Ngôi Nhà Tâm

04 Tháng Ba 202021:06(Xem: 4742)

NGÔI NHÀ TÂM
Ajaan Suwat Suvaco | Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Ajaan Suwat Suvaco
Ajaan Suwat Suvaco



Ajaan Suwat, sinh năm 1919, là một tỳ kheo người Thái,  và là sáng lập viên của bốn tu viện tại Hoa Kỳ. Một trong bốn tu viện này là Metta Forest Monastry ở San Diego, nay được Tỳ Kheo Thanissaro trụ trì.  Ngài xuất gia năm 20 tuổi, là đệ tử của thiền sư Ajaan Funn Acaro.  Ngài cũng theo học với ngài Ajaan Mun một thời gian ngắn. 

Ngài mất ngày 5 tháng 4, 2002, tại Buri Ram, Nai Mueang, Thailand

                                          ***

 … “Biết Pháp” có nghĩa là biết sự thật.  Pháp nằm ở đâu?  Không xa chút nào.  Sắc Pháp ở đâu?  Có sắc pháp bên trong ta không?  Có danh pháp (tâm pháp) bên trong ta không? 

Cả hai đều ở bên trong ta, nhưng ta không biết làm thế nào để hiểu chúng, để giải mã chúng, vì ta chưa học kinh điển.  Hoặc ngay cả khi chúng ta đã cố gắng nghiên cứu, ta cũng vẫn không thể hiểu chúng đúng với các tiêu chuẩn do Đức Phật đề raVì vậy, hãy cố gắng thấu hiểu thân, ý nghĩlời nói và hành động của chúng ta. Hành động của chúng ta không nằm ở đâu cả.  Chúng chính là các hoạt động của thân.  Vì thế hãy sử dụng thân theo đúng Pháp, kiềm chế nó khỏi các hoạt động làm ô uế nó như: sát hại, trộm cướp, tà dâm.  Khi ta có thể tránh khỏi những thứ này, là ta bắt đầu thực hành Pháp.  Chúng ta tránh nói dối, nói lời chia rẽ, lời thô tục, nói chuyện phiếm.  Khi chúng ta chánh niệm để kiềm chế trong lời nói, ta sẽ không gặp phải bất kỳ mối nguy hiểm nào đến từ lời nói của mình.  Chúng ta sẽ không gặp phải sự nguy hiểm nào khi thực hành đúng theo lời Đức Phật dạy. 

Đối với tâm, ta thanh lọc chúng bằng cách hành thiền. Ta dùng chánh niệm để gìn giữ tâm, để đảm bảo rằng nó không vướng vào bất cứ điều gì ô uế hoặc phiền não.  Chúng ta giữ cho tâm thư thái, cởi mở, trong sáng khi hành thiền, khi quán sát Pháp, biết và thấy giáo Phápcho đến khi nó lắng đọng trong sự tĩnh lặng mà chúng ta đã phát triển và duy trì được.  Chúng ta giữ cho tâm tươi sáng, rộng mở.

Dầu bạn có đi đến nơi nào, đây là cách bạn nên thực hành. Luôn duy trì sự an tĩnh.  Rồi tâm bạn sẽ có sức mạnh, để có thể buông bỏ các mối quan tâm ở bên ngoài và chỉ chú tâm vào bên trong: an bình và tự tạitrong sáng và rõ ràng, ở ngay tại đây. Sau đó, khi bạn muốn có trí tuệ, bạn có thể thực hành quán chiếu.  Tập trung chánh niệm để giữ thân trong tâm, rồi quán thân.  Đó được gọi là trạch pháp[1] (dhamma-vicaya), quán sự kiện.  Bạn quán các sự kiện vật lý trong thân để nhìn chúng theo tứ diệu đế.  Bạn nhìn vào sự phát khởi của các hiện tượng vật lý ngay tại đây.  Bạn quán sự già, bệnh, chết của các hiện tượng ngay tại đây, bên trong bạn.  Nếu thực sự theo dõi nó, bạn sẽ thấy thân toàn đầy sự chết. 

Làm sao ta có thể thấy cái chết khi thân vẫn còn thở, vẫn còn đi đứng? Chúng ta có thể thấy điều đó nếu cái biết của ta tinh tế và chính xácĐức Phật đã thấy cái chết trong từng hơi thở vào ra, tại sao ta không thể?  Có lần Đức Phật hỏi ngài Ananda nghĩ đến đến cái chết bao nhiêu lần trong một ngày, và ngài Ananda trả lời, "100 lần." Đức Phật đối lại: "Như thế ông vẫn còn quá tự mãn.  Ông phải chú ý đến cái chết trong từng hơi thở vào, ra”.

Cái chết nào, ta có thể nhìn với từng hơi thở vào, ra? Bất cứ thứ gì phai mờchấm dứt, và biến mất: đó là chết.  Còn cái chết của thân, mỗi ngày đến một gần hơn với chúng ta, gần hơn với từng hơi thở vào, ra.  Sự tàn lụy, sự hư hoại.  Chúng ta phải luôn tạo ra cái mới để thay cho cái cũ.  Rồi cái ta vừa tạo ra cũng sẽ hư hoại.  Vì thế ta cần nhớ đến những sự hư hao – đó được gọi là vô thường, sự hư hoại.  Đức Phật nhìn thấy được điều đó trong từng giây phút.  Cái nhìn đó giúp ta nhận ra thánh đế rằng sinh là khổ, già là khổ.  Không có gì dễ dàng với tuổi già.  Hãy quán sát để thấy điều đó thật rõ ràng.  Sự đau đớnbệnh hoạn cũng là khổ, chết là khổ, tất cả mọi thứ khi có (sinh) đều tạo ra căng thẳng, bấn loạn, gian truân.  Khi quán chiếu đúng theo Pháp Phật, ta sẽ tự thấy sự thật đó trong mọi hiện tượng giống như Đức Phật đã thấy.  Vì tất cả đều ở ngay tại đây.  Ta sẽ đạt được trí tuệ, minh mẩn, không còn ảo tưởng bám chấp vào khổ đau và biến chúng thành tự ngã, không còn bám chấp vào những thứ không thường hằng và coi chúng là tự ngã.  Bất cứ thứ gì thuộc vô thường, hãy để nó vô thường, đừng biến nó thành của ta.  Bất cứ thứ gì khổ não, hãy để nó như thế, đừng biến nó thành của ta.  Không có cái ta nào trong những thứ ấy.  Khi ta chủ tâm quán sát để nhìn sự vật rõ ràng, tâm sẽ buông xảđạt được an bìnhtự tạigiải thoát khỏi mọi bám víu

Khi ta mang vật gì đó nặng nề trên vai. Ta biết nó nặng vì trọng lượng của nó đè trên vai ta. Nhưng khi đặt nó xuống, vai ta không còn bị đè nặngTương tự, khi chúng ta thấy rằng sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thì ta nên xem xét những điều đó khi chúng phát sinh để thấy rằng chúng không phải là ta.  Rồi thì ta có thể buông chúng.  Ta cần theo dõi tâm để đảm bảo rằng nó không lầm tưởng những thứ đó là ta hoặc của ta, hoặc nằm bên trong ta. Chúng chỉ là vật chấtyếu tố cấu thành, và ta để yên chúng như thế.  Do đó khổ không có người nhận.  Giống như khi ta để gánh nặng xuống: không còn gì nặng nề nữa cả. 

Vì vậykhổ không là gì hơn các thứ đến với nhau để cấu thành.  Giả sử ta có một khối lớn đá vôi. Khi nhấc lên, nó nặng. Nhưng nếu ta đốt nó cháy, dằm nó thành bụi, rồi để gió thổi đi, thì cái nặng đi đâu? Nó chẳng đi đâu cả. Trước kia, khi đá vôi vẫn còn trên mặt đất, người ta phải sử dụng chất nổ để lấy nó ra, phải dùng cần cẩu để nâng nó lên. Nhưng bây giờ nó đã trở thành tro bụi, sức nặng đã biến mất. 

Với khổ đau, phiền não cũng thế. Nếu ta quán sát chúng tường tận, chi li, để có thể nhìn thấy chúng rõ ràng như chúng thực là, thì không có ai ở đó cả. Khi ta quán sát đến từng yếu tố cơ bản của các trải nghiệm, ta thấy rằng chúng không có gì thuộc về ta.  Tóc trên đầu, không phải là ta. Móng tay, móng chân không phải là ta. Xem xét tất cả các thành phần của thân một cách chi tiết. Hoặc nhìn vào các tính chất cơ bản của nó. Chính xác là bạn ở đâu trong đám hỗ lốn đó? Không có ai trong đó cả. 

Cũng thế, khi ta quán sát cảm xúc. Không có ai trong đó cả. Đơn giản chỉ là sự tiếp xúc giữa các đối tượng và các giác quan,  tất cả chỉ có thế.

 

Nếu bạn biết buông để tâm trí có thể nghỉ ngơi, không gì có thể khiến tâm cảm thấy nặng nề.  Chỉ có những kẻ hoang tưởng mới bám chấp những điều này.  Đó là lý do tại sao họ cảm thấy bị đè nén.  Nếu ta buông được chúng, ta sẽ không cảm thấy bị đè nặng chút nào. 

Khi ta buông được các uẩn (khandhas), chúng sẽ không khiến ta khổ nữa.  Nhưng ta không biết làm thế nào để buông do sự có mặt (sinh). Giống như trạng thái tinh thần bạn vừa phát khởi ở đây: bạn đã tạo ra nó để nó có mặt. Một khi bạn đã để nó phát khởi, sau đó -trừ khi bạn có được lý do chính đáng- không có cách nào để bạn sẵn sàng buông nó đi. Giống như khi có ai đó đột nhiên đến đuổi ta ra khỏi nhà của mình.  Có ai muốn đi không? Ta chỉ đi khi được cung cấp một nơi tốt hơn để ở -một nơi an toàn hơn, thoải mái hơn để ở. Nếu có một nơi ở tốt đẹp hơn, ta sẽ không khó khăn gì mà không rời bỏ ngôi nhà xưa cũ của mình.  Tương tự, nếu ta buông bỏ các chướng ngại tầm thường, ta cần một nơi tốt hơn cho tâm: một trạng thái định tĩnh.  Giống như Đức Phật và các vị thánh đệ tử của ngài: khi họ buông bỏ các chướng ngại, họ bước vào chỗ dừng lại, họ bước vào Niết-bàn.  Còn chúng ta, không có gì để dựa vào,  đó là lý do tại sao ta không thể buông bỏ.  Trước tiênchúng ta phải tạo cho mình một chỗ nương trú.  Ít nhất, ta phải cố gắng giữ niệm buddho, buddho trong tâm.  Khi ta thực sự đạt đến trạng thái buddho –khi tâm thực sự tỉnh thức- lúc đó ta mới có thể dựa vào nó. 

Tuy nhiên, ngay lúc này, ta chưa đạt được tâm tỉnh thức. Ta chưa đạt được gì, ngoài bọn ma quỷ ô uế, và chúng luôn ám ảnh ta. Chúng khiến ta rối rắm; ta nằm dưới quyền năng của chúng. Ví dụ, maccu-mara: tử diệt ma, mà đệ tử của chúng –già và bệnh- là những thứ chúng ta rất sợ.  Kilesa-maraphiền não ma.  Tất cả đều là ma quỷKhandha-mara (ngũ uẩn ma): những sự bám víu của chúng ta vào năm uẩn đều là ma quỷAbhisankhara-mara (pháp hành ma): những suy nghĩ chúng ta tạo ra, tốt hay xấu, tất cả đều là ma quỷ, nếu ta tin theo chúng- những sự tạo dựng tốt, xấu hay trung tính.  Đây là các loại ma quỷ vi tếtinh ranh, chúng đội lốt này, lốt nọ để cản trởquấy rối Đức Phật trên đường đạt giác ngộ.  Nếu muốn buông bỏ những thứ này, trước tiên chúng ta cần một cái gì đó tốt hơn để nắm giữ. Ít nhất chúng ta cần thiền định, các mức độ tĩnh tâm tinh tế hơn trạng thái tâm ta hiện có.  Vì thế, tất cả chúng ta nên cố gắng tăng tiến đến các mức độ tinh tế của bình an và tĩnh tại. Khi trở nên nhàm chán trạng thái hỗn loạn, ta có thể bước vào trạng thái yên tĩnh. Khi trở nên nhàm chán uế nhiễm, ta có thể thanh lọc tâm và làm cho nó tươi sáng với giáo Pháp. Ta sẽ có ngôi nhà trong giáo Pháp, trong định tĩnh.  Lúc đó, tâm sẽ hoan hỷ, với khinh an và thoải mái là nguồn dinh dưỡng của nó. 

Chúng ta sẽ không còn thèm muốn thực phẩm bình thường. Khi buông được ngũ uẩn phiền não, ta bước vào tầng lớp của Phạm thiên, của khinh an và tự tại vi tế.   Ngay các chư thiên dục giới (sensual deva) cũng không ăn thực phẩm thô như chúng ta. Đối với chư thiên Brahma, nội tâm họ còn trong sángrõ ràng hơn.  Định (jhana) của họ thuần khiết, sự chú tâm của họ rốt ráoThực phẩm của định này là sự khinh antự tại mà họ đang trải nghiệm. Ngay cả ở đây trong cõi người, khi chúng ta đạt được sự khinh an do định mang tới, ta cũng cảm thấy no đầy, hạnh phúc. Thử nghĩ, nếu chúng ta có thể buông bỏ các chướng ngại, chỉ còn lại cái tâm chứng đắc, ta sẽ hạnh phúchoan hỷ đến bực nào.  Chúng ta không còn phải quan tâm đến các gánh nặng của mình.  Chúng ta không còn phải lo lắng về ngũ giới hay tám giới vì chúng ta sẽ ở trong trạng thái của định mà không có tư tưởng bám chấp vào bất cứ uế nhiễm nào.  Tâm ta sẽ sáng rực.

Khi bạn hiểu được điều này, hãy quay trở lại với tâm.  Quán sát nó cẩn thận.  Chú tâm thực hành đều đặn, thì bạn sẽ được thư thái và tiến bộ.

 

         Chuyển ngữ từ Thái sang Anh:  TK Thanissaro

Diệu Liên Lý Thu Linh 2020

Chuyển ngữ từ Anh – Việt theo http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/suwat/homeformind.html

Copyright © 2002 Thanissaro Bhikkhu

Access to Insight edition © 2002

 

 


[1]  Trạch pháp giác chi: dhammavicayasamb jjhanga, tức là biết lựa chọn phải, trái, chân ngụythiện ác. (GS Minh Chi: Bốn Đế, https://www.budsas.org/uni/u-bonde)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn