Chúng ta buông bỏ cái gì? What do we let go? (sách song ngữ)

04 Tháng Bảy 202016:44(Xem: 11174)
CHÚNG TA BUÔNG BỎ CÁI GÌ?
WHAT DO WE LET GO?

chung-ba-buong-bo-cai-gi
Mục Lục

Table of Content
__________________________________
Lời Đầu Sách—Preface 5
Chương Một—Chapter One: Con Người Là Những Chúng Sanh Có Tâm Trí— Human Beings Are Living Beings Who Have Developed Minds 9
Chương Hai—Chapter Two: Tâm Dẫn Đầu Chư Pháp—The Mind Is Leading All Dharmas 19
Chương Ba—Chapter Three: Vì Sao Chúng Ta Chấp Trước?—Why Do We Have Attachments? 25
Chương Bốn—Chapter Four: Ai Trói Buộc Chúng Ta?—Who Binds Us? 31
Chương Năm—Chapter Five: Buông Bỏ—Detachments 39
Chương Sáu—Chapter Six: Vô Minh Dẫn Đến Chấp Trước—Ignorance Leads to Attachments 51
Chương Bảy—Chapter Seven: Tấm Gương Buông Bỏ Của Đức Phật—Buddha's Examples of Renunciation 57
Chương Tám—Chapter Eight: Luôn Học Hỏi Giáo Pháp Để Biết Nên Buông Bỏ Cái Gì—Always Learn the Teachings So We Know What Should Be Ridden of 61
Chương Chín—Chapter Nine: Buông Bỏ Sẽ Được Thực Hiện Một Cách Tự Nhiên Khi Chúng Ta Luôn Biết Hổ Thẹn Với Những Lỗi Lầm Trong Quá Khứ— Letting Go Will Be Naturally Achieved When We Always Feel a Great Sense of Shame and Remorse for the Past Errors 65
Chương Mười—Chapter Ten: Buông Bỏ Mê Tín Dị Đoan—Riddance of Superstition 83
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Buông Bỏ Sự Tầm Cầu Vô Tận—Riddance of Unlimited Seeking 89
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Buông Bỏ Tam Độc Tham Sân Si—Riddance of Three Poisons of Lust-Anger-Ignorance 93
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Buông Bỏ Những Con Rắn Độc— Ridden of Poisonous Snakes 121
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Hàng Phục Phiền Não Là Buông Bỏ— Subduing Afflictions Means Letting Go 131
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Thấy Rõ Tai Hại Của Phóng Dật Buông Lung—See the Disadvantages of Heedlessness and Giving Free Rein to One’s Emotion 135
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Thấy Rõ Bản Chất Vô Ngã-Vô Thường Của Vạn Hữu Để Buông Bỏ—See the Selflessness-Impermanence of All Things to Let Things Go 141
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Buông Bỏ Chấp Trước—To Let Go Attachment 149
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Buông Bỏ Chấp Ngã—Riddance of Attachment to an Ego 153
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Thấu Hiểu Cống Cao Ngã Mạn Để Dễ Dàng Buông Bỏ Chúng—Thoroughly Understanding of Pride and Arrogance In order to Easily Let Them Go 161 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Buông Bỏ Điên Đảo—Riddance of Inversions 171
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Thấy Được Trạng Thái Đau Khổ Của Ganh Tỵ Để Buông Xả—To See the State of Suffering of “Envy” to Let Go 187
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Thấy Được Bản Chất Thật Của Sự Hoài Nghi Để Buông Xả—To See the Real Nature of Doubt to Let Go 189
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Thấy Được Bản Chất Thật Của Tà Kiến Để Buông Bỏ—To See the Real Nature of “Wrong Views”to Let Things Go 195
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Buông Bỏ Tham Dục—Riddance of Greed and Desires 201
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Buông Bỏ Thất Tình Lục Dục— Riddance of Seven Sentiments and Six Desire 209
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Buông Bỏ Sân Hận—Riddance of IllWill 217
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Buông Bỏ Tà Dâm—Riddance of Sexual Misconduct 225
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Buông Bỏ Vọng Ngữ— Riddance of Lying 235
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Buông Bỏ Sử Dụng Rượu Và Những Chất Cay Độc—Riddance of Absorbing Alcohol and Other Antoxicants 243
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Buông Bỏ Tập Khí—Riddance of Remnants of Habits 247
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Buông Bỏ Tham Lam-Sân Hận-Đố Kỵ—To Let Go Greed, Anger, and Jealousy 255
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Thủ Hữu Ít Là Cách Buông Bỏ Tuyệt Vời Nhất—To Grasp and to Possess Little Is the Best Way of Letting Go 259
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Thu Thúc Lục Căn Trong Cuộc Sống Hằng Ngày Giúp Chúng Ta Buông Bỏ Dễ Dàng Hơn—Sense Restraint in Daily Activities Helps Us Let Go More Easily 263
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Buông Bỏ Là Làm Nhẹ Đi Nghiệp Nơi Thân-Khẩu-Ý—Riddance Relieves Karmas of Body-Mouth-Mind 269
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Buông Bỏ Mười Bốn Tâm Sở Bất Thiện—Riddance of Fourteen Unwholesome Factors 277
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Buông Bỏ Năm Thứ Vọng Tưởng— Riddance of Five Kinds of False Thinking 287
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Buông Bỏ Tư Tưởng—Letting Go of Thoughts 293
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Từ Bỏ Phương Tiện Sống Hay Từ Bỏ Lạc Thú?—Rejection of Means of Life or Rejection of Pleasures? 295
Tài Liệu Tham Khảo—References 297 

Lời Đầu Sách
_____________________________________


Theo Phật giáobuông bỏ hay buông xả có nghĩa là nội tâm bình đẳng và không có chấp trước, một trong những đức tính quan trọng trong tu tậpbuông bỏ sẽ đưa đến trạng thái hửng hờ trước những vui khổ hay độc lập với cả hai thứ nầy. Tuy nhiên, đối với hạng phàm phu, nhất là những người tại gia như chúng ta, những buông bỏ trước mắt phải là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, và vọng bởi vì chúng là những nhân tố chính khiến cho chúng ta ngày càng u mê tăm tối để phải lún sâu vào chỗ gây thêm tội tạo thêm nghiệp. Tâm buông bỏ được định nghĩa là tâm bình đẳng, như không phân biệt trước người vật, kỷ bỉ; buông bỏ thế giới vạn hữu, không còn bị phiền não và dục vọng trói buộc. Một khi có được tâm buông bỏchúng ta sẻ thật sự cảm thấy động lòng thương xót đối với mọi người, và chúng ta có khả năng xóa bỏ được sự thiên vị trong thái độ hằng ngày của chúng ta đối với người khác. Thường thườngquan điểm của chúng ta về người khác bị chế ngự bởi những cảm xúc phân biệtChúng ta luôn có cảm giác gần gủi và cảm thông cho những người mà chúng ta yêu thương, nhưng ngược lại đối với người lạ thì chúng ta cảm thấy xa cách và lạnh nhạt và đối với những ai mà chúng ta căm ghét thì chúng ta lại có thái độ ác cảm và khinh miệt. Nghĩa là chúng ta luôn phân biệt bạn thù một cách rõ rệt. Tuy nhiênchúng ta phải luôn nhớ rằng những cảm tình, sự gần gũi hay sự căm ghét của chúng ta không làm béo bổ hay làm hại được người khác. Chính chúng ta phải chịu những hậu quả xấu và đau khổ do chính những hành động của chúng ta. Chính vì thế mà Đức Phật dạy: “Muốn được vào trong cảnh giới giải thoát thậm thâm của các bậc Bồ TátPhật tử trước hết cần phải buông bỏ tất cả dục lạc ngũ dục của phàm phu.”

Có hai thiền sư Ekido and Tanzan cùng hành trình về Kyoto. Khi đến gần một bờ sông, họ nghe giọng một cô gái kêu cứu. Họ bèn đến nơi thì thấy một cô gái trẻ đẹp đang trôi giạt giữa dòng sông. Ekido lập tức chạy đến và mang cô an toàn sang bờ bên kia. Nơi đó Ekido cùng Tanzan tiếp tục cuộc hành trình. Khi mặt trời bắt đầu lặn, họ sắp đặt mọi việc để ổn định chỗ ở qua đêm. Tanzan không thể kềm chế mình được nữa, liền nói toạc ra. “Sao bạn có thể đem cô gái ấy lên? Bạn không nhớ là chúng ta không được phép đụng đến đàn bà hay sao?” Ekido liền trả lời: “Tôi chỉ đưa cô gái sang bờ bên kia, nhưng bạn vẫn còn mang cô gái ấy đến đây.” Qua câu truyện này, chúng ta thấy xả bỏ là không luyến chấp khi làm lợi lạc cho tha nhân. Thói thường khi 6 chúng ta làm điều gì nhất là khi được kết quả tốt, thì chúng ta hay tự hào, tự mãn, và đắc chí. Sự bất bình, cãi vã xung đột giữa người và người, nhóm nầy với nhóm khác cũng do tánh chấp trước mà nguyên nhân là do sự chấp ngãchấp pháp mà ra. Đức Phật dạy rằng nếu có người lên án mình sai, mình nên trả lại họ bằng lòng thương, không nên chấp chặt. Khi họ càng cuồng dại thì chúng ta càng xả bỏ, luôn tha thứ cho họ bằng sự lành. Làm được như vậy là vui. Các vị Bồ Tát đã ly khai quan niệm chấp pháp, nên không thấy mình là ân nhân của chúng sanh; ngược lại, lúc nào họ cũng thấy chính chúng sanh mới là ân nhân của mình trên bước đường lợi tha mẫn chúng, tiến đến công hạnh viên mãn. Thấy chúng sanh vui là Bồ Tát vui vì lòng từ bi. Các ngài xả bỏ đến độ người gần xa đều xem bình đẳng, kẻ trí ngu đều coi như nhau, mình và người không khác, làm tất cả mà thấy như không làm gì cả, nói mà không thấy mình có nói gì cả, chứng mà không thấy mình chứng gì cả. Mà thật vậy, nếu chúng ta buông bỏ một ít, chúng ta sẽ có một ít bình an. Nếu chúng ta buông bỏ được nhiều, chúng ta sẽ có nhiều bình an. Nếu chúng ta buông bỏ hoàn toànchúng ta sẽ được bình an hoàn toàn. Chừng đó cuộc sống của chúng ta là gì nếu không muốn nói đó là cuộc sống an lạctỉnh thức và hoàn toàn hạnh phúc?


Quyển sách nhỏ có tựa đề “Chúng Ta Buông Bỏ Cái Gì?” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời dạy Đức Phật về con đường tu tập buông bỏ để hành giả có thể có một cuộc sống an lạctỉnh thức và hạnh phúc hơn. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu tập buông bỏ không phải là chuyện dễ, nhưng đối với người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định bước vào tu tập phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tạo ra một cấu kết vững chắc của sự bình antỉnh thức và hạnh phúc mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Một khi sự tu tập đã được đưa vào đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ luôn sống với chúng. Cuộc hành trình hướng đến một cuộc sống an lạctỉnh thức và hạnh phúc hơn còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Chúng Ta Buông Bỏ Cái Gì?” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độđặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhtỉnh thức, và hạnh phúc.
Thiện Phúc
Preface
_______________________

Equanimity or letting-go is one of the chief Buddhist virtues, that of renunciation, leading to a state of indifference without pleasure or pain, or independence of both. However, for ordinary people, especially lay people like us, things that we must let go first are greed, anger, arrogance, doubt, wrong views, killing, stealing, lust, illusive (erroneous) thoughts because they are major factors that cause us more and more ignorant to sink deeply in committing more sins and creating more karmas. A mind of letting go is defined as the mind in equilibrium, i.e. above the distinction of things or persons, of self or others; indifferent, having abandoned the world and all things, and having no affections or desires. Once we have fully developed Upeksa, we will feel true compassion for all beings, and we will have the ability to eliminate any partiality from our daily attitudes toward other people. Usually, our view of others dominated by various kinds of discriminating emotions. We always feel closeness and sympathy toward loved ones. In contrast, toward strangers we always feel distant and indifferent, and for those we dislike we feel aversion or contempt. That is to say we always classify friends and enemies clearly. However, we should always remember that our sympathy, closeness and/or hatred have no effect on others, these feelings do not nurture or harm others. It is we who will suffer the ill-consequences of our actions. Upeksa is one of the seven Bodhyangas. The Buddha taught: “If one wishes to penetrate into the profound realm of liberation of the Maha-Bodhisattvas, Buddhists must first be able to let go of all of the five desires of ordinary people.”

Zen masters Ekido and Tanzan were on a journey to Kyoto. When they approached the river side, they heard a girl’s voice calling for help. When they arrived they saw a young pretty girl, stranded in the river. Ekido immediately jumped down the river and carried the girl safely to the other side where, together with Tanzan, he continued his journey. As the sun began to set, and they made arrangements to settle down for the night, Tanzan could no longer contain himself and blurted out: “How could you pick up that girl? Do you remember that we are not allowed to touch women?” Ekido replied immediately: “I only carried the girl to the river bank, but you are still carrying her.” Through this story, we clearly see that detachment is the attitude of those who give up, forget, do not attach any importance for what 8 they have done for the benefit of others. In general, we feel proud, selfaggrandized when we do something to help other people. Quarrels, conflicts, or clashes between men or groups of men are due to passions such as greed or anger whose source can be appraised as self-attachment or dharmaattachment. The Buddha taught that if there is someone who misjudges us, we must feel pity for him; we must forgive him in order to have peace in our mind. The Bodhisattvas have totally liberated themselves from both selfattachment and dharma-attachment. When people enjoy material or spiritual pleasures, the Bodhisattvas also rejoice, from their sense of compassion, pity, and inner joy. They always consider human beings as their benefactors who have created the opportunities for them to practice the Four Immeasurable Minds on their way to Enlightenment. In terms of the Immeasurable Detachment, the Bodhisattvas consider all men equal, the clever as the stupid, themselves as others, they do everything as they have done nothing, say everything as they have said nothing, attain all spiritual levels as they have attained nothing. As a matter of fact, if we let go a little, we will have a little peace. If we let go a lot, we will have a lot of peace. If we let go completely, we will know complete peace and freedom. At that time, what is our life if we don't want to say it is a life of peace, mindfulness, and complete happiness?

This little book titled “What Do We Let Go?” is not a profound philosiphical study of Buddhism, but a book that simply points out the teachings the Buddha on the way of letting go so that practitioners can have a more peaceful, mindful and happier life. Devout Buddhists should always remember that to let things go is not easy at all, but for devout Buddhists, once you make up your mind to cultivate, you should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to set a strong foundation on calmness, mindfulness and happiness. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. Once they become integrated in our lifestyle, we will always live with them. The journey leading to a more peaceful, mindful and happier life demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “What Do We Let Go?” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.

Thiện Phúc

pdf_download_2
chung-ta-buong-bo-cai-gi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn