, thí dụ thế, qua sự thực tập về thấu cảm, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng trên những cảm giác của chúng ta về những nhóm chủng tộc khác. Bằng việc đặt nền tảng sự thấu cảm của chúng ta trên những đặc trưng thông thường của chúng ta như những con người, một cách căn bản chúng ta đang mở rộng phạm vi thấu cảm của chúng ta để bao gồm tất cả những nhóm ấn tượng rập khuôn cố hữu!

Năng Lực Của Thấu Cảm

Chúng tôi đã trình bày nhiều lợi ích có thể có kết quả từ việc trau dồi cẩn trọng sự thấu cảm (lòng trắc ẩn) cả cho hạnh phúc cá nhân và trong việc vượt thắng những rắc rối xã hội. Nhưng năng lực thật sự của thấu cảm mở rộng thậm chí vượt khỏi những gì chúng tôi đã thảo luận đến như vậy. Những nghiên cứu về việc giải cứu những người Do Thái trong Thế Chiến Thứ Hai, thí dụ thế, đã cho thấy rằng thấu cảm đóng một vai trò quan trọng trong thái độ giúp đở của họ. Trong nhiều trường hợp, thấu cảm là nhân tố chính yếu đã động viên con người, cho phép họ vượt khỏi sự xấu ác và những áp lực vô cùng của xã hội chung quanh họ để cứu giúp người Do Thái khỏi cái chết nào đó, thường là hiểm họa bao trùm chính họ. Điều này đòi hỏi những trình độ cao nhất của sức mạnh, can đảm nội tại và đạo đức vẹn toàn – và nó thường là năng lực của sự thấu cảm [lòng trắc ẩn] ( và dĩ nhiên là của từ bi mà chúng tôi đã trình bày vắn tắt) đã hổ trợ họ để động viên cho những phẩm chất anh hùng này.

Bây giờ, nghiên cứu cho thấy rằng các cá nhân thường trải nghiệm sự thấu cảm cho những ai họ nhận thức như tương đồng với họ trong một cách nào đó. Trên một trình độ thực tiển, điều này có nghĩa là nếu những người cứu giúp nhận thức các nạn nhân như giống với họ, tương tự trong sắc tộc, những thái độ, cá tính hay nền tảng văn hóa, thế thì họ sẽ đồng hóa một cách dễ dàng hơn với nạn nhân, trải nghiệm thấu cảm hơn, và có thể thích để giúp đở hơn. Ở đây chúng tôi đang nói về loại thấu cảm quy ước, căn cứ trên việc tiếp nhận nhận thức. Một số nhà nghiên cứu vụ diệt chủng người Do Thái (Holocaust) đã đề xuất ý tưởng rằng lý do tại sao có rất ít người cứu giúp trong Thế Chiến Thứ Hai là bởi vì đối với người Do Thái thì quá hiếm hoi tìm thấy những đặc trưng tương tự này đến những người khác chung quanh họ.

Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu cũng đề xuất ý tưởng rằng đối với rất ít người Do Thái, những người được giải cứu trong Âu châu bị Phát xít Nazi chiếm đóng, đã có hai loại người cứu giúp. Loại thứ nhất là những người cứu giúp mà họ đồng nhất họ với nạn nhân và thấy nạn nhân như tương đồng với chính họ căn cứ trên những lãnh vực kể cả chính trị, thần học, và kinh tế xã hội. Các người cứu hộ này đã giúp đở những người Do Thái căn cứ trên loại thấu cảm [trắc ẩn] quy ước.

Nhưng loại những người cứu giúp kia thì khác biệt. Nhóm nghiên cứu vụ diệt chủng người Do Thái, Drs. Sam và Pearl Oliner đã nhận ra một nét đặc biệt đã biểu thị đặc điểm như loại thứ hai. Họ đã chú ý rằng, loại người cứu giúp kia là cực kỳ cao thượng trong điều mà họ gọi là lòng quảng đại. Nét đặc biệt của lòng quảng đại được định nghĩa như “một sự nối kết với người khác qua nhận thức của tính nhân bản chung.” Những cá nhân này đã phát sinh lòng thấu cảm [trắc ẩn] trên tính nhân bản chung của họ với các nạn nhân, không dựa trên bất cứ tương đồng nhận thức nào trong những đặc trưng xã hội, tài chính, chính trị, hay tôn giáo.

Điều gì khác biệt giữa thấu cảm quy ước và thấu cảm căn cứ trên tính nhân bản chung của chúng ta? Ở Đan Mạch, có một sự đồng nhất hóa với người Do Thái bởi những người thuộc chủng tộc khác trước chiến tranh – và sự thực tập rộng rãi hơn trước chiến tranh về việc liên hệ với người Do Thái căn cứ trên tính nhân bản chung của chúng ta hơn là những tương đồng nhỏ hẹp trên những nét đặc thù. Trong những vùng như Ba Lan và Lithuania, những khác biệt chính trị và thần học trước chiến tranh được tuyên bố, và các cá nhân thích trải nghiệm thấu cảm quy ước, được hướng đến chỉ đối với những người của các nhóm xã hội giống nhau về chính trị, tôn giáo hay xã hội. Ở Đan Mạch, 96 phần trăm cư dân Do Thái được cứu giúp! Ở Ba Lan và Lithuania, 95.5 phẩn trăm người Do Thái bị giết!

Một sự thấu hiểu sâu xa về tính nhân bản chung, sự thấu cảm và bi mẫn, một sự tỉnh thức về giá trị thực hành chân thật của những thứ này, và lòng can đảm để thi hành chúng trong đời sống hàng ngày không thể chỉ được quyết định hay ảnh hưởng những trình độ của hạnh phúc cá nhân và xã hội, nhưng cũng vào những lúc ngay cả có thể là một vấn đề của sống, chết, và tồn tại. Một cách căn bản, chúng có khả năng để định hướng tương lai của nhân loại.

Định Nghĩa Bi Mẫn

Cuối cùng chúng tôi đã đến cực điểm của những cảm xúc con người: bi mẫn. Bi mẫn được định nghĩa một cách thông thường như một loại thông cảm hay cởi mở đến khổ đau của người khác, phối hợp với nguyện ước rằng họ được tự do khỏi khổ đau của họ. Những định nghĩa của một số người bao gồm nguyện ước để giúp đở con người khổ đau.

Tuy nhiên, đối với những mục tiêu của chúng tôi ở đây vào những lúc có thể lợi ích để nghĩ về bi mẫn trong dạng thức của một nhóm những cảm xúc liên hệ hay những thể trạng tinh thần tích cực hơn là một cảm xúc duy nhất, tương tự vấn đề chúng tôi nhận thức “gia đình hy vọng” trước đây như thế nào. Sử dụng kiểu mẫu này, chúng tôi có thể nghĩ về “gia đình bi mẫn” như bao gồm một con số của những thể trạng tinh thần và cảm xúc tích cực liên hệ như thế nào – thấu cảm (trắc ẩn), bi mẫn, ân cần, v.v… Trãi qua hàng năm, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sử dụng nhiều dạng thức để diễn tả những thể trạng tích cực của tâm thức trong gia đình này – một lòng hảo tâm, tình cảm, và một trái tim nồng ấm là ba thứ mà ngài thường dùng. Khi ngài nói về tình thân hữu, giọng điệu của ngài chuyển tải một cách phổ thông cùng ý nghĩa. Trong những năm gần đây hơn, khi ngài nói về bi mẫn ngài dường như đang sử dụng chữ “ân cần” thường xuyên hơn.

Những Lợi Ích Của Bi Mẫn

Bi mẫn có thể được xem như là thể trạng của tâm thức hiện hữu tại giao điểm giữa hạnh phúc nội tại và ngoại tại, nơi mà hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội đồng quy tại một điểm duy nhất, và một loại thuốc thần để hoạt động như một loại đối trị với cả nổi khốn cùng cá nhân và rắc rối xã hội. Tối thiểu, theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, chứng cứ khoa học, và ý nghĩa thông thường.

Như thế nào? Chúng tôi đã khám phá nhiều rắc rối trong thế giới ngày nay. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã biết rằng chúng ta cần nhiều phương pháp và cần hành động trên nhiều trình độ nhằm để trình bày những rắc rối phức tạp và đa dạng của xã hội ngày nay. Nhưng ngài cũng đã giải thích vấn đề hầu hết những rắc rối của xã hội chúng ta được làm nên trên trình độ căn bản nhất bởi những sự hoạt hóa điên đảo nào đó của nhận thức và suy tư như thế nào, bởi những cảm xúc tiêu cực như thế nào, và bởi những cung cách mà chúng ta liên hệ theo thói quen đến người khác như thế nào – là điều mà mọi khả năng đưa vào trong một phương hướng tàn phá lẫn nhau trong cách này hay cách khác.

Bây giờ, bên cạnh những sự “chạy chửa” đặc thù hơn hay những phương thức trị liệu đặc biệt hơn cho những rắc rối của xã hội mà chúng tôi đã từng nói đến trong những chương trước, chúng tôi cũng chỉ ra vấn đề phát sinh những cảm xúc tích cực trong phổ quát có thể hoạt động như một sự đối trị đến những nguyên nhân tiềm tàng hay cơ bản của những rắc rối xã hội như thế nào. Bi mẫn mang với nó tất cả những lợi ích của cả thấu cảm và cảm xúc tích cực. Như một trong những cảm xúc tích cực năng động nhất, bi mẫn có thể gặt hái tất cả những lợi ích tiềm tàng của những cảm xúc tích cực trong phổ quát – như chúng ta đã từng thấy, những nghiên cứu cho thấy những ảnh hưởng của các cảm xúc tích cực có thể sinh ra những ảnh hưởng này, và nó không làm nên sự khác biệt nào cho dù những cảm xúc tích cực đặc thù gây ra là tiếu lâm, vui sướng, tĩnh lặng, hay những cảm giác phổ thông hơn của “hạnh phúc” hay “ảnh hưởng tích cực”, v.v… Do vậy, một trong những cảm xúc tích cực năng động nhất, bi mẫn mang mọi lợi ích tiềm tàng giống như tất cả những cảm xúc tích cực còn lại trong tổng quát.

Tiếp theo chúng ta đã thấy ‘cảm xúc tích cực’ của thấu cảm mang cùng những lợi ích tổng quát như những cảm xúc tích cực khác, cộng thêm nó cũng có những tính chất đặc biệt mà trong ấy nó có thể chuyển hóa vấn đề chúng ta có thể liên hệ với người khác như thế nào, vì thế làm thuận lợi những ràng buộc xã hội và làm thay đổi trong suy nghĩ có thể giúp vượt thắng nhiều rắc rối trong xã hội ngày nay. Giống như với những lợi ích của những cảm xúc tích cực trong phổ quát, bi mẫn cũng mang tất cả những lợi ích của thấu cảm (trắc ẩn). Điều này là bởi vì thấu cảm là một thành tố quan trọng của bi mẫn. Bất cứ nơi nào có bi mẫn, chúng ta luôn luôn sẽ tìm ra một mức độ nào đó của thấu cảm. Vì bi mẫn liên hệ khả năng cảm nhận nổi khổ của người khác, chúng ta tối thiểu phải có một mức độ nào đó của thấu cảm cho người khác. Do thế, vì bi mẫn đòi hỏi một mức độ nào đó của thấu cảm, căn bản bởi định nghĩa, hầu như chắc chắn rằng việc phát sinh một thể trạng của bi mẫn sẽ mang tất cả những lợi ích tiềm tàng của thấu cảm mà đã từng được thảo luận.

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra, có một sự nối kết mật thiết giữa thấu cảm và bi mẫn. Từ quan điểm khóa học, những nghiên cứu phong phú đã chỉ ra mối liên hệ giữa tiếp nhận nhận thức, bi mẫn, và vị tha, cho thấy thấu cảm có khuynh hướng hướng đến bi mẫn và khuynh hướng giúp đở người khác một cách tự nhiên, những đối tượng của lòng bi mẫn và thấu cảm của chúng ta. Thí dụ, Batson đã khảo sát một cách rộng rãi mối quan hệ giữa thấu cảm và bi mẫn, và đã thấy rằng tiếp nhận nhận thức làm gia tăng “mối quan tâm thấu cảm”, một thể trạng của tâm thức đưa đến việc giúp đở người khác, thúc đẩy đơn giản bởi lòng khao khát cải thiện sự cát tường của ngưởi khác. Dĩ nhiên, luôn luôn có những sự đa dạng và nhiều nhân tố khác biệt có thể đóng góp đến khả năng của một cá nhân nào đó cho thấu cảm, bi mẫn, và sự đáp ứng của người ấy đến những hoàn cảnh của người khác. Trong một số trường hợp, thấy mọi việc từ quan điểm của người khác có thể không tự động luôn luôn đưa đến lòng bi mẫn lớn hơn cho người khác.

Trong những trường hợp khác, bi mẫn có thể không luôn luôn đưa đến thái độ giúp đở. Thí dụ, đôi khi sự thấu cảm và lòng bi mẫn của một người là rất lớn, và người ấy kinh nghiệm khổ đau của người khác rất nhạy bén, đến nổi họ bị đánh bại với một cảm nhận khổ đau cá nhân và không thể hành động. Trong trường hợp như vậy, chúng ta có thể cần dùng những sách lược để giảm thiểu băn khoăn và sợ hãi, như chúng tôi đã thảo luận trong chương 9. Luôn luôn có những khác biệt cá nhân. Một lần tôi đã hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma về vấn đề đối phó với những trường hợp như vậy ra sao. Cảm nhận của ngài là người ta có thể cần hoạt động trên việc làm mạnh hơn lòng bi mẫn, và cuối cùng nó sẽ trở nên đủ mạnh để vượt thắng cảm nhận đau khổ cá nhân.

BI MẪN VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI

Trong việc nói về khả năng của bi mẫn mang đến những thay đổi tích cực trong xã hội – trong việc loại trừ thành kiến, phân biệt, chủng tộc, xung đột, bạo động, và những rắc rối xã hội khác – rõ ràng duy chỉ bi mẫn mà thôi không thể thay đổi xã hội. Xét cho cùng, bi mẫn là một thể trạng của tâm thức. Nhằm để mang đến sự thay đổi xã hội, hành động được đòi hỏi – chúng ta phải thay đổi thái độ phối hợp với những thể trạng tàn phá của tâm thức. Dĩ nhiên, như chúng ta đã thấy, bi mẫn có khả năng tiềm tàng để chiến thắng những thể trạng tàn phá của tâm thức, chẳng hạn như thành kiến và thù hận, và có thể chuyển hóa cung cách chúng ta nhận thức người khác, chẳng hạn như thấy người khác một cách thực tiển hơn và ít ấn tượng rập khuôn cố hữu hơn. Chỉ việc ấy thôi phải có ảnh hưởng trong việc thay đổi cung cách chúng ta liên hệ với những ai mà chúng ta hình thành sự tiếp xúc, và có một tác động nhỏ trên những ai trong môi trường tức thời của chúng ta. Và quan tâm đến ảnh hưởng lan truyền của những cảm xúc tích cực và bản chất phụ thuộc tương liên của thế giới ngày nay, bất cứ tác động tích cực nào chúng ta có trong môi trường tức thời cuối cùng sẽ có những ảnh hưởng sâu rộng hơn, giống như gợn sóng lan tỏa trên mặt hồ.

May mắn thay, ảnh hưởng của bi mẫn trên thái độ của một người vượt khỏi sự vô hiệu quá một cách đơn giản thụ động bất cứ khuynh hướng cá nhân đối với thành kiến, phân biệt chủng tộc, xung đột, hay bạo động. Bi mẫn có khuynh hướng tạo nên động cơ để tiếp nhận thêm những bước năng động để giúp đở người khác, để làm giảm thiểu khổ đau của người khác, và hành động để làm tăng tiến lợi ích của người khác. Dĩ nhiên, con người khác biệt trong nguồn gốc, khả năng, sự thông minh, và năng lực để giúp đở người khác và thúc đẩy thay đổi xã hội. Con người phải quyết định cho chính họ cung cách tốt nhất và hiệu quả nhất mà họ có thể thực hiện một cống hiến để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Nhưng việc trau dồi một thể trạng tâm thức thúc đẩy con người làm một cống hiến đến một thế giới tốt đẹp hơn rõ ràng là bước thứ nhất.

BI MẪN VÀ HẠNH PHÚC CÁ NHÂN

Chúng tôi đã nói đến trường hợp bi mẫn là giao điểm giữa hạnh phúc cá nhân và xã hội, đóng góp đến cả hai. Cho đến đây, chúng tôi đã trình bày vấn đề bi mẫn có thể giúp để vượt thắng những rắc rối xã hội như thế nào, hay tối thiểu làm thay đổi trong suy nghĩ hầu như có thể giải quyết những rắc rối xã hội. Do vậy những gì tồn tại đang chỉ mối liên kết giữa hạnh phúc và bi mẫn cá nhân. Nhận thức này đang dần dần đạt được một động lực ở phương Tây, mặc dù vẫn đúng là có một khoảng cách lớn giữa đề cập của Đức Đạt Lai Lạt Ma về bi mẫn, là điều liên kết chặc chẽ với hạnh phúc riêng của cá nhân, và quan điểm phổ biến của phương Tây.

Trong cuộc thảo luận buổi trưa ấy ở Tucson, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không đi vào chiều sâu rộng hơn trong việc thảo luận bi mẫn trong tổng quát. Nó là một chủ đề mà chúng tôi đã nói nhiều lần trong quá khứ, vì thế thay vì che lấp quan điểm cũ, ngài đã chắt lọc tư tưởng của ngài để nắm bắt cốt lõi của bi mẫn, thông điệp chìa khóa, và trực tiếp bình luận trong phạm vi hiện tại của chúng tôi. Bên cạnh, sau khi đi vào chiều sâu đến như vậy trong việc trau dồi một ý thức về tính nhân bản chung của chúng ta và v.v…, những chủ đề mà trước đây tôi chưa từng nghe ngài giải thích trong cùng cách khá giống như vậy, không có nhiều để thêm vào. Nhưng tuy thế, nhằm để thấu hiểu quan điểm của ngài về mối quan hệ giữa bi mẫn và hạnh phúc cá nhân, thật lợi ích để bổ sung một ít bình luận ở đây.

Trải qua hàng năm, tôi đã khám phá với Đức Đạt Lai Lạt Ma một số khác biệt giữa quan điểm của ngài – quan điểm của Đạo Phật Tây Tạng – về bi mẫn và quan điểm của phương Tây. Từ nhận thức của ngài, bi mẫn liên hệ sự tỉnh tức sâu xa về nổi khổ đau cá nhân và một sự ân cần chân thành, một nguyện ước thành tâm để con người được giải thoát khỏi khổ đau của họ, và một khát vọng để làm điều gì đó để giải thoát khổ đau của họ. Quan điểm của phương Tây về bi mẫn là gắn bó chặc chẽ với lòng vị tha, là điều đi đến hoàn hảo với một ý nghĩa của tự hy sinh – nơi mà lòng bi mẫn hay vi tha của một người được hướng 100 phần trăm đến người khác, và hạnh phúc của chính cá nhân ấy không cân bằng như phần hy sinh cho người khác. Trong thực tế, có ý nghĩa rằng nếu chúng ta có bất cứ tư tường nào vì lợi ích tự thân khi biểu lộ lòng tử tế ân cần với người khác, nó “không được tính” như một hành vi vị tha hay bi mẫn thuần khiết. Đức Đạt Lai Lạt Ma, bình luận về điều thiếu sót này về chính mình như một đối tượng chính đáng của bi mẫn, ngài cảm thấy rằng người phương Tây thật sự đã thiếu trong mạch bi mẫn. Ngài cảm thấy không có gì sai trong việc khởi lòng bi mẫn cho chính mình cũng như cho người khác, cũng không có điều gì sai với việc gặt hái một số tưởng thưởng cá nhân như một kết quả của cảm nhận từ bi cho người khác – nói cách khác, chúng ta tìm thấy hạnh phúc cá nhân như một kết quả của việc phát sinh từ bi cho người khác.

Văn hóa phương Tây có thể vẫn không tự động liên kết khái niệm bi mẫn với hạnh phúc cá nhân, nhưng những khám phá khoa học đang bắt đầu thay đổi điều đó. Ngay khi những khám phá này bắt đầu rời khỏi các phòng thí nghiệm và trường đại học, và vào trong dòng chính của văn hóa phổ thông hiện đại, có lẻ chúng ta sẽ thấy một số thay đổi gây ấn tượng sâu sắc trong xã hội chúng ta khi ngày càng nhiều người tầm cầu để trau dồi một cách năng động bi mẫn cho người khác như một phương tiện để đạt đến hạnh phúc cá nhân và toại nguyện đời sống.

Vào lúc viết loạt sách đầu của Nghệ Thuật Hạnh Phúc, chỉ có một ít nghiên cứu khoa học liên hệ đến hạnh phúc, và dường như ngay cả ít hơn khi nghiên cứu về bi mẫn, một cách đặc biệt về những khía cạnh sinh học. Trong bộ sách ấy, chúng tôi đã đề cập một hay hai thí nghiệm được tiến hành bởi một ít nhà nghiên cứu tiên phong về hạnh phúc, xé rào vào lúc đó. Tuy nhiên, từ lúc ấy, đã có một cuộc Cách Mạng Hạnh Phúc toàn cầu, với một khám phá thật sự về nghiên cứu trên những cảm xúc tích cực, đưa đến một khối lượng lớn mạnh về nghiên cứu thiết lập sự nối kết giữa hạnh phúc cá nhân và bi mẫn. Một số nghiên cứu hấp dẫn nhất trong lãnh vực này đã được tiến hành bởi Richard Davidson, giám đốc phòng Thí Nghiệm về Khoa Học Thần Kinh Cảm Xúc tại Đại học Wisconsin – Madison. Việc làm đột phá này một phần đã được gợi hứng bởi sự tiếp xúc của Davidson với Đức Đạt Lai Lạt Ma như một bộ phận của những cuộc gặp gở tiếp diễn của Viện Tâm Thức và Đời Sống. Như một kết quả từ những cuộc nghiên cứu của ông giám sát sự hoạt động của não bộ qua việc sử dụng những máy hình dung não bộ fMRI. Davidson định vị một vùng của não bộ trong vỏ não phối hợp với hạnh phúc. Một cách đặc biệt, ông xác định một vùng của vỏ não phía trước bên trái phối hợp với những thể trạng hạnh phúc, tích cực của tâm thức – chẳng hạn như nhiệt tình, hăng hái, vui sướng, khí lực, và khả năng hồi phục tinh thần. Trong một loạt thí nghiệm, Davidson tìm cách để xem những gì đang xảy ra trong não bộ khi người ấy đang trải nghiệm bi mẫn.

Trong một trong những thí nghiệm mà tôi thích thú về sự nổi kết giữa hạnh phúc cá nhân và bi mẫn, bác sĩ Davidson và những đồng nghiệp đã đem một thầy tu Tây Tạng người Pháp vào trong phòng thí nghiệm của ông để nghiên cứu những ảnh hưởng của bi mẫn. Vị thầy tu này là một người được rèn luyện tinh thông, người đã dành nhiều năm trong vùng Hy mã lạp sơn, thiền quán về bi mẫn. Đặt vị tu sĩ vào trong máy đo điện não đồ EEG và máy hình dung não bộ fMRI, Davidson đã bắt đầu bằng việc ghi nhận chức năng của não bộ vị thầy tu trong thể trạng thư giản để đo lường hoạt động căn bản của não bộ, sau đó ông yêu cầu vị tu sĩ tiến hành một buổi thiền quán mạnh mẽ về bi mẫn. Những kết quả cho thấy rằng trong khi thiền quán về bi mẫn, có một chuyển hướng đột ngột về phía trái trong chức năng bên trái phía trước của ông ta, lóe sáng “vùng hạnh phúc” của não bộ, đưa Davidson đến kết luận: “Chính hành động quan tâm cho sự cát tường của người khác đã tạo nên một cảm nhận mạnh mẽ hơn của cát tường trong chính ông thầy tu.” Có chứng cứ gì hơn để kết luận về sự nối kết giữa hạnh phúc cá nhân và bi mẫn?

Cũng có một số nghiên cứu về sự nối kết hạnh phúc cá nhân và ân cần tử tế. Thí dụ, trong một thí nghiệm, bác sĩ Sonja Lyubomirsky và những đồng nghiệp tại Đại Học California Riverside đã yêu cầu các đối tượng thí nghiệm chọn một ngày trong mỗi tuần để tiến hành năm “hành động tự ý về ân cần, tử tế”. Những thứ này không nhất thiết cần là những hành động anh hùng tự hy sinh; chúng có thể đơn giản như mở cửa cho ai đấy với một nụ cười ấm áp hay bí mật bỏ thêm tiền xu vào đồng hồ đậu xe của ai đấy sắp hết giờ. Sau sáu tuần, các đối tượng trong cuộc nghiên cứu đã trải nghiệm một sự gia tăng nổi bật trong toàn thể mọi trình độ của hạnh phúc và toại nguyện đời sống.

Các cuộc thí nghiệm như thế này đã thiết lập một cách vững vàng về sự đúng đắn của niềm tin nền tảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nếu chúng ta muốn người khác hạnh phúc, hãy thực tập bi mẫn. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc, hãy thực hành bi mẫn.”

Trong việc cung ứng chứng cứ về ảnh hưởng lợi ích của bi mẫn, tôi sẽ bổ sung thêm một nghiên cứu được điều khiển bởi Dividson và các đồng nghiệp. Bây giờ có một chứng cứ cụ thể rằng chúng ta có thể học hỏi để rèn luyện tâm thức để vượt thắng những cảm xúc tiêu cực, cũng như để trở thành bi mẫn hơn, hạnh phúc hơn, v.v… Do vậy, trong nghiên cứu này, các nhà chuyên môn đang khảo sát khả năng của con người để rèn luyện tâm thức của họ – một cách đặc biệt nhìn vào khả năng của họ để điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực của họ. Trong bước thứ nhất, các đối tượng được cho thấy một số hình ảnh quấy rầy trong khi não bộ của họ được theo dõi bởi máy hình dung não bộ fMRI. Những hình ảnh được sử dụng để khơi dậy những đáp ứng cực kỳ tiêu cực là những hình ảnh thông thường của những người bị truyền nhiễm hay có thể là những người bị mỗ xẻ cắt xén, chẳng hạn như hình của một em bé với một cục bướu to lớn mọc phía ngoài mắt của nó. Chẳng hạn những hình ảnh có khuynh hướng để gây ra những cảm xúc như phẩn nộ, sợ hãi, và một thể trạng cảm xúc tiêu cực thông thường. Điều này được chứng thực trên máy fMRI bằng việc cho thấy sự kích thích của những cấu trúc như amygdala, là điều như chúng ta bây giờ biết, là liên hệ với những cảm xúc như băn khoăn và sợ hãi, cũng như những đáp ứng căng thẳng.

Trong bước tiếp theo của thí nghiệm, các đối tượng sau đó thực tập một kỷ năng để giảm thiểu đáp ứng cảm xúc tiêu cực của họ. Kỷ năng liên hệ việc phát sinh một cảm nhận bi mẫn. Các đối tượng được hướng dẫn để nhìn vào tấm hình một lần nữa, nhưng lần nầy với một sự gợi hứng chân thành rằng sự khổ đau của con người được minh họa trong bức hình được xoa dịu và quan điểm là tích cực. Nhìn vào tấm ảnh trong cung cách mới này hoạt động như một loại thuốc giải đến cảm xúc tiêu cực – sự kích hoạt của amygdala bị trung hòa! Vì vậy, có chứng cứ rằng sự thực tập bi mẫn có thể điều chỉnh hay giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực và căng thẳng cũng như đem lại các cảm xúc tích cực và hạnh phúc. Nhân tiện đây, trong một ý nghĩa rộng rãi hơn, kỷ năng này cũng có thể được thấy như một bài tập trong việc đánh giá tích cực lại tấm hình gây phiền não, hay một phương pháp của việc mở rộng quan điểm một người, nhìn vào nó từ một góc cạnh khác, từ một nhận thức tích cực hơn, v.v… – cùng chính kỷ năng được Đức Đạt Lai Lạt Ma đề xuất trong những chương trước đây như một phương pháp để hổ trợ người ta đối phó với nghịch cảnh và những rắc rối hằng ngày. Ở đây một lần nữa, chúng ta có thể thấy đây là một kỷ năng rất hiệu quả cho việc vượt thắng những cảm xúc phiền não và hoạt động như một sự đối trị đến những phản ứng căng thẳng.

Bây giờ chúng ta đã thấy việc thực tập bi mẫn không chỉ chuyển hóa cung cách của một người suy nghĩa và của việc liên hệ đến người khác trong những cung cách xây dựng niềm tin; tái thấm nhuần dần tâm linh của cộng đồng; vượt thắng ấn tượng rập khuôn cố hữu, thành kiến, và phân biệt chủng tộc; và hành động như một biện pháp ngăn ngừa chống lại xung đột và bạo động nhưng chúng ta cũng thấy bi mẫn có thể hoạt động như một cội nguồn vô hạn cho hạnh phúc và cát tường của con người trên trình độ cá nhân. Từ nhận thức này, có thể không là một sự phóng đại để thấy bi mẫn như một cảm xúc siêu việt của con người hay một thể trạng tích cực của tâm thức, giao điểm giữa hạnh phúc cá nhân và xã hội. Và, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng chỉ chúng ta, việc trau dồi một sự thấu hiểu và tỉnh thức sâu sắc về tính nhân bản chung của chúng ta là một phương tiện trực tiếp và năng động nhất của việc thiết lập một cảm nhận sâu xa về sự nối kết với người khác có thể hoạt động như nền tảng của bi mẫn.

Biến Đổi Nhận Thức Công Cộng Về Bi Mẫn

Buồn thay, dĩ nhiên, chúng ta không thấy bi mẫn và ân cần tử tế được thực tập đủ rộng trong thế giới ngày nay. Có lẻ một trong trở ngại chính là công chúng phổ thông vẫn khong nhận thức bi mẫn như một cội nguồn gắn bó với hạnh phúc cá nhân, chúng ta không nhận thức một cách rộng rãi phạm vi bao quát những lợi ích thực tiển được tìm thấy từ sự thực tập bi mẫn. Chúng ta vẫn nhận thức bi mẫn như điều gì đấy mà chúng ta ban cho người khác, điều gì đấy không kết hợp với chính hạnh phúc cá nhân trong cuộc sống. Chúng ta vẫn cho bi mẫn như một giáo huấn tôn giáo, tâm linh, hay đạo đức hơn là một thể trạng của tâm thức với nhiều sử dụng thực tiển, căn cứ trên một quan điểm về đời sống có thể được trau dồi qua những phương pháp đã được chứng minh.

Sự thử thách dường như là trong việc thay đổi nhận thức công cộng về sự thực tập bi mẫn, để nhận thức bi mẫn như một thể trạng của tâm thức với giá trị thực tiển thật sự, kết quả từ một quan điểm có thể được trau dồi qua nổ lực của chính chúng ta. Có lẻ có thể có một ý niệm mơ hồ về hy vọng cho một sự chấp nhận nhanh chóng phổ biến về tầm quan trọng của bi mẫn, nhưng duy trì trong tâm tư về tiềm năng của những bộ phận rộng lớn của dân chúng Hoa Kỳ tiếp nhận những sự thực tập để trau dồi một lòng bi mẫn lớn hơn. Ý tưởng hy vọng mơ hồ này lóe lên được thấy trong nghiên cứu vừa được đề cập, được Davidson và các đồng nghiệp tiến hành trong việc điều chỉnh các cảm xúc tiêu cực. Để giải thích, trong nghiên cứu ấy các nhà chuyên môn quan tâm trong việc nhìn vào những ảnh hưởng của các kỷ năng này không chỉ trên chức năng não bộ của các đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, mà cũng trong đời sống hằng ngày của họ, bên ngoài phòng thí nghiệm. Như chúng tôi đã đề cập phía trước, cortisol là một trong những kích thích tố liên hệ trong đáp ứng căng thẳng. Dưới những hoàn cảnh bình thường, khi chúng ta không bị căng thẳng, kích thích tố này tiết vào trong máu ở những cấp độ cao vào buổi sáng, rồi thì nó dần dần hạ bớt suốt ngày. Khi trình bày trên một đồ thị, nó cho thấy một sự đổ dốc hay một góc từ buổi sáng đến buổi tối. Dưới ảnh hưởng của căng thẳng, kích thích tố này được tiết ra đều đều suốt ngày, đưa đến kết quả trong một đường bằng phẳng trên đồ thị. Nhằm để điều chỉnh mức độ căng thẳng của đối tượng trong ngày, các đối tượng phải được đo lường nước bọt sáu lần sáu lần trong suốt cả ngày. Theo biểu thị những mức độ trên đồ thị, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những người có thực tập bi mẫn hay kỷ năng “tái nhận định” đã cho thấy một độ dốc hơn, cho thấy ít căng thẳng hơn.

Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã đi đến điểm chính yếu. Những mức độ bằng phẳng của kích thích tố cortisol, việc trình bày sự tiết ra liên tục của cortisol trong căng thẳng, cũng phối hợp với một con số những ảnh hưởng làm tổn hại đến thân thể. Một trong những ảnh hưởng này là một vòng thắt lưng rộng hơn, hay một cái bụng bự hơn. Độ dốc hơn đưa đến kết quả trong một vòng thắt lưng giảm bớt, một cái bụng nhỏ hơn. Có lẻ điều này có thể là chìa khóa cho một chuyển hóa đột ngột qua đêm của xã hội Hoa Kỳ, sản sinh một xã hội bi mẫn hơn – có thể chúng ta đã tìm thấy một giải pháp kỳ diệu cho việc chuyển hóa thế giới và chấm dứt bạo động cùng thù hận. Có lẻ tất cả những gì có thể làm là một vài tờ báo gây náo động dư luận (tabloid) ở siêu thị: MỚI!!! KIÊNG CỬ BI MẪN!!! VÂNG!!! KHÁM PHÁ “BÍ MẬT” NGAY LẬP TỨC!!! KIÊNG KHEM BẰNG TỪ BI!!! VÂNG, ĐÚNG ĐẤY! HÃY ÂN CẦN VÀ BI MẪN VÀ MẤT BA INCH Ở VÒNG BỤNG THẬT SỰ QUA ĐÊM!!

Nghiêm chỉnh mà nói, có thể chắc chắn rằng nhận thức của công chúng về bi mẫn có thể trở nên được tiếp nhận một cách rộng rãi hơn trên một trình độ phổ biến như Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người khác cho chúng ta thấy giá trị thật sự của thể trạng tâm thức này, đem đến một lợi ích vô vàn cho hạnh phúc của chính chúng ta và cho thế giới rộng lớn. Và khoa học cũng có thể đóng một vai trò nổi bật ở đây, trong việc thay đổi những cung cách chúng ta thực hành thấu cảm (trắc ẩn), bi mẫn, và những cảm xúc tích cực khác. Có thể cần có thời gian, nhưng có những dấu hiệu tích cực rằng những ý tưởng này đang đạt được sự thừa nhận mỗi ngày lan rộng hơn. Bây giờ có sự hiện hữu một hy vọng thật sự cho một con đường chân thành có thể đưa đến cả đến hạnh phúc cá nhân của chính chúng ta cũng như một thế giới tốt đẹp hơn.

Phần cuối ở Tucson là cực điểm của một vài loạt thảo luận diễn ra trong thời gian một vài năm. Vì có thể là một lúc nào đấy trước khi chúng tôi gặp gở lại cho một loạt thảo luận khác, nên tôi đã mang theo một khăn choàng kata, một khăn lụa trắng, được trao đổi cả những lúc chào đón lần đầu tiên và chia tay theo phong tục Tây Tạng. Chiếc khăn kata mà tôi mang theo đặc biệt xinh xắn, dài khoảng mười bộ và rộng khoảng 2 bộ, được dệt với những biểu tượng thịnh vượng cũng như những câu kệ nguyện ước may mắn và hạnh phúc.

Buổi cuối cùng của chúng tôi đã đi đến chấm dứt. Thư ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi vào trong phòng cho biết rằng người nào đó theo lịch trình diện kiến ngài đã đến rồi. Đáp lại với người thư ký bằng một cái gật đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma quay lại nói với tôi, “Vậy thì, này Howard, đã đến lúc kết thúc. Và tôi muốn cảm ơn ông. Tôi đã thích thú với những cuộc thảo luận của chúng ta và chúng ta hãy hy vọng rằng khi ông chia sẻ những khám phá dai dẳng của chúng ta với người khác có thể có lợi ích cho một số người nào đấy.”

Biết rằng có những người đang chờ đợi, tôi vội vả thu thập những dụng cụ thu thanh và tập vở ghi chép, cảm thấy hơi bối rối khi tôi tìm kiếm chiếc khăn kata để tặng ngài, tôi nói, “Cảm ơn Đức Thánh Thiện vì đã thật rộng lượng với thời gian của ngài. Ngài biết không, trải qua hàng năm chúng ta đã đề cập đến những chủ đề khác liên hệ những vấn đề xã hội, chẳng hạn như khoảng cách giữa giàu và nghèo, vấn đề lối sống cá nhân, chủ nghĩa tiêu dùng, và vấn đề tham lam, v.v… nhưng những điều này vẫn còn cần được khám phá một cách trọn vẹn hơn. Vì vậy tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục những cuộc thảo luận của chúng ta vào một ngày nào đấy sau này.”

“Okay, rất tốt,” ngài trả lời.

Mặc dù những chiếc khăn kata thông thường được quấn trong một cách mà chúng được bày ra một cách dễ dàng, chiếc khăn này được gói quá chặc nên nó cần một vài phút để trải ra theo chiều dài của nó. Khi tôi luýnh quýnh tìm ra manh mối đầu khăn, Đức Đạt Lai Lạt Ma bình luận, “Ông biết không, phong tục trao đổi khăn kata này có một ý nghĩa biểu tượng dễ thương. Phong tục được gợi hứng từ Ấn Độ, nơi mà để đánh dấu những sự kiện đặc biệt, người ta thường dâng tặng những tràng hoa, hay khăn choàng cho nhau. Vật liệu thật sự của kata là len sợi truyền thống từ Trung Hoa, và người Tây Tạng dùng nó như một phần trong phong tục của họ. Do vậy, trong tập quán này, chúng ta có thể thấy sự hòa hiệp giữa những con người của ba xứ sở Ấn Độ, Trung Hoa, và Tây Tạng. Thật là kỳ diệu! Trong giây phút sau cùng ấy, ngài đã bùng vở vào trong một nụ cười kỳ lạ, thản nhiên, vui vẻ mà không bao giờ không nâng bổng tôi lên và ban cho tôi hy vọng cho khả năng tiềm tàng để tìm ra niềm hạnh phúc chân thật.

Và cùng với nụ cười ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng thời đưa tay ra để bắt tay cùng lúc vói tay kia kéo tôi lại gần để ôm choàng thân thiết.

Ẩn Tâm Lộ ngày 23-02-2012
Hôm nay Tuệ Uyển vừa dịch xong quyến sách “Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn