Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

06 Tháng Tư 201200:00(Xem: 21469)

Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

  • Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành tựu việc tốt cho người.
  • Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người.
  • Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm.
  • Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay.
  • Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối.
  • Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương.
  • Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người.
  • Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại.
  • Hãy coi mọi người đều là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.
  • Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11965)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13309)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12992)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....