Pháp Môn Niệm Phật

03 Tháng Giêng 201300:00(Xem: 13441)

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Quảng Tánh

phapmonniemphatMột thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo:

Có một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật.

Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Có một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp… niệm Tăng… niệm Giới… niệm Thí… niệm Thiên… niệm Hơi thở ra, hơi thở vô… niệm Chết… niệm Thân… niệm An tịnh.

Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

(Kinh Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Một pháp, phần Niệm Phật)

SUY NGHIỆM:

Từ thời Thế Tôn còn tại thế, niệm Phật đã là pháp môn tu học rất phổ biến của chư Tăng Ni và Phật tử. Chỉ một pháp này, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn sẽ đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Vì thế, niệm Phật là pháp tu thông dụng được Thế Tôn trực tiếp chỉ dạy và chư vị đệ tử Phật ứng dụng tu tập, duy trì từ đó cho đến tận ngày nay.

Niệm Phật là nhớ nghĩ, quán tưởng, nhất tâm hướng về một đối tượng duy nhất là Thế Tôn; với mười danh hiệu, mười trí lực, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp; với bốn tâm vô lượng, bốn đức vô úy… Có thể niệm riêng lẻ từng ân đức của Phật bảo (Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ - Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn) hay quán niệm hết thảy các ân đức Phật.

Nếu niệm riêng lẻ một ân đức Phật bảo thì chọn một ân đức nào đó hợp với căn cơ, tâm tánh của mình (như Ứng Cúng) rồi tinh cần chuyên chú đặt hết niềm tin vào đó, lặp đi lặp lại liên tục trong tâm hay có thể niệm ra lời, cho đến khi tâm an trú trong nhất niệm. Nếu muốn niệm hết các ân đức của Phật thì niệm đến ân đức nào liền quán tưởng về ý nghĩa của ân đức ấy. Theo Thế Tôn, nếu tu tập niệm Phật được thực hành miên mật sung mãn sẽ thành tựu chánh niệm, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Không riêng pháp môn niệm Phật mà niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Hơi thở ra - hơi thở vô, niệm Chết, niệm Thân và niệm An tịnh... nếu được tu tập sung mãn đều có thể đạt đến giải thoát. Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu nhưng chỉ cần tu tập một pháp là viên mãn tất cả các pháp giống như trăm sông đều xuôi về biển, thuần nhất một vị mặn; vị an lạc, giải thoát, Niết-bàn.

Trong truyền thống Phật giáo Phát triển, tông Tịnh Độ chủ trương niệm Phật A Di Đà. Dù có đôi chút khác biệt so với phương thức niệm Phật của Phật giáo Nguyên thủy song vẫn kế thừa trọn vẹn tinh hoa và bản sắc của tinh thần pháp môn Niệm Phật thời Thế Tôn. Niệm danh hiệu Phật A Di Đà đến nhất tâm bất loạn là chánh niệm, cơ sở vững chắc của vãng sanh và giải thoát.

Chư Phật trong mười phương vốn đồng nhất thể, niệm một danh hiệu Phật tức đồng thời niệm vô lượng Phật. Theo lời Phật dạy, chỉ cần tu tập một pháp, tuỳ nhân duyên mà mỗi người có thể niệm Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Bồ tát Quán Thế Âm hoặc niệm Pháp, niệm Tăng v.v... Với tất cả thành tâm, tịnh tín, nỗ lực, tinh cần tu niệm một pháp thì chắc chắn người con Phật sẽ thành tựu chánh niệm và giải thoát sanh tử luân hồi.

Như vậy, điều quan trọng trong tu tập của những người con Phật hiện nay không phải là niệm danh hiệu vị Phật nào (Phật Thích Ca hay Phật Di Đà…) mà căn bản là chúng ta niệm Phật có đạt đến nhất tâm hay không? Khi đã đạt đến nhất tâm trong quán niệm Phật hiệu thì không lo gì chẳng thành tựu vãng sanh hay chứng đạt thánh trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11965)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13309)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12992)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....