Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

19 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 24197)

NIỆM PHẬT ĐẠT BẤT NIỆM TỰ NIỆM
BẢO ĐẢM VÃNG SANH

Thích Minh Tuệ

LỜI NGỎ
Nam Mô A Di Đà Phật.

Minh Tuệ tôi là một tiểu tăng rất dốt chữ nghĩa và giáo lý, lại thêm tuổi già sức yếu không có khả năng tụng kinh, tọa thiền, chỉ dốc một lòng niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh Cực Lạc để thành Phật độ chúng sanh. Sau nhiều năm nhập thất tịnh tu, vâng lịnh Thầy Trụ trì và Thầy Giáo thọ, tôi ra thất chia xẻ kinh nghiệm niệm Phật cầu vãng sanh cho Phật tử chùa Tịnh Luật từ tháng ba năm 2009. Sau một năm làm Phật sự, có một số Phật tử trong và ngoài tiểu bang Texas thiết tha yêu cầu tôi viết lại kinh nghiệm tu tập của mình để làm kim chỉ nam cho hành giả Tịnh Độ. Tôi đã nhiều lần từ chối, hôm nọ bỗng dƣng tôi sực nhớ lại lời chƣ Tổ, chƣ Cổ đức dạy: “Tỳ kheo là phải tác Nhƣ Lai sứ, hành Nhƣ Lai sự và dù phải bỏ thân mạng để hoằng dƣơng Tịnh độ, vẫn phải làm”, nên tôi mạnh dạn nhận lời viết quyển “Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh” này.

Từ đó, hằng ngày sau thời khóa niệm Phật, tôi thƣờng cầu Đức từ phụ A Di Đà và chƣ Phật mƣời phƣơng gia bị cho tôi viết quyển sách nầy đúng nhƣ pháp. Sau nhiều tháng đọc qua sách vở, tôi sƣu tập những lời dạy của Đức Thế Tôn, chƣ Tổ, chƣ Cổ đức, rút gọn lại những kinh nghiệm hành trì, cộng thêm sự khích lệ và giúp đỡ quý báu của quý Thầy, quý liên hữu gần xa, tôi hoàn thành đƣợc quyển sách nhỏ bé này.

Nhân đây, chúng tôi thành kính tri ân: Hòa thƣợng Thƣợng Trí Hạ Tịnh, (viện chủ Chùa Vạn Đức), Hòa thƣợng Thƣợng Thiện Hạ Huệ, Đại đức Thích Tịnh Trí (Trụ trì chùa Tịnh Luật), Đại đức Thích Pháp Quang (Giáo Thọ chùa Tịnh Luật), Đại đức Thích Chân Văn (FL) cùng chƣ liên hữu: Minh Chí (MI), Diệu Âm (Ngọc Minh, Austin), Phạm Khanh (KT
Printing), Hoằng Minh, Hoằng Huệ, Tịnh Ngọc (Houston), Bảo Nghiêm (PA), Diệu Thanh (CA), Quảng Âm (CA), Minh Trung (CA), Phƣơng Đoan (VA), Huệ Tâm (CA), Quảng Diên, Thiện Bảo, Không Trì, cô Uyên Đinh, cô Tâm Lý, cô Ngọc Tâm và nhiều liên hữu khác đã khuyến khích, tận tâm giúp đỡ tôi hoàn thành quyển sách này.

Chúng tôi ƣớc mong quyển sách này đƣợc phổ biến rộng rãi, những ai có duyên đƣợc đọc, áp dụng đúng lời chỉ dẫn chắc chắn sẽ thỏa chí nguyện là đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh Cực Lạc thành Phật độ chúng sanh.

Tự thiết nghĩ đức trí hạ liệt, với kinh nghiệm nhỏ nhoi hạn hẹp, không sao tránh khỏi những lỗi lầm sai sót. Chúng con thành tâm kính đê đầu đảnh lễ ngƣỡng mong các bậc Tôn Túc từ bi hoan hỉ chỉ dạy cho.

Chúng tôi cũng hết lòng cầu mong các liên hữu gần xa tự nguyện hoan hỉ góp ý xây dựng, để tài liệu này ngày càng phong phú hơn hầu thật sự đem lại nhiều lợi ích cho hành giả Tịnh độ.
Việc làm này nếu có chút ít công đức, con nguyện hồi hƣớng cho tất cả chúng sanh trong mƣời phƣơng pháp giới đồng phát khởi, trƣởng dƣỡng, thành tựu Tín, Nguyện, Hạnh để cùng con đồng vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật
Mùa An cư kiết hạ 2010
Tu viện Tịnh Luật
Thích Minh Tuệ kính ghi

MỤC LỤC
PHẦN I
LÒNG TIN LÀ GỐC VÀO ĐẠO

1. Hợp thời cơ
2. Dễ tu
3. Dễ chứng
PHẦN II
TƢ LƢƠNG TỊNH ĐỘ

1. Tín
2. Nguyện
3. Hạnh
PHẦN III
TIÊU CHUẨN VÃNG SANH

1. Điều kiện vãng sanh
2. Lý do không vãng sanh
PHẦN IV
PHƢƠNG PHÁP HÀNH TRÌ

1. Lợi ích của sự niệm Phật
2. Công đức niệm Phật
3. Bốn môn niệm Phật
4. Thực hàn
PHẦN V
NIỆM PHẬT THẾ NÀO ĐỂ BẢO ĐẢM VÃNG SANH

1. Tiến trình tu tịnh nghiệp
2. Những yếu quyết niệm Phật đƣợc nhất tâm
3. Chuyên tu chánh hạnh
4. Nhập tâm
5. Bất niệm tự niệm
6. Bảo đảm vãng sanh
PHẦN VI
KHUYẾN TẤN HƢỚNG THƢỢNG

1. Khuyến tu giải thoát
2. Khuyến tu tịnh độ
3. Khuyến vãng sanh ở phẩm vị cao
4. Thời gian
5. Công phu
xi
PHẦN VII
TỔNG KẾT

1. Vấn đáp.
2. Kết luận
CHÚ THÍCH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHUƠNG DANH PHẬT TỬ ẤN TỐNG
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC ĐỂ THỈNH SÁCH

Xem tiếp: NIỆM PHẬT ĐẠT BẤT NIỆM TỰ NIỆM BẢO ĐẢM VÃNG SANH  - Thích Minh Tuệ [PDF]
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11930)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9753)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9016)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8126)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10005)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17193)