Pháp Môn Niệm Phật

18 Tháng Mười 201409:22(Xem: 6344)
PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Thích Nguyên Hùng
phat-adida-010123Nguyện khi tôi lâm chung,
mọi chướng ngại đều được tiêu trừ,
tôi đi về quốc độ Cực lạc
và thấy tận mặt đức Phật A-di-đà"
(Kālakriyām ca ahaṃ karamāṇo
āvaraṇān vinivartiya sarvān /
saṃukha paśyiya taṃ amitābhaṃ
taṃ ca sukhāvatīkśetra vrajeyam // )
- Kinh Hoa nghiêm -

Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện : Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn1. Khi thực tập như vậy, người Phật tử cảm thấy được an ủi rất nhiều trong cuộc đời đầy biến động, mỏi mệt và thương đau mà họ đang phải đối mặt.

Tăng đoàn dưới sự lãnh đạo của đức Thế tôn là một cộng đồng thanh tịnh và hòa hợp, là biểu tượng của hòa bình, tình thương, sự an lạc và là nền tảng đạo đức vững chãi, cho nên nó đã trở thành điểm tựa của niềm tin và hy vọng cho con người sống giữa cảnh đời náo nhiệt, bon chen, đầy dẫy những tệ nạn.

Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo, trong cuộc sống hằng ngày họ thường niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng để nhắc nhở, răn đe mình đừng làm các việc ác, siêng làm các việc lành, đồng thời cũng là cách để duy trì đời sống tâm linh, khiến cho tâm luôn hướng thượng, cân bằng, không bị loạn động.
Kinh số 980 của Tạp A-hàm ghi rằng: “Đi đâu, làm gì mà gặp nguy hiểm thì nên niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tất cả mọi sợ hãi đều tiêu trừ”.

XEM NỘI DUNG:
pdf_download_2
Pháp môn niệm Phật - Thích Nguyên Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11940)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13259)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12937)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....