Thiện Và Ác Là Gì?

15 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 10407)

THIỆN VÀ ÁC LÀ GÌ?
Tác giả: Yoshifumi Ueda
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

syaka_shinranNhiều người đã từng nghe thú nhận của Thân Loan, 'tôi không biết hai chữ, tốt và xấu, ý nghĩa thật sự là gì'. (Tannisho[1], Epilogue) Ở đây Thân Loan lấy cớ là mờ mịt về bản chất của thiện và ác. Điều ấy có nghĩa là ngài đã sống trong một thế giới mà ở đấy ngài đã không biết thiện và ác thật sự là gì. (Ảnh bên là hình tượng Đức Phật Thích Ca và ngài Thân Loan tại viện bảo tàng Ryukoku Museum Nhật Bản)

Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác. Chúng ta phải biết điều gì là đúng và sai, tốt và xấu, ngay cả những hành vi đơn giản nhất hàng ngày. Khi chúng ta gặp ai đấy vào buổi sớm mai chúng ta nói, 'buổi sáng tốt lành' (good morning) và khi chúng ta chia tay một người chúng ta nói, 'tạm biệt tốt lành' (good bye). Chúng ta không nên đi học trể, hay thất hứa. Như những con người được yêu cầu hành động trong những cung cách nào đó, nếu không thì chúng ta được mang tiếng là thiện hay ác, xấu hay tốt. Chúng ta được dạy những thái độ thích đáng khi còn là những đứa trẻ: chúng ta phân biệt giữa đúng và sai, tốt và xấu khi khi chúng ta trở thành những người lớn. Không có một cảm nhận về đạo đức, xã hội con người không thể tồn tại.

Thân Loan cũng tiếp nhận một sự giáo dục thông thường của thời đại ngài và học hỏi điều gì đúng và sai. Ngài là một đứa trẻ mồ côi, vào tu viện Phật Giáo vào lứa tuổi mười mấy, chịu nhận những quy điều và thực hành khắc nghiệt trong 20 năm. Vì thế, khi ngài nói, 'tôi không biết thiện và ác nghĩa là gì', ngài không đang nói rằng ngài bối rối hay mù mịt về những gì con người bình thường biết về thiện và ác. Ngài đang liên hệ với điều gì khác. Điều thiện và ác mà ngài nói ngài không biết gì không phải ý nghĩa đạo đức thiện và ác thông thường, được hình dung với tâm điểm sự quan tâm của bản ngã con người với những xã hội và thời đại khác nhau.

Nhưng nếu Thân Loan không đang nói về đạo đức thiện và ác thông thường, thì ngài đang liên hệ đến điều gì? Loại thiện ác khác gì ở đấy? Chúng ta hiếm khi nghĩ đến thiện và ác khác hơn những gì của quy ước thế gian được dạy dỗ bởi xã hội, nhưng từ những gì Thân Loan nói, như được phản ánh trong sự thừa nhận của ngài liên hệ đến cái thiện và ác của si mê, ngài quan tâm đến một loại thiện và ác khác. Ngài biết gì, và biết nó như thế nào?

thien_va_acThân Loan đã biết về một loại thiện và ác qua niệm Phật (nembutsu), Nam mô A Di Đà Phật (Namu Amida Butsu). Đấy là ngài có thể nói về việc không biết điều thiện và ác qua niệm Phật như tuệ trí được ban cho ngài bởi Đức Phật Di Đà. Điều này gọi là hồi hướng[2], tuệ trí trực tiếp và được trao truyền đến tất cả chúng sanh bởi Đức Phật Di Đà. Những châm ngôn thông thường như 'tuệ trí của tín tâm', 'tuệ trí của nguyện lực' hay tuệ trí niệm Phật' nói đến sự kiện rằng Thân Loan đã cảm nhận đến một không gian sâu sắc về nhận thức của con người. Đây là một loại thiện và ác không thể được biết qua cảm nhận, luận lý, triết lý hay khoa học thông thường. Nó chỉ có thể được biết qua những từ ngữ, Nam mô A Di Đà Phật và qua tâm tư được thức tỉnh bởi tín tâm. Một cách chính xác hơn, những từ ngữ được chọn lựa đã làm chúng ta tỉnh thức về thiện và ác như vậy là Nam mô A Di Đà Phật và tâm tư được chọn lựa cho sự tỉnh thức giác ngộ của chúng ta là tâm thức đúng đắn, thật sự và chân thành là tín tâm. Qua thực tại tâm linh được gọi là A Di Đà Phật và tuệ trí được ban cho Thân Loan qua niệm Phật, ngài nhận ra rằng ngài không biết gì về thiện và ác trên mức độ tương đối mà ngài cảm thấy ngài không biết thiện chân thật hay ác thật sự. Trong thực tế, niệm Phật như tuệ trí làm cho ngài nhận ra rằng đạo đức thiện và ác cả hai đều sai lầm, có gốc rể trong một hình thức sâu xa hơn của cái xấu nền tảng, sự quan tâm của bản ngã vị kỷ. Ngài có thể thấy nền tảng xấu ác này trong cốt lõi của cả đạo đức thiện và ác bởi vì đã tỉnh giác về một loại thiện và ác khác.

Bởi vì đạo đức lương thiện trên bình diện tương đối bị nhiễm ô bởi sự quan tâm của bản ngã vị kỷ thì làm thế nào nó có thể là điều thiện đúng đắn và chân thật? Ngay cả một hành vi tốt lành bị nhiễm ô bởi vị ngã, nó không là thiện mà là ác, một điều ác vô cùng thâm sâu mà nó làm là 'thiện' thông thường là một biểu hiện của cái ác. Thân Loan gọi điều ấy là 'nghiệp ác', nói lên những gốc rể sâu xa của nó trong quá khứ và hiện tại. Tuệ trí từ A Di Đà trực tiếp đến ngài là những gì làm cho một sự tỉnh giác như vậy có thể hiện hữu.

Ngay cả trong ý nghĩa thông thường, bình diện đạo đức, một người có suy nghĩ có thể dễ dàng thấy một động cơ giấu diếm, một sự quan tâm vị kỷ, đằng sau một hành vi được gọi là thiện. Nhưng chúng ta không lên án nó là xấu ác; chúng ta vẫn xem nó là 'tốt'. Nếu chúng ta phải lên án bất cứ một hành vi lương thiện nào bị nhiễm ô bởi chủ nghĩa vị kỷ như xấu ác, thì chúng ta sẽ không thể tìm ra bất cứ điều tốt lành nào ở bất cứ đâu. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là nếu chúng ta chấp nhận đạo đức như chúng ta biết nó, thì nó không thể vượt lên trên sự quan tâm vị kỷ.

thien_va_ac_02Tuy nhiên, qua niệm Phật, Thân Loan đã giác ngộ với điều thiện trong một ý nghĩa đúng đắn và chân thật, không bị nhiễm ô bởi sự vị kỷ của loài người. Ngài nhận ra rằng điều thiện tối thượng cho phép ngài thấy luân lý lương thiện như vốn là bị nhiễm ô và xấu ác. Sự tỉnh giác của ngài hiện hữu bởi công đức và hoạt động của A Di Đà Đại Nguyện Nguyên Sơ, chỉ đạo và ban cho ngài trong hình thức của niệm Phật. Nền tảng xấu ác mà ngài có thể nhận ra là quá sâu rộng rằng nguyên tắc xấu ác không thể ngay cả so sánh với nó. Trên bình diện tinh thần, những gì chúng ta gọi là xấu ác có không gian để nhận ra đối lập của nó, điều thiện (thiện và ác là tương đối), nhưng nền tảng xấu ác được soi chiếu bởi điều thiện là đúng đắn, thật sự, và chân thành (điều thiện tuyệt đối) là vô cùng sâu sắc làm cho tinh thần lương thiện phơi bày bộ mặt thật sự của nó như xấu ác (điều ác tuyệt đối). Nền tảng xấu ác này là vô cùng sâu rộng mà ngay cả Thân Loan cũng không biết chiều sâu của nó (vì thế được gọi là 'nghiệp ác'), làm cho phát sanh những lời tuyên bố như 'Dưới sự tác động của nghiệp quá khứ của chúng ta, con người chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì'. (Tannisho XIII). Điều này có nghĩa là chỉ bởi vì một người không làm điều xấu ác thì không có nghĩa là người ấy lương thiện; nhưng chỉ bởi vì sự tác động của nghiệp quá khứ chưa trổ quả.

Mặc dù Thân Loan đi đến biết điều thiện đúng đắn, thật sự và chân thật qua niệm Phật, điều ấy không nghĩa là ngài biết chính tự điều thiện thật sự hay biết toàn bộ về điều thiện chân thật. Ngài chỉ đơn thuần có một tư tưởng khái quát về nó qua niệm Phật như được nói lên trong sự thừa nhận của ngài rằng 'Tôi có thể nói tôi biết về điều thiện là gì, nếu tôi biết một cách hoàn toàn và trọn vẹn như Phật tánh' (Tannisho, Epilogue). Chỉ có Đức Phật mới có thể biết điều thiện đúng đắn, thật sự và chân thật. Tuy thế, đã có một cái nhìn khái quát về điều thiện thật sự qua niệm Phật, Thân Loan nhận ra rằng con người không thật sự biết điều thiện là gì và điều ác là gì.

Chúng ta có thể hỏi, tại sao, nếu Thân Loan đã biết bản chất của điều thiện và ác qua niệm Phật, thì ngài có nhận ra bản chất tốt lành chân thật của chính ngài chứ? Lý do, ngài thừa nhận, là bởi vì ngài không là gì cả mà cũng chính là con người vị kỷ: 'Trong chúng sanh ngu ngơ đầy dẫy đam mê mù quáng này, sống trong thế giới vô thường này giống như một căn nhà lửa, tất cả mọi thứ là trống rỗng và hư ảo; vì thế, không thật' (Tannisho Epilogue). Mặt khác bạn có thể hỏi xa hơn, ngài có đầy dẫy chủ nghĩa vị ngã không, ngay cả ngài có một cái nhìn khái quát về điều thiện chân thật như thế nào? Và câu trả lời là bởi vì Thân Loan hoàn toàn không thể thấy điều thiện chân thật, Đức Phật Di Đà, với lòng thương cảm và quan tâm, ban cho ngài tuệ trí thật sự qua niệm Phật. Nhưng cho đến khi ngài vẫn là một con người của nghiệp ác, ngay cả năng lực của Phật Di Đà cũng không thể ban cho ngài sự thể nhập vào điều thiện hoàn toàn đúng đắn, thật sự và chân thành.

Trong khi Thân Loan tự xem ngài không là gì mà chỉ là một con người ngu ngơ trống rỗng, hư ảo, và không thật thì ngài được ban cho sự thâm nhập vào điều thiện đúng đắn, thật sự và chân thành bằng hành hoạt của Đức Phật A Di Đà. Sự thâm nhập ấy cho phép ngài sống trong thế giới phản ánh chân thật của thiện và ác. Đó là tại sao Thân Loan có thể sống cuộc đời của ngài căn cứ trên tuệ trí của tín tâm hay tuệ trí của niệm Phật và không phải trên giá trị của trần gian hay đạo đức của con người. Vì thế, Thân Loan có thể nói, 'Trong sự giao phó chính chúng ta cho Đại Nguyện Nguyên Sơ, không hình thức thiện nào là cần thiết, vì không có điều thiện nào vượt lên trên niệm Phật' (Tannisho I). Điều này có nghĩa là Thân Loan đống thời sống trong thế giới của xấu ác nền tảng, là điều đúng đắn và thật sự vô biên. Điều ấy cũng nói rằng, đối với ngài cả thiện thật sự và ác thật sự biểu hiện những gì đúng đắn, thật sự và chân thành. Mọi thứ trên thế gian mà Thân Loan sống phát ra mọi hình thức hoàn toàn của vọng tưởng; và con người, sự vật, và chính sự tồn tại của ngài được biểu hiện chân thật. Qua niệm Phật và tín tâm, thế giới đúng đắn, thật sự và chân thật. vô biên giới trong không gian và thời gian tỏa khắp đời sống của Thân Loan, cho dù trong hướng của thiện hay hướng của ác. Thân Loan dâng hiến cuộc đời của ngài để làm cho chúng ta tỉnh thức về thế giới chân thật này qua những rắc rối mà ngài đã gặp phải (trong trường hợp này, thiện và ác) và sử dụng mọi phương tiện có thể. Điều hấp dẫn là Thân Loan duy trì điều này cho chúng ta ngày nay từ thế giới đúng đắn, thật sự và chân thật đã tồn tại từ chiều sâu bên trong cuộc sống của ngài. Tuệ trí và bi mẫn của ngài tuôn chảy từ một thế giới mời gọi chúng ta hướng về ngài không ngừng.

Ẩn Tâm Lộ ngày 11/2/2013 3:52:36 PM

http://www.nembutsu.info/ueda_evil.htm



[1] Thán dị sao

[2] Eko

 

BÀI ĐỌC THÊM:

Thiện và bất thiện trong Phật giáo (Nguyên Hiệp)

Phật dạy vượt qua thiện ác (Cư sĩ Nguyên Giác)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11961)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13294)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12981)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....